Tái cơ cấu nền kinh tế

Thứ sáu - 23/05/2014 03:45 325 0
Tình hình thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế tại Kết luận số 10-KL/TW, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI và Kết luận số 74-KL/TW, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đối với Đảng bộ tỉnh Lai Châu
Chủ trương tái cơ cấu lại nền kinh tế được các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo thực hiện. Tư duy và nhận thức về cơ cấu lại nền kinh tế của các cấp uỷ đảng, chính quyền được nâng lên, kết quả thể hiện trên các lĩnh vực chủ yếu như:
      Quản lý đầu tư công đã có những chuyển biến sâu sắc và rõ nét từ khâu quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư, huy động, quản lý và phân bổ các nguồn vốn đầu tư; phê duyệt và tổ chức triển khai các dự án; công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đánh giá đầu tư được thực hiện ngày càng chặt chẽ. Tình trạng đầu tư dàn trải, dự án đầu tư chậm tiến độ, bố trí vốn đầu tư kéo dài, chậm phát huy hiệu quả đầu tư dần được khắc phục. Tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản được quan tâm xử lý.
      Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh được tổ chức thực hiện đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tế; sau khi thực hiện sắp xếp lại và cổ phần hóa, hầu hết các DNNN trên địa bàn tỉnh đã nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy lãnh đạo, quản lý; định hướng lại sản xuất kinh doanh, tích cực nghiên cứu thị trường, đổi mới phương thức quản trị,.... từ đó kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng khả quan.
      Tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực, khả năng thanh khoản được cải thiện, thông qua việc tái cơ cấu đã góp phần làm minh bạch hóa hoạt động của các ngân hàng, kiểm soát và xử lý nợ xấu, góp phần tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân trong hoạt động tín dụng vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.
      Tái cơ cấu ngành nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét, quy hoạch ngành, lĩnh vực cơ bản được hoàn thiện, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp được thực hiện đồng bộ nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đã hình thành các vùng sản xuất tập trung và xuất hiện một số mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả giữa doanh nghiệp, nhà nước và người dân như chè, cao su.
      Công tác an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực luôn được quan tâm và đảm bảo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và trật tự an toàn xã hội.
      Tuy nhiên, Mô hình tăng trưởng của địa phương vẫn theo chiều rộng chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, trong khi đó 90% vốn đầu tư do Trung ương hỗ trợ; nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách còn hạn chế, khó thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, chưa có cơ chế đột phá trong kêu gọi, thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước; một số dự án triển khai chậm, kéo dài tiến độ làm tăng chi phí đầu tư vẫn còn xảy ra, hiệu quả đầu tư một số công trình còn thấp; công tác quyết toán dự án hoàn thành chưa được khắc phục. Việc cắt giảm vốn đầu tư công chưa gắn với việc nâng cao hiệu quả đầu tư.
    Việc triển khai thực hiện một số quy định theo Quyết định 339/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu kinh tế của địa phương còn chậm (chưa có chương trình hành động, chưa thành lập ban chỉ đạo tái cơ cấu kinh tế của địa phương…).
     Thực hiện cổ phần hoá DNNN còn chậm, quá trình thực hiện còn lúng túng; xử lý tồn tại về tài chính của một số DNNN chưa kịp thời; công tác kiểm tra, giám sát đối với một số DNNN sau khi cổ phần hoá chưa được quan tâm đúng mức; chưa ban hành cơ chế giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp… Một số doanh nghiệp thương mại nhà nước sau khi cổ phần hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, doanh thu, lợi nhuận hàng năm thấp, không có khả năng thoái vốn nhà nước…
      Tỷ trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vay vốn vẫn ở mức thấp; việc chia sẻ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ dân đôi khi còn chậm. Nợ xấu của các chi nhánh ngân hàng thương mại vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng dư nợ; việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu hiệu quả chưa cao, chủ yếu sử dụng giải pháp xử lý rủi ro; tính minh bạch trong hoạt động của các ngân hàng thương mại đã được quan tâm song vẫn phát sinh một số khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của khách hàng…
      Trình độ canh tác, tập quán sản xuất ở địa bàn vùng cao còn lạc hậu, việc triển khai tái cơ cấu đối với ngành chăn nuôi còn chậm, chưa rõ nét; huy động các nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều khó khăn... Đồng thời, do điều kiện địa bàn miền núi, diện tích đất sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, rất khó thực hiện cơ giới hóa sản xuất.
      Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo ngành nghề có nhiều tiến bộ, song việc giải quyết việc làm đầu ra còn gặp rất nhiều khó khăn; chất lượng giáo dục chưa cao, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học còn thiếu...
      Tỷ lệ hộ nghèo còn cao so với mặt bằng chung cả nước, đời sống của đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn; các dịch vụ xã hội cơ bản, nhất là về nhà ở và sử dụng nước sạch còn thấp.
     Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao và giảm chậm; vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Nguồn lực để thực hiện chính sách an sinh xã hội còn hạn hẹp, chủ yếu dựa vào ngân sách Trung ương hỗ trợ; chưa thu hút sự tham gia của xã hội và khuyến khích người thụ hưởng chính sách tự vươn lên./.

Tác giả: VPTU

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1557 | lượt tải:65

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2278 | lượt tải:758

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2335 | lượt tải:289

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2503 | lượt tải:331

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1772 | lượt tải:284
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập169
  • Hôm nay32,894
  • Tháng hiện tại47,325
  • Tháng trước867,510
  • Tổng lượt truy cập27,809,091
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down