Đa dạng các ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn

Thứ ba - 18/03/2014 03:45 390 0
Với nhiều hình thức đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người lao động. Sau 3 năm triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập giúp người lao động từng bước vươn lên xóa đói giảm nghèo.
Cán bộ Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội nông dân tỉnh) hướng dẫn bà con bản Lùng Than, xã San Thàng kỹ thuật chăm sóc đàn ong
Cán bộ Trung tâm dạy nghề và Hỗ trợ nông dân (Hội nông dân tỉnh) hướng dẫn bà con bản Lùng Than, xã San Thàng kỹ thuật chăm sóc đàn ong
Trong dịp đi lấy tư liệu để phục vụ viết tin bài, chúng tôi may mắn được tham gia lớp nuôi ong được mở tại bản Lùng Than (xã San Thàng). Với phương pháp “cầm tay chỉ việc” các giáo viên Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân của Hội nông dân tỉnh đã tạo được bầu không khí học tập sôi nổi, nghiêm túc. Tham gia lớp học nghề có 30 học viên chủ yếu là lao động nông thôn trình độ học vấn còn hạn chế, chưa có nghề nghiệp ổn định nên cuộc sống khó khăn. Được biết, những năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thành phố Lai Châu đang phát triển mạnh, tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận đem lại rất cao. Một đàn ong giống loại tốt cũng có giá triệu bạc, còn trung bình thì giá vào khoảng 700 nghìn đồng/đàn, 1 lít mật bán ra thị trường với giá 200 nghìn đồng, lại chịu ít rủi ro nên nghề nuôi ong đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho bà con trong vùng. Do vậy, khi có thông báo lớp nghề nuôi ong, bà con trong bản đến đăng ký học rất đông, ai cũng mong muốn học để nắm được kiến thức, kỹ thuật nuôi ong lấy mật.



Chia sẻ với chúng tôi, Anh Lù Văn Ten ở bản Lùng Thàng phấn khởi cho biết: “Trước đây gia đình tôi chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng, ngoài thời gian nông nhàn thì không biết làm nghề gì nên cuộc sống thiếu thốn khi có nhiều các khoản chi tiêu hằng ngày. Sau khi được tham gia vào lớp nuôi ong, tôi thấy nuôi ong không khó, cái chính là phải nắm được kỹ thuật nuôi, nhất là kỹ thuật nhân đàn. Giờ đây gia đình đang nuôi thí điểm hai đàn ong hiện đàn ong phát triển tốt và sắp cho lấy mật. Hy vọng từ nghề nuôi ong sẽ đem lại nguồn thu nhập chính cho gia đình”.

Những ngày đầu năm mới, câu chuyện về Trung tâm dạy nghề của huyện Phong Thổ tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn tại các thôn bản, cụm xã được bà con ở các xã Hoàng Thèn, Ma Ly Pho… bàn luận sôi nổi, trên gương mặt đều hiện lên niềm vui. Tham gia các khóa học, bà con được đào tạo ngắn hạn các ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hàn, điện dân dụng… Thời gian tổ chức các lớp dạy nghề cũng được Trung tâm bố trí tránh thời điểm mùa vụ bận rộn để bà con tham gia đầy đủ. Vui hơn khi tham gia các lớp đào tạo nghề, các học viên không phải đóng góp học phí mà còn được cấp phát tài liệu, hỗ trợ kinh phí trong thời gian học nghề. Đặc biệt, các lớp học nghề được dạy lưu động tại các xã, bản đã tạo điều kiện cho học viên học tại chỗ, học viên được học lý thuyết kết hợp với thực hành theo phương pháp cầm tay chỉ việc, nói đi đôi với làm áp dụng vào thực tế tại địa phương. Với lợi thế tiềm năng du lịch, những năm gần đây Phong Thổ còn biết đến là địa phương trồng và phát triển cây cao su của tỉnh. Sau 6 năm bén rễ nay cây cao su đã và đang phủ xanh đất trống đồi núi trọc, hứa hẹn tạo cơ hội xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc địa phương. Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của bà con muốn chuyển đổi các diện tích kém hiệu quả sang trồng cây cao su nhưng trước hết muốn trồng cao su bà con phải biết được kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su điều này rất mới với bà con dân tộc nơi đây. Trung tâm dạy nghề huyện đã tổ chức mở lớp dạy nghề ngắn hạn về kỹ thuật trồng, chăm sóc, cạo mủ và bảo quản mủ cao su cho bà con ở các xã Hoàng Thèn, Ma Ly Pho, Khổng Lào, Huổi Luông. Sau khóa học nghề người nông dân đã biết áp dụng các kiến thức vào sản xuất đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật, giảm ngày công lao động, nhiều hộ đã xây dựng được các mô hình sản xuất có hiệu quả, mang lại thu nhập cao. Điển hình như gia đình anh Điêu Chỉnh Hoàng ở bản Nậm Cáy (xã Hoàng Thèn), thực hiện chương trình trồng cây cao su năm 2006 – 2007 của huyện theo hướng tiểu điền, gia đình anh được nhà nước hỗ trợ cây giống trồng hơn 2ha cây cao su tại các nương trồng ngô kém hiệu quả. Sau gần 8 năm, cây cao su đã bước đầu cho thu hoạch. Anh Hoàng cho biết: “Khi chưa được tham gia lớp dạy nghề ngắn hạn về kỹ thuật chăm sóc, cạo mủ và bảo quản mủ cao su thì gia đình tôi không bón phân cho cây cao su mà để cây phát triển tự nhiên, khi tiến hành cạo mủ thì cũng chỉ nhìn các gia đình khác rồi về làm theo. Vì vậy, tham gia lớp dạy nghề này đã giúp tôi và nhiều hộ trong bản nắm được kỹ thuật cơ bản về cạo mủ, chăm sóc cây cao su”.

Với hơn 5.000 lao động nông thôn được đào tạo các ngành nghề, những năm qua huyện Phong Thổ đã triển khai hiệu quả Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Giờ đây, trong chăn nuôi, bà con ở các xã Khổng Lào, Mường Mường So… đã nắm được quy trình chăm sóc, phòng trừ các loại dịch bệnh thường xảy ra trên đàn gia súc của mình. Trong trồng trọt, đã biết lựa chọn các giống cây tốt, chất lượng cao, nắm vững quy trình chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm cây trồng. Bên cạnh việc đào tạo, dạy nghề, Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện cũng đã giới thiệu học viên ký hợp đồng lao động làm tại các Hợp tác xã, Doanh nghiệp, Công ty đóng trên địa bàn góp phần cùng huyện xây dựng thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Trong câu chuyện với chúng tôi, đồng chí Nùng Văn Nim - Phó Giám đốc Sở Lao động thương binh - xã hội tỉnh luôn chia sẻ về những thành quả đạt được sau 3 năm thực hiện Đề án 1956 của Chính Phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong đó, toàn tỉnh đã có thêm 17.191 lao động được học nghề với tổng kinh phí đào tạo trên 31 tỷ đồng. Chỉ tính riêng năm 2013, đã đào tạo nghề cho 4.884 người, trong đó có 4.449 người có việc làm sau học nghề.
 
6 3 14
Cán bộ Trung tâm dạy nghề và Giới thiệu việc làm huyện Than Uyên hướng dẫn bà con khu 10, thị trấn Than Uyên chăm sóc rau xanh

Những “con số biết nói” này đã chứng minh được phần nào công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn bước đầu thu được kết quả khích lệ. Số lao động nông thôn được đào tạo nghề ngắn hạn hàng năm tăng đáng kể, lao động sau đào tạo đã có việc làm, biết áp dụng vào sản xuất tại địa phương, sự liên kết, thỏa thuận giữa 3 bên: cơ sở đào tạo nghề - doanh nghiệp - người lao động trước khi tổ chức các lớp dạy nghề đã có sự thống nhất cao. Có được thành quả này, các Trung tâm Dạy nghề ở các huyện thường xuyên phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Hội phụ nữ tổ chức tuyên truyền, vận động, tư vấn học nghề đến tất cả các tầng lớp lao động ở cơ sở. Đồng thời, rà soát thực tế, nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp để có kế hoạch liên kết đào tạo nghề. Khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa các ngành nghề, nhằm tạo việc làm mới cho người lao động. Bên cạnh đó, ngành nghề đào tạo cũng ngày càng được mở rộng đa dạng, phong phú hơn đáp ứng nhu cầu của địa phương, cũng như người lao động. Trong đó, tập trung đào tạo, dạy các nghề: Kỹ thuật lâm sinh, trồng cây lương thực - thực phẩm, chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản, nuôi ong, trồng cây ăn quả… góp phần từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trên cơ sở đảm bảo tăng thu nhập cho người dân.

Thời gian tới, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cũng như tạo điều kiện học viên có việc làm, đồng chí Nùng Văn Nim cho rằng: “Các cơ sở đào tạo nghề cần phải khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động, các doanh nghiệp cần tuyển dụng để mở các lớp dạy nghề phù hợp với trình độ nhận thức của người lao động và điều kiện sản xuất của địa phương. Nhân rộng các mô hình dạy nghề có hiệu quả, ưu tiên tổ chức dạy nghề đối với lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, các hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp”. Đây chính là hướng đi mới đáp ứng nhu cầu và lòng mong mỏi của nhân dân.

Từ những kết quả đạt được trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hy vọng đây là những “chiếc cần câu” để giúp người lao động có thêm việc làm, tăng thu nhập, vươn lên làm giàu một cách bền vững./.

Tác giả: Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1567 | lượt tải:66

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2293 | lượt tải:761

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2349 | lượt tải:292

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2517 | lượt tải:334

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1786 | lượt tải:286
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay21,934
  • Tháng hiện tại54,828
  • Tháng trước867,510
  • Tổng lượt truy cập27,816,594
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down