Tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh

Thứ sáu - 08/09/2017 05:10 863 0
Mục tiêu của tỉnh là đến năm 2020 chỉ còn duy trì 02 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; cổ phần hóa 01 doanh nghiệp và tiếp tục thoái vốn tại 07 doanh nghiệp có vốn nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn. Đến năm 2030, hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do tỉnh quản lý; DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần; hình thành đội ngũ quản lý tại các DNNN có tính chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu.
Các DNNN của tỉnh cơ bản hoạt động có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách tỉnh và tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội
Các DNNN của tỉnh cơ bản hoạt động có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách tỉnh và tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội
Đánh giá kết quả sau 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về "Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN" các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DNNN trên địa bàn tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khẳng định các cấp, các ngành, các DNNN đã cụ thể hóa và triển khai thực hiện để tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các DNNN của tỉnh cơ bản hoạt động có hiệu quả, đóng góp cho ngân sách tỉnh và tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội; đến nay, các DNNN trên địa bàn tỉnh cơ bản được sắp xếp, đổi mới và chuyển mô hình hoạt động sang loại hình doanh nghiệp khác. Hoạt động của DNNN đã từng bước đổi mới theo hướng tự chủ kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch, năng lực cạnh tranh được nâng lên. Quản lý nhà nước đối với DNNN được điều chỉnh phù hợp với cơ chế thị trường. Hoạt động của tổ chức đảng, đoàn thể trong các DNNN đã có bước đổi mới theo hướng phù hợp hơn với sự thay đổi về cơ cấu sở hữu trong DNNN và cơ chế thị trường.

Tuy nhiên, DNNN do tỉnh quản lý có quy mô nhỏ, hiệu quả sản xuất, kinh doanh và đóng góp cho ngân sách nhà nước còn thấp. Việc triển khai thực hiện thoái vốn nhà nước tại một số doanh nghiệp còn chậm, quá trình cổ phần hóa còn khó khăn, vướng mắc trong việc định giá đất đai, tài sản. Phương thức lãnh đạo của các tổ chức đảng, hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và cơ cấu lại ngân sách nhà nước.

Nguyên nhân hạn chế trên là do điểm xuất phát kinh tế thấp, nhận thức về vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước và DNNN còn chưa đầy đủ. Triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về DNNN còn chậm, năng lực quản trị, điều hành trong DNNN còn nhiều hạn chế.

Trên cơ sở đó, quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, ngày 08/8/2017 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 18-CTr/TU. Trong đó đề ra mục tiêu: Đến năm 2020, duy trì 02 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước; cổ phần hóa 01 doanh nghiệp và tiếp tục thoái vốn tại 07 doanh nghiệp có vốn nhà nước mà Nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn. Đến năm 2030, hoàn thành thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do tỉnh quản lý; DNNN có cơ cấu sở hữu hỗn hợp, chủ yếu là doanh nghiệp cổ phần; hình thành đội ngũ quản lý tại các DNNN có tính chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ, phẩm chất chính trị, đạo đức đáp ứng yêu cầu.

 
14 9 17
Phát huy vai trò và trách nhiệm của người lao động là cổ đông 
trong việc tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệp

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đề ra 04 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại DNNN, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước. Tiếp tục cổ phần hóa DNNN, thoái vốn và giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức đủ để thay đổi quản trị một cách thực chất và thu hút nhà đầu tư có năng lực thực sự, tối đa hóa giá trị bán vốn nhà nước theo cơ chế thị trường cho các doanh nghiệp đã cổ phần. Mở rộng các phương thức bán cổ phần, vốn góp, kể cả bán toàn bộ DNNN; tuân thủ pháp luật, tôn trọng cơ chế thị trường, thực hiện lộ trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; xác định giá tài sản phải phù hợp với cơ chế thị trường; bảo đảm vốn, tài sản của Nhà nước và giá trị của doanh nghiệp được định giá đầy đủ, hợp lý; tổ chức bán cổ phần, thoái vốn một cách công khai, minh bạch, chủ yếu thông qua bán đấu giá cạnh tranh trên thị trường nhằm khuyến khích, thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần, góp vốn vào doanh nghiệp khi cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước.

Giải quyết tốt, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ, đào tạo, chuyển đổi nghề và xử lý lao động dôi dư. Bảo đảm đầy đủ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động, đặc biệt là lao động dôi dư để ổn định cuộc sống và bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động. Phát huy vai trò và trách nhiệm của người lao động là cổ đông trong việc tham gia quản lý, giám sát doanh nghiệp, đồng thời có cơ chế phù hợp bảo vệ quyền lợi của cổ đông nhỏ. Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp lành mạnh hóa tình hình tài chính; nâng cao năng lực của DNNN để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.

Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản trị và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý DNNN. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng năng lực quản trị, điều hành và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, tạo lập môi trường quản trị doanh nghiệp lành mạnh, hiệu quả. Xác định rõ quy mô và phạm vi hoạt động phù hợp với năng lực quản trị, điều hành; cơ cấu lại bộ máy tổ chức và cán bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phân cấp, phân quyền rõ ràng. Xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các chức danh quản lý trong hệ thống quản trị của DNNN; kiên quyết đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Nâng cao tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm của thanh viên độc lập trong hội đồng quản trị, chủ tịch công ty. Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu, hoạt động độc lập và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo hoặc chi phối về lợi ích của chủ tịch công ty, hội đồng quản trị.

Thực hiện chế độ tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động và người quản lý DNNN phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh cao trên cơ sở kết quả sản xuất, kinh doanh. Nâng cao trách nhiệm giải trình của người quản lý doanh nghiệp, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, công tác cán bộ, các giao dịch lớn, giao dịch với người có liên quan đến người quản lý, tài sản và thu nhập của người quản lý theo quy định của pháp luật.

 
15 9 17
DNNN tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, 
dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội...

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với DNNN, trước hết là năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong DNNN. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm của chủ sở hữu đối với DNNN, cổ phần, vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; thực sự đóng vai trò là nhà đầu tư, chủ sở hữu, bình đẳng về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm với các nhà đầu tư khác. Bảo đảm quyền tự chủ trong các hoạt động của DNNN theo nguyên tắc thị trường. Tạo mối liên kết, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả giữa DNNN với khu vực kinh tế tư nhân.

Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tại DNNN. Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng tại các DNNN trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước; công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, phát huy dân chủ cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong DNNN để xảy ra thua lỗ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và vi phạm chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của đảng ủy cấp trên cơ sở trong DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước chi phối. Tăng cường phối hợp chỉ đạo, lãnh đạo giữa cấp ủy địa phương với các đảng bộ lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn. Phát huy vai trò của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của DNNN và công tác quản lý nhà nước đối với DNNN và vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DNNN; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong DNNN.

Cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả DNNN là nhiệm vụ quan trọng của công cuộc cải cách nền kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh để các DNNN tự đứng trên đôi chân của mình, cũng như tự đào thải theo quy luật của kinh tế thị trường; để DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Đây là quá trình thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ trình hợp lý; để đi đến thành công, trước hết cần phải có sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động của tổ chức đảng, chính quyền, DNNN và toàn xã hội./.

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1510 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2118 | lượt tải:690

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2184 | lượt tải:242

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2321 | lượt tải:270

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1603 | lượt tải:235
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay20,463
  • Tháng hiện tại737,997
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,632,253
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down