Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ có thẩm quyền đối với các cơ sở đào tạo lý luận chính trị, đặc biệt là trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực quản trị nội bộ của cơ sở đào tạo.
Tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị và hệ thống các cơ sở đào tạo về các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị,
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Cấp uỷ, chính quyền các cấp và cán bộ, đảng viên tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của về mục tiêu, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị.
Các cấp uỷ, tổ chức đảng phải thường xuyên chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, gắn việc xây dựng quy hoạch cán bộ với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ theo tiêu chuẩn chức danh của từng giai đoạn. Chọn, cử cán bộ đi đào tạo đúng đối tượng, thiết thực, tránh tràn lan, gây tốn kém, lãng phí.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và trách nhiệm của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ có thẩm quyền đối với các cơ sở đào tạo lý luận chính trị, đặc biệt là trong việc đổi mới tổ chức và hoạt động, nâng cao năng lực quản trị nội bộ của cơ sở đào tạo.
Xác định rõ trách nhiệm của các địa phương, cơ quan, đơn vị trong đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị. Thực hiện nghiêm việc phân cấp đối tượng đào tạo, gắn với thẩm định tiêu chuẩn cán bộ cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Giao hệ thống các trường đảng thực hiện việc cấp bằng, xác nhận trình độ lý luận chính trị.
Đa dạng hoá các hình thức, phương thức đào tạo trên cơ sở tăng cường đào tạo tập trung, từng bước giảm đào tạo tại chức, bảo đảm tốt quy mô và chất lượng đào tạo. Thực hiện chiêu sinh học lý luận chính trị đúng đối tượng và phù hợp với quy mô đào tạo; cán bộ trẻ nhất thiết phải qua đào tạo tập trung.