Lấy ý kiến Nhân dân tham gia vào dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025

Thứ hai - 18/05/2020 05:28 800 0
Thực hiện Kế hoạch số 210-KH/TU, ngày 29/6/2019 của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Tỉnh ủy Lai Châu trân trọng đề nghị toàn thể cán bộ, đảng viên, nhà khoa học, trí thức và nhân dân các dân tộc trong và ngoài tỉnh với tình cảm trân trọng, trách nhiệm, tâm huyết tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhất là tình hình và kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nhiệm kỳ 2020 - 2025 đảm bảo sát với tình hình thực tế, có tính khả thi cao để tổ chức thực hiện có hiệu quả, quyết tâm xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững. Ban biên tập xin giới thiệu toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
 
TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH ĐOÀN KẾT CÁC DÂN TỘC; BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH; HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG HIỆU QUẢ CÁC NGUỒN LỰC, XÂY DỰNG TỈNH LAI CHÂU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, NHANH VÀ BỀN VỮNG
(Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII
trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV)
-----

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lai Châu lần thứ XIV là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, Đại hội có nhiệm vụ kiểm điểm đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và trên cơ sở đó, cùng với kết quả 15 năm chia tách, thành lập tỉnh, phát huy tiềm năng, lợi thế, Đại hội xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020 - 2025 xây dựng Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.
 
Phần thứ nhất
ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XIII, NHIỆM KỲ 2015 - 2020
 
A- BỐI CẢNH TÌNH HÌNH

Năm năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước tiếp tục phát triển từng bước vững chắc, quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường, quan hệ đối ngoại mở rộng, uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng, niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng được nâng lên. Tuy nhiên, tình hình thế giới diễn biến khó lường, nguồn lực cho phát triển đất nước còn khó khăn; thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra; tình hình an ninh trật tự vẫn tiềm ẩn phức tạp. Trong bối cảnh, tình hình đó, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc Lai Châu triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII có những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau.

I- Thuận lợi: Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm lãnh đạo và có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những kết quả và kinh nghiệm sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển của tỉnh; tiềm năng, lợi thế được khai thác, phát huy, tạo tiền đề, điều kiện quan trọng cho nhiệm kỳ 2015 - 2020. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nhất là hạ tầng giao thông tạo thuận lợi để kết nối các vùng trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực. Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc Lai Châu có truyền thống đoàn kết, đồng sức, đồng lòng, quyết tâm xây dựng quê hương ngày càng phát triển.

II- Khó khăn: Lai Châu là tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu nguồn lực đầu tư cho phát triển; hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, xa các trung tâm kinh tế lớn, địa hình miền núi chia cắt, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp; lợi thế cho phát triển kinh tế còn thấp, điều kiện kinh tế - xã hội tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hết sức khó khăn; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo đẩy mạnh hoạt động chống phá, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc.

Nhưng với tinh thần, ý chí quyết tâm của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, các cấp ủy, tổ chức đảng và hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội bằng các nghị quyết chuyên đề, đề án, kế hoạch, chính sách, tập trung mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đạt được những kết quả quan trọng.

B- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I- Phát triển kinh tế


Kinh tế tiếp tục phát triển nhanh và khá toàn diện, 100% chỉ tiêu đều đạt và vượt so với Nghị quyết. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt trên 12,8%/năm; GRDP bình quân đầu người dự ước đạt 40 triệu đồng, tăng hơn 2 lần so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng ngành nông nghiệp 15,1%, giảm 8,45%; công nghiệp - xây dựng 50%, tăng 20,52%; dịch vụ 34,9%, giảm 12,07% so với năm 2015.

1. Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới

Ban hành Nghị quyết về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020, huy động gần 900 tỷ đồng thực hiện Nghị quyết. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, triển khai các đề án, chính sách hỗ trợ và ưu tiên nguồn lực thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ giới hóa trong sản xuất; chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi; thâm canh, mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Giá trị tổng sản phẩm toàn ngành tăng bình quân 4,8%/năm.

Tổng sản lượng lương thực có hạt 220.000 tấn, đạt 110% Nghị quyết. Phát triển 2.000 ha lúa hàng hóa, sản lượng trên 16.000 tấn; mở rộng vùng chè 7.600 ha, trong đó trồng mới trên 4.100 ha, vượt chỉ tiêu Nghị quyết; cây ăn quả 6.200 ha; cây mắc ca 3.774 ha; cây quế 7.356 ha... Duy trì, phát triển trên 7.700 ha các loại cây dược liệu: Thảo quả, sa nhân, tam thất, đương quy... Chăm sóc trên 13.000 ha cây cao su, đưa trên 5.000 ha vào khai thác, sản lượng mủ khô ước đạt trên 10.600 tấn, góp phần quan trọng giải quyết việc làm, ổn định thu nhập, nâng cao đời sống của Nhân dân vùng cao su.

Đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo hướng hàng hóa, kết hợp chăn nuôi truyền thống với quy mô tập trung có kiểm soát, hình thành các loại hình liên kết chăn nuôi giữa doanh nghiệp, hợp tác xã với các nhóm hộ, từng bước nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm; tỷ lệ tăng đàn bình quân hằng năm đạt 4-5%. Tiếp tục phát triển, mở rộng nuôi trồng thủy sản, nuôi cá nước lạnh, nuôi cá lồng trên lòng hồ các thủy điện, tổng sản lượng đạt trên 12.100 tấn, tăng 26,6% so với năm 2015. Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng, bình quân mỗi năm thu từ dịch vụ môi trường rừng đạt 1,2 triệu đồng/ha; ý thức trách nhiệm của người dân và cộng đồng dân cư được nâng lên. Bảo vệ tốt 453.461 ha diện tích rừng hiện có, trong đó trồng rừng mới trên 10.900 ha, khoanh nuôi tái sinh gần 21.500 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 50,16%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết.

Xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đẩy mạnh, đạt kết quả tích cực, chất lượng được nâng lên. Cộng đồng thôn bản, nông dân phát huy vai trò là chủ thể, tích cực thực hiện chương trình, ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường khu dân cư, góp phần đẩy nhanh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, cơ bản đảm bảo cho phát triển sản xuất và đời sống. Tập trung các nguồn lực, chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội. Đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nông dân nâng lên rõ rệt. Thành phố Lai Châu được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019; năm 2020 huyện Tân Uyên và trên 40% xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

2. Phát triển công nghiệp

Ngành công nghiệp có mức tăng trưởng khá, giá trị tổng sản phẩm toàn ngành tăng bình quân 36,2%/năm. Thu hút doanh nghiệp đầu tư khai thác tiềm năng thủy điện, quy hoạch trên 100 công trình thủy điện với công suất trên 3.500 MW, 70 dự án được triển khai, trong đó có 18 công trình hoàn thành phát điện với tổng công suất lắp máy trên 2.200 MW, tổng sản lượng điện phát ra giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt trên 29 tỷ Kwh, tăng 30 lần so với năm 2015, đóng góp trên 50% nguồn thu ngân sách trên địa bàn và nâng cao thu nhập từ rừng cho nông dân. Từng bước phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu, nhất là chế biến chè với 11 cơ sở chế biến, tổng công suất 245 tấn búp tươi/ngày, tạo ra nhiều sản phẩm chè có chất lượng như Ôlong, Bao Chung, Sencha,... Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phát triển khá, cơ bản đáp ứng nhu cầu trên địa bàn.

3. Hoạt động tài chính, ngân hàng; thương mại, dịch vụ du lịch

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn hằng năm đều vượt kế hoạch, năm 2020 ước đạt trên 2.200 tỷ đồng, đạt 110% Nghị quyết, tăng 2,2 lần so với năm 2015. Các nguồn thu được chú trọng phát triển và khai thác hiệu quả, tăng cường quản lý thu chi ngân sách, thực hành tiết kiệm, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển, đảm bảo nguồn vốn hằng năm từ 450-500 tỷ đồng để thực hiện các nghị quyết, đề án, chính sách của tỉnh. Tăng trưởng nguồn vốn và tín dụng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương và nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; tổng dư nợ tín dụng đạt gần 16.400 tỷ đồng, tăng 11% so với cuối năm 2015; chất lượng tín dụng được đảm bảo, nợ xấu giảm còn dưới 2,4%, nằm trong tỷ lệ cho phép và đạt kế hoạch đề ra.

Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của Nhân dân. Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 3,4%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 191,4 triệu USD, giá trị xuất khẩu của địa phương ước đạt 69,8 triệu USD, tốc độ tăng bình quân ước đạt 19,53%/năm, tăng trên 12 điểm % so với Nghị quyết. Dịch vụ vận tải phát triển cả về số lượng, chất lượng, doanh thu ngành vận tải tăng 77,8% so với năm 2015. Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh, chất lượng được nâng lên, mạng lưới viễn thông, internet phát triển đến các xã vùng sâu, vùng xa, cơ bản đáp ứng nhu cầu của Nhân dân. Hoạt động du lịch được đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến; các loại hình du lịch văn hóa, cộng đồng phát triển nhanh, toàn tỉnh có 16 điểm du lịch được công nhận; doanh thu dịch vụ du lịch tăng trưởng khá.

4. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, nhất là hạ tầng thiết yếu nông thôn, đô thị; tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên 23.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước gần 11.000 tỷ đồng. Hạ tầng giao thông, điện, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, các công trình văn hoá - xã hội được ưu tiên đầu tư, nâng cấp, nhất là các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, liên huyện và hạ tầng thiết yếu nông thôn, đô thị, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh. Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 93,7% thôn, bản có đường ô tô, xe máy đi lại thuận lợi, vượt 3,7% Nghị quyết. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia ước đạt 95,1%, tăng 10,9 điểm % so với năm 2015; 85,2% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 95,5% dân số đô thị được sử dụng nước đã qua xử lý. Tỷ lệ phòng học kiên cố và bán kiên cố đạt 94,9%; 93,52% trạm y tế được xây dựng kiên cố. Hạ tầng văn hóa, thể thao du lịch từng bước đầu tư, đến nay 78,7% xã và 63,6% thôn, bản, tổ dân phố có nhà văn hóa. Quản lý phát triển đô thị đạt nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ đô thị hóa đạt 17,24%.

5. Phát triển kinh tế vùng và thành phần kinh tế

Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32, 4D: Tập trung phát triển nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao, mở rộng vùng sản xuất hàng hóa như lúa, chè, quế, mắc ca. Phát triển liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trong trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh chăn nuôi tập trung trang trại, kiểm soát chăn nuôi truyền thống, khai thác thế mạnh về nuôi trồng thủy sản nước lạnh và lòng hồ thủy điện. Dịch vụ du lịch của vùng phát triển khá, xây dựng và khai thác có hiệu quả một số điểm du lịch cộng.

Vùng kinh tế nông - lâm nghiệp sinh thái sông Đà: Tập trung khai thác, phát huy lợi thế của vùng, sản xuất đảm bảo an ninh lương thực; chăm sóc, bảo vệ, khai thác vùng cao su; mở rộng, phát triển cây công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đại gia súc và thủy sản. Tập trung bảo vệ và phát triển rừng, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp thủy điện.

Vùng kinh tế cao nguyên Sìn Hồ: Quy hoạch phát triển khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng huyện Sìn Hồ. Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn như phát triển chè gắn với vùng chè cổ thụ, 100 ha cây ăn quả ôn đới, trên 300 ha cây dược liệu các loại.

Phát triển các thành phần kinh tế: Tiếp tục quan tâm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển. Thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Cải thiện môi trường đầu tư, ban hành các chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Quan tâm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Toàn tỉnh hiện có 1.250 doanh nghiệp kê khai thuế và đang hoạt động, 303 hợp tác xã và trên 10.000 hộ kinh doanh cá thể. Thu hút 147 dự án vào các lĩnh vực với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng trên 35.500 tỷ đồng.

6. Tăng cường quản lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Triển khai thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giải quyết kịp thời các thủ tục hành chính về đất đai, môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước. Cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các tổ chức và hộ gia đình, cá nhân. Hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai cho 3/8 huyện, thành phố phục vụ tốt công tác quản lý đất đai ở cả ba cấp.
Công tác bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện, 95% rác thải tại đô thị được thu gom và xử lý. Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; chủ động, tích cực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

7. Ổn định đời sống, phát triển sản xuất vùng tái định cư các công trình thủy điện quốc gia

Ban hành nghị quyết để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho các thôn, bản, hộ dân tái định cư gắn với xây dựng nông thôn mới. Các khu, điểm tái định cư tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng, 100% thôn, bản có đường ô tô, xe máy đến bản được cứng hóa, 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; giải quyết vấn đề thiếu đất sản xuất, đã giao 5.802 ha đất nông nghiệp cho 6.356 hộ, bình quân đạt 0,91 ha/hộ; giao 4.895 ha cao su cho 1.575 hộ; khai hoang, cải tạo 1.560 ha đất chưa sử dụng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và đất nông nghiệp đạt 83,6%. Lồng ghép các chương trình mục tiêu, chính sách hỗ trợ để thúc đẩy phát triển sản xuất. Đến nay, sản xuất của Nhân dân các khu, điểm tái định cư cơ bản ổn định và có bước phát triển bền vững gắn với vùng chè gần 4.200 ha, cao su 13.000 ha, quế trên 6.300 ha, cây ăn quả, chăn nuôi và phát triển rừng, làm chuyển biến tích cực nhận thức của người dân trong sản xuất. Đến nay, 59% số xã tái định cư đạt chuẩn nông thôn mới, 100% xã tái định cư đạt tiêu chí quốc gia về y tế; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào tái định cư được nâng lên.

II- Phát triển văn hóa - xã hội

Mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội được cụ thể hóa bằng các nghị quyết, đề án, kế hoạch và đảm bảo nguồn lực đầu tư phát triển giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội với tổng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước trên 8.198 tỷ đồng và tập trung thực hiện đạt được kết quả khá toàn diện.

1. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo

Hệ thống trường, lớp học, cơ sở đào tạo được sắp xếp tinh gọn, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được quan tâm đầu tư. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, chất lượng được nâng lên, 99,9% giáo viên đạt chuẩn trở lên, đáp ứng yêu cầu dạy học. Chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn có chuyển biến tích cực. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục các cấp, toàn tỉnh có 170 trường chuẩn quốc gia, đạt gần 50%, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt trên 98%, học sinh trúng tuyển vào các trường cao đẳng, đại học trên tổng số học sinh có nguyện vọng xét tuyển đạt 67%. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đạt kết quả tích cực, chú trọng phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy hoạch và vị trí việc làm; đào tạo nghề cho lao động được triển khai tích cực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%, tăng 10,1% so với năm 2015, đạt chỉ tiêu Nghị quyết.

2. Hoạt động khoa học và công nghệ

Hoạt động khoa học và công nghệ được quan tâm, thiết thực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Triển khai gần 50 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước và cấp tỉnh thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, nông nghiệp, y dược và kỹ thuật, góp phần xây dựng những luận cứ khoa học phục vụ việc hoạch định các chủ trương, chính sách, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Quan tâm đầu tư xây dựng chính quyền điện tử, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý, điều hành. Triển khai chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; xây dựng được 06 nhãn hiệu nông sản gạo và chè địa phương... Hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong các lĩnh vực quản lý sản xuất, kinh doanh được phát huy, đảm bảo quyền, lợi ích người tiêu dùng và các doanh nghiệp.

3. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân

Thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết về phát triển y tế. Hệ thống y tế từ tỉnh đến cơ sở được củng cố, sắp xếp theo hướng tinh gọn. Đội ngũ cán bộ y tế được quan tâm đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạt 12,1 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ xã có bác sỹ làm việc đạt 78,7%, 90 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Chất lượng khám bệnh, chữa bệnh được nâng lên, nhiều kỹ thuật mới, tiên tiến được áp dụng. Triển khai có hiệu quả Đề án bệnh viện vệ tinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh và một số trung tâm y tế huyện. Thực hiện tốt các chế độ chính sách y tế đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi; 94,2% trẻ dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin, trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm còn dưới 20%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,8%. Công tác y tế dự phòng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai tích cực, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Thực hiện hiệu quả công tác truyền thông các chính sách về dân số - kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh bình quân hằng năm giảm 0,65‰. Chất lượng thể lực và tuổi thọ trung bình của người dân được nâng lên. Thực hiện tốt công tác phối kết hợp quân dân y trong phòng bệnh, khám chữa bệnh khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa.

4. Phát triển văn hoá - thể thao, thông tin và truyền thông

Sự nghiệp văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông được quan tâm đầu tư phát triển, đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân các dân tộc được nâng lên. Chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị di sản, văn hóa truyền thống của các dân tộc, nhất là các lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống tốt đẹp, góp phần tạo nên sức mạnh cộng đồng, đoàn kết dân tộc. Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư xây dựng. Hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được mở rộng, thể thao thành tích cao có bước phát triển khá. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh được triển khai tích cực, 85% hộ gia đình, 70,6% thôn, bản, khu phố, 96% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Tích cực tuyên truyền, vận động xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu. Hoạt động thông tin và truyền thông phát triển mở rộng, đáp ứng nhu cầu xã hội và nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chất lượng hoạt động báo chí, tuyên truyền được nâng lên. Đã đưa chương trình của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh lên hạ tầng kỹ thuật số; triển khai thực hiện kế hoạch số hóa truyền hình mặt đất, tỷ lệ phủ sóng phát thanh và truyền hình đạt 100%.

5. Giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm và bảo đảm an sinh xã hội

Mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo được cụ thể hóa bằng Nghị quyết giảm nghèo nhanh và bền vững, bố trí gần 583 tỷ đồng ngân sách tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả. Ưu tiên nguồn lực đầu tư, triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bình quân 4,75%/năm, năm 2020 còn 16,7%, 02 huyện Than Uyên và Tân Uyên được Chính phủ công nhận thoát nghèo năm 2018. Công tác giải quyết việc làm, đào tạo lao động được triển khai tích cực, hằng năm có trên 6.200 lao động được đào tạo, giai đoạn 2016 - 2020 đào tạo 5.464 lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, tăng 2.434 lao động so với giai đoạn trước, giải quyết việc làm cho trên 7.000 lao động/năm, đưa 576 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội được chú trọng. Thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo; thực hiện tốt công tác bảo trợ, cứu trợ xã hội, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ước năm 2020 có 80% xã, phường đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em, tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc đạt 72%.

6. Công tác dân tộc, tôn giáo

Các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc và miền núi, nhất là đồng bào vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn được tích cực triển khai, phát huy hiệu quả; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 4,34%/năm, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được nâng lên rõ nét. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số ở địa phương, trong nhiệm kỳ đã tuyển dụng trên 500 công chức, viên chức; tiếp nhận, bố trí việc làm cho 114 sinh viên tốt nghiệp hệ cử tuyển là người dân tộc thiểu số. Các chính sách về bảo hiểm y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe, bảo tồn và phát triển các lễ hội, bản sắc văn hoá các dân tộc được quan tâm thực hiện.

Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, tăng cường công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, cơ bản đảm bảo hoạt động các tôn giáo trên địa bàn đúng pháp luật. Tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao cảnh giác, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc.

III- Công tác quốc phòng, an ninh và đối ngoại

1. Công tác quân sự, quốc phòng

Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về quân sự, quốc phòng. Lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng chức năng chủ động nắm chắc tình hình, tham mưu xử lý hiệu quả những tình huống xảy ra, không để bị động, bất ngờ. Tổ chức luyện tập, diễn tập khu vực phòng thủ sát thực tế, đạt kết quả cao; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện và nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; chú trọng công tác chính trị tư tưởng, nâng cao chất lượng huấn luyện xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục quốc phòng. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; công tác đối ngoại biên phòng được quan tâm thực hiện, quan hệ phối hợp của các lực lượng hai bên biên giới được tăng cường.

2. Công tác đảm bảo an ninh trật tự và hoạt động tư pháp

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chủ trương, nghị quyết của Đảng về nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc. Ban hành, triển khai thực hiện hiệu quả Đề án bảo đảm an ninh trật tự giai đoạn 2016 - 2020. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả hoạt động chống phá của các thế lực thù địch. Chú trọng công tác bảo đảm an ninh quốc gia; nắm chắc tình hình, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan đến hoạt động tuyên truyền lập “Nhà nước Mông”, tuyên truyền đạo trái pháp luật. Làm tốt công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ; đảm bảo an ninh kinh tế, an ninh văn hóa - tư tưởng, thông tin; bảo vệ bí mật nhà nước. Phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh trên tuyến biên giới; xây dựng và triển khai các phương án bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm, các sự kiện chính trị trên địa bàn tỉnh.

Lãnh đạo, chỉ đạo, đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả hoạt động của các loại tội phạm. Công tác quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đạt được kết quả quan trọng. Công tác đảm bảo an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ được chỉ đạo quyết liệt. Triển khai sâu rộng Phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân được nâng lên, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết trong thực hiện Phong trào, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân, đảm bảo sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Thực hiện có hiệu quả công tác cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW và Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được tăng cường. Chất lượng điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên; hợp tác trong công tác phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh biên giới được tăng cường.

3. Công tác đối ngoại

Hoạt động đối ngoại được chú trọng, kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Nhân dân. Quan hệ đối ngoại giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các tỉnh Bắc Lào được duy trì và phát triển; quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các đại sứ quán ngày càng được mở rộng. Đối ngoại Nhân dân tiếp tục được quan tâm, tăng cường giao lưu hữu nghị, kết nghĩa giữa các xã, bản hai bên biên giới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển.

IV- Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ

1. Công tác chính trị tư tưởng


Công tác chính trị tư tưởng được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; nội dung, hình thức và phương pháp có bước đổi mới và đạt kết quả tích cực. Ban hành, thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác tư tưởng của Đảng bộ giai đoạn 2016-2020”. Chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên. Chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chính trị tư tưởng trong cấp ủy, chi bộ được nâng lên. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận được coi trọng, nhất là sơ, tổng kết các chủ trương, nghị quyết của Đảng, tập trung trí tuệ xây dựng các nghị quyết chuyên đề, đề án, triển khai xây dựng lịch sử truyền thống đảng bộ các cấp, ban, ngành, đoàn thể, góp phần thiết thực phục vụ yêu cầu công tác lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị tư tưởng của cấp ủy, chính quyền các cấp.

Chủ động cung cấp, định hướng thông tin, dư luận xã hội; phát huy hiệu quả hệ thống thông tin truyền thông, báo chí, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên dư luận xã hội, văn hóa, văn nghệ phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Chú trọng phổ biến, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Tích cực điều tra, nắm bắt tình hình tư tưởng và dư luận xã hội, tăng cường đối thoại với Nhân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh ở cơ sở. Đấu tranh, phản bác có hiệu quả âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, các quan điểm sai trái, thông tin xấu độc trên internet, mạng xã hội; tuyên truyền “Nhà nước Mông”, tuyên truyền đạo trái pháp luật. Tạo sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc vào sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh.

2. Công tác tổ chức xây dựng Đảng

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa thực hiện các nghị quyết của Trung ương về tổ chức bộ máy và cán bộ. Ban hành Nghị quyết về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Thực hiện hiệu quả việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế. Rà soát, sắp xếp giảm đầu mối trong các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể cấp tỉnh, ủy ban nhân dân cấp huyện; sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập. Kế hoạch giảm biên chế đến năm 2021 là 10,31% so với năm 2015, toàn tỉnh đã giảm được 263 tổ chức, 1.727 biên chế, 291 lãnh đạo, quản lý. Rà soát, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và sáp nhập thôn, bản, tổ dân phố đảm bảo sự đồng thuận của Nhân dân, giảm được 02 xã, 175 thôn, bản, tổ dân phố, gần 2.000 người hoạt động không chuyên trách.

Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số. 100% cán bộ, công chức, viên chức tỉnh, huyện đáp ứng tiêu chí trình độ đại học trở lên, 100% cán bộ, công chức cấp xã có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên, trong đó 84% trình độ trung học phổ thông; 95% trình độ chuyên môn trung cấp trở lên, trong đó 41,3% trình độ đại học, 65% trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên. Thực hiện tốt công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ. Trong nhiệm kỳ đã luân chuyển trên 90 cán bộ; cán bộ được bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử, luân chuyển đã phát huy năng lực, sở trường, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cán bộ; rà soát, điều chỉnh, bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên. Duy trì 100% thôn, bản, khu dân cư, trường học, trạm y tế có chi bộ; thực hiện tốt chủ trương bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, tổ dân phố đạt 19% và trưởng thôn, bản, tổ dân phố là đảng viên đạt 65%. Chú trọng tạo nguồn, nâng cao chất lượng công tác kết nạp đảng, nhất là ở thôn, bản, tổ dân phố, trong nhiệm kỳ kết nạp được 7.124 đảng viên, vượt chỉ tiêu Nghị quyết. Thực hiện có hiệu quả việc phân công cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh và cấp huyện tham gia sinh hoạt cấp ủy cơ sở và sinh hoạt chi bộ thôn, bản, khu dân cư; phân công nhiệm vụ, quản lý, giáo dục, phát huy vai trò đảng viên; chất lượng sinh hoạt và hoạt động của chi bộ được nâng lên. Hằng năm 100% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 90% tổ chức cơ sở đảng, trên 90% đảng viên được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng có nhiều chuyển biến tích cực, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Công tác bảo vệ chính trị nội bộ được tăng cường, thực hiện tốt việc rà soát, thẩm tra, xác minh, thẩm định tiêu chuẩn chính trị cán bộ, đảng viên để phục vụ công tác cán bộ, kết nạp đảng viên và tham gia các hoạt động đối ngoại. Kịp thời phát hiện cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị để quản lý, bố trí và sử dụng cho phù hợp; phòng ngừa các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

3. Công tác kiểm tra, giám sát

Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng. Công tác kiểm tra, giám sát đi vào nền nếp, chất lượng, hiệu quả nâng lên; kỷ cương, kỷ luật, đoàn kết, thống nhất trong Đảng bộ được giữ vững, góp phần củng cố niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.

Cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp kiểm tra, giám sát; xây dựng, thực hiện chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa và hằng năm, thiết thực phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy đối với nhiệm vụ chính trị; chú trọng kiểm tra, giám sát cấp ủy tổ chức đảng cấp dưới gắn với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; tăng cường kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Trong nhiệm kỳ, đã kiểm tra, giám sát trên 5.500 lượt tổ chức đảng, trên 22.200 lượt đảng viên; thi hành kỷ luật 1 tổ chức đảng và 825 đảng viên vi phạm, đồng bộ kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính và đoàn thể. Chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát được nâng lên góp phần giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật của Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên.

4. Công tác nội chính

Công tác nội chính được thực hiện hiệu quả, trọng tâm vào quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện nghiêm các nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, cải cách tư pháp. Chú trọng công tác dự báo, nắm chắc tình hình, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; kịp thời xem xét, chỉ đạo xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án về kinh tế, tham nhũng. Phát huy có hiệu quả vai trò, trách nhiệm của các cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong công tác nội chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

5. Công tác dân vận

Quán triệt, triển khai sâu rộng các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về công tác dân vận. Công tác dân vận của hệ thống chính trị, dân vận của cơ quan nhà nước được tăng cường, chú trọng tuyên truyền, vận động Nhân dân đồng thuận, tin tưởng, chấp hành, thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Phát huy vai trò công tác dân vận trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới, dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có tôn giáo. Thực hiện tốt “Năm dân vận chính quyền”; tăng cường quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, chăm lo cải thiện đời sống Nhân dân. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao đạo đức công vụ; giải quyết kịp thời các kiến nghị chính đáng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và tổ chức; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chú trọng thực hiện dân chủ trong hoạt động của cấp ủy đảng và chính quyền, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo điều kiện để Nhân dân giám sát và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

6. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII) về xây dựng Đảng; Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, ban hành kế hoạch cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện. Trọng tâm thực hiện thường xuyên công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, cơ quan, đơn vị, đưa nội dung thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 và học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt thường xuyên, sinh hoạt chuyên đề của chi bộ. Chú trọng nhận diện, phát hiện 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong kiểm điểm để khắc phục. Thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ việc kiểm điểm tập thể, cá nhân hằng năm gắn với kiểm điểm thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TW và Chỉ thị số 05-CT/TW; xây dựng và thực hiện nghiêm kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm. 100% cơ quan, đơn vị rà soát, bổ sung chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ; trên 96% cán bộ, đảng viên xây dựng, thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức sát với chức trách nhiệm vụ được giao. Kỷ cương, kỷ luật và vai trò nêu gương, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên được nâng lên. Hầu hết cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức thực hiện nghiêm túc nội dung cam kết tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương và gắn bó mật thiết với Nhân dân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

7. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng tiếp tục có sự đổi mới, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng. Thực hiện nghiêm quy chế, chương trình làm việc; phân công rõ nhiệm vụ của tập thể, cá nhân, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị; xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của cấp ủy, ban thường vụ, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát của Đảng trên các lĩnh vực. Chất lượng ban hành các nghị quyết, đề án, kế hoạch được nâng lên, cụ thể, sát thực tiễn, có tính khả thi cao, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện; chú trọng đảm bảo các điều kiện và nguồn lực thực hiện các nghị quyết và đề án.

Tác phong, lề lối làm việc của các cấp ủy, nhất là ở cơ sở có bước chuyển biến rõ nét; phong cách làm việc cụ thể, dân chủ, sâu sát, toàn diện hơn; phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của tập thể và từng cá nhân, nhất là người đứng đầu. Công tác kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng, đảng viên thực hiện nghị quyết, quy chế, quy định về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được tăng cường.

V- Xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh

1. Hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp


Tổ chức bộ máy chính quyền các cấp được quan tâm củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bám sát chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy và các cấp ủy để cụ thể hóa, thực hiện có hiệu quả. Hội đồng nhân dân các cấp tiếp tục đổi mới, có chuyển biến tích cực về chất lượng các kỳ họp, hoạt động giám sát, tiếp xúc và giải quyết kiến nghị của cử tri. Ban hành các nghị quyết đảm bảo thiết thực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và xây dựng chính quyền. Vai trò, trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được nâng lên, tạo sự gắn bó, tín nhiệm với Nhân dân.

Ủy ban nhân dân các cấp chủ động, tích cực trong triển khai thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy, cấp ủy cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Tăng cường vai trò trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu. Tập trung đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở được nâng lên; hằng năm, tỷ lệ khá, tốt đạt 70,37%. Đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện hệ thống quản lý điều hành văn bản liên thông 4 cấp; chủ động cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính trung bình đạt 41,35% so với quy định.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hóa công sở cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính gương mẫu, kỷ cương, kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức và người đứng đầu. Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho trên 39.500 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học đạt 88%, tăng 12,84%; viên chức có trình độ đại học và trên đại học đạt 51%, tăng 16,93% so với đầu nhiệm kỳ. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, nhất là trong thực hiện quy tắc ứng xử, trong thái độ phục vụ Nhân dân, tiếp nhận và giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức.

2. Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

Công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra vi phạm, những vấn đề dư luận xã hội quan tâm. Qua thanh tra đã phát hiện, xử lý 99 tập thể, 266 cá nhân có vi phạm, sai phạm về kinh tế với số tiền trên 56 tỷ đồng, thu hồi đạt trên 94%. Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở các cấp, các ngành và ngay từ cơ sở, không để tồn đọng kéo dài, hạn chế thấp nhất khiếu kiện đông người phức tạp, góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức chấp hành pháp luật của Nhân dân.

VI- Phát huy dân chủ, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

1. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân


Các cấp ủy đảng đổi mới lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng cụ thể nhiệm vụ hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể nhân dân. Mặt trận tổ quốc và các thành viên tích cực phối hợp, nâng cao chất lượng hoạt động, hướng về cơ sở. Kịp thời nắm tình hình, nguyện vọng và tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân chấp hành, thực hiện tốt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh. Chất lượng tổ chức, số lượng đoàn viên, hội viên được nâng lên, tỷ lệ tổ chức cơ sở vững mạnh đạt 72,5%. Thực hiện tốt hơn vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện; tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, thực hiện hiệu quả hoạt động ủy thác cho vay vốn đối với hộ nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh.

Mặt trận Tổ quốc tích cực triển khai thực hiện hiệu quả các cuộc vận động: "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", "Ngày vì người nghèo", đền ơn đáp nghĩa, kịp thời tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên giúp đỡ hộ nghèo, hộ bị thiên tai. Liên đoàn Lao động với các phong trào: "Lao động giỏi, lao động sáng tạo", "giỏi việc nước, đảm việc nhà" gắn với cuộc vận động "Xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức trung thành, liêm chính, sáng tạo", "cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực". Hội Nông dân tập trung thực hiện phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", xây dựng, phát triển và sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ nông dân, vận động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, liên kết với doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất. Hội Phụ nữ triển khai hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc", "chống rác thải nhựa", rèn luyện 4 phẩm chất đạo đức "tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang". Hội Cựu chiến binh tích cực thực hiện phong trào "Cựu chiến binh gương mẫu", "Cựu chiến binh làm kinh tế giỏi". Đoàn Thanh niên tập trung thực hiện phong trào “Thanh niên tình nguyện”, đồng hành với thanh niên trong khởi nghiệp, xung kích vượt khó, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên. Các cuộc vận động, phong trào thi đua góp phần thiết thực thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh, khơi dậy động lực trong Nhân dân để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh. Mặt trận Tổ quốc các cấp chủ trì cùng các đoàn thể tích cực vận động, phát huy vai trò và quyền làm chủ trực tiếp của Nhân dân; tổ chức trên 3.600 cuộc giám sát, phản biện xã hội, tham gia gần 4.000 ý kiến góp ý xây dựng Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở, góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. 

2. Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc

Các cấp ủy đảng, hệ thống chính trị các cấp chú trọng phát huy sức mạnh khối đoàn kết các dân tộc; tuyên truyền, vận động đoàn kết cộng đồng, đoàn kết dân tộc; phát huy vai trò của Nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Phát huy vai trò của cộng đồng dân cư, người có uy tín tiêu biểu, xây dựng cộng đồng các dân tộc bình đẳng, cùng phát triển, góp phần củng cố niềm tin và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Nhân dân với Đảng, Nhà nước.

VII- Thực hiện chương trình trọng điểm

Kịp thời cụ thể hóa 3 chương trình trọng điểm thành các nghị quyết chuyên đề và đề án. Phân công các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết, đề án. Lãnh đạo Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các nghị quyết, đề án, cơ chế, chính sách, tập trung các nguồn lực, nhất là nguồn nhân lực, vật lực, đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện; cụ thể hóa các chỉ tiêu, nhiệm vụ vào kế hoạch hằng năm; các cấp ủy đảng cụ thể hóa nghị quyết, đề án vào thực tiễn. Chú trọng sơ kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Đến nay, cơ bản các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của các nghị quyết, đề án theo chương trình đã đạt và vượt. Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đã tạo chuyển biến tích cực trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tập trung phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện khá rõ nét, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chương trình nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở đã tạo sự chuyển biến rõ nét về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở và năng lực hoạt động của cấp ủy cơ sở trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng; nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của chính quyền xã, phường, thị trấn, đẩy mạnh cải cách hành chính.

C- ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VÀ KINH NGHIỆM

I- Kết quả nổi bật


Năm năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh phát huy truyền thống đoàn kết, tận dụng thời cơ, vượt qua khó khăn thách thức, với phương châm “Hành động, kỷ cương, hiệu quả”, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tạo nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển trong những năm tới. Kinh tế phát triển khá, chất lượng tăng trưởng có tính bền vững. Văn hóa - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực; chất lượng giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe Nhân dân được nâng lên. An sinh xã hội, phúc lợi xã hội được đảm bảo, giảm nghèo nhanh; văn hóa bản sắc các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân các dân tộc được cải thiện. Quốc phòng, an ninh được bảo đảm, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững; chính trị xã hội ổn định. Xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt kết quả tích cực, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên được nâng lên, đoàn kết các dân tộc được củng cố, tăng cường. Cơ bản nhiều chỉ tiêu phát triển đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc.

Đạt được kết quả quan trọng đó có nguyên nhân cơ bản là: Đảng, Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách và quan tâm nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi; sự quan tâm ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ban ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố. Đảng bộ tỉnh quán triệt, triển khai cụ thể hóa nghị quyết của Đảng vào điều kiện thực tế địa phương; phát huy hiệu quả kết quả, kinh nghiệm 10 năm xây dựng, phát triển của tỉnh; chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế, đảm bảo nguồn lực với gần 2.900 tỷ đồng để thực hiện các chủ trương, nghị quyết, đề án của Tỉnh ủy. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể thống nhất ý chí và hành động, đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Ý thức trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức được nâng lên. Chú trọng phát động các phong trào thi đua yêu nước. Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc phát huy truyền thống đoàn kết thống nhất, nêu cao ý thức tự lực, tự cường, nỗ lực, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.

II- Hạn chế, yếu kém và nguyên nhân

1. Lĩnh vực kinh tế, xã hội; quốc phòng, an ninh


Tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững, bình quân GRDP/người gần bằng 60% bình quân cả nước. Khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế một số lĩnh vực chưa toàn diện. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng dụng khoa học, công nghệ, phát triển sản phẩm chủ lực, phát triển chăn nuôi và thủy sản còn chậm. Chất lượng xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa bền vững.

Công nghiệp sản xuất, chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ thương mại, dịch vụ, sản xuất sản phẩm nông nghiệp địa phương chưa phát triển. Thương mại, dịch vụ phát triển chưa đều; xuất nhập khẩu chưa ổn định, sản phẩm xuất khẩu của tỉnh còn ít. Cơ cấu nguồn thu ngân sách chưa ổn định, thu từ thương mại, dịch vụ tăng chậm; kỷ cương, kỷ luật trong quản lý tài chính, ngân sách một số nơi còn hạn chế. Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã chưa được đẩy mạnh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội một số địa bàn còn thấp kém, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, hạ tầng vùng sản xuất, hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường có mặt chưa đáp ứng yêu cầu.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, chất lượng giáo dục vùng sâu, vùng xa; phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học, công nghệ trên một số lĩnh vực và chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn hạn chế. Chất lượng khám chữa bệnh, chất lượng dân số còn ở mức độ thấp so với cả nước, nhất là tuyến cơ sở; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi còn cao. Các hoạt động văn hóa, thể thao, thông tin truyền thông phát triển chưa thật sâu rộng. Giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh nhưng chưa thật bền vững, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao. Đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận đồng bào dân tộc nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới còn nhiều khó khăn.

Công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho toàn dân ở một số địa phương chưa được chú trọng. Phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm ở một số cơ sở phát triển chưa sâu rộng. Việc nắm, xử lý một số vấn đề về an ninh trật tự ở một số địa bàn chưa kịp thời. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh biên giới, an ninh tôn giáo có nơi, có thời điểm còn tiềm ẩn yếu tố phức tạp. Công tác phòng ngừa, đấu tranh với một số loại tội phạm có mặt còn hạn chế.

2. Về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đổi mới, nâng cao chất lượng tuyên truyền, học tập, quán triệt các chủ trương, nghị quyết của Đảng ở một số tổ chức cơ sở đảng chưa nhiều; cụ thể hóa nghị quyết của Đảng tại một số tổ chức đảng chưa sát với tình hình thực tiễn. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ở một số đơn vị, địa phương chưa thật quyết liệt; chậm phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế ở một số nơi chưa kịp thời. Chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ ở một số nơi chưa đáp ứng yêu cầu. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng chưa được nâng cao. Một số cán bộ, công chức, viên chức trình độ, năng lực, trách nhiệm công vụ chưa cao, còn vi phạm kỷ luật.

Công tác kiểm tra, giám sát; nội chính, phòng, chống tham nhũng một số nơi chưa được chú trọng, chậm phát hiện tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Công tác dân vận của hệ thống chính trị ở một số nơi hiệu quả thấp. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhất là ở cơ sở có mặt hiệu quả còn thấp; tổ chức một số phong trào thi đua, cuộc vận động chưa sâu rộng; năng lực, hiệu quả giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền còn hạn chế.

Chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân ở một số địa phương cơ sở chưa toàn diện, nhất là chất lượng kỳ họp, hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp có việc chưa quyết liệt, việc chấp hành quy chế làm việc, kỷ cương, kỷ luật có nơi, có lúc chưa nghiêm. Cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh chuyển biến chậm, các chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh còn thấp, khắc phục một số bất cập, yếu kém kéo dài chưa thật hiệu quả.

3. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm

Khách quan: Những khó khăn vốn có của tỉnh miền núi, biên giới nhiều đợt thiên tai xảy ra, nhất là thiệt hại do thiên tai lũ quét năm 2017, dịch tả lợn Châu Phi năm 2019, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Nguồn lực đầu tư và điều kiện phát triển của tỉnh còn nhiều khó khăn, chủ yếu từ ngân sách Trung ương; nguồn lực về khoa học, công nghệ còn hạn chế. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu, nhất là hạ tầng giao thông. Thu hút doanh nghiệp đầu tư còn khó khăn. Liên kết phát triển giữa các địa phương trong vùng Tây Bắc còn yếu. Các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện âm mưu "Diễn biến hòa bình” gây phức tạp về an ninh trật tự một số địa phương cơ sở.

Chủ quan: Xây dựng, quản lý quy hoạch, khai thác nguồn lực một số lĩnh vực hiệu quả thấp. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số cấp ủy, tổ chức đảng, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của cấp uỷ, chính quyền một số nhiệm vụ chưa thật quyết liệt. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương có việc trách nhiệm chưa cao. Năng lực, trình độ sản xuất của Nhân dân một số địa phương cơ sở còn thấp; một số hủ tục, tập quán lạc hậu còn tồn tại, đồng bào một số dân tộc thiểu số còn thiếu quyết tâm vươn lên phát triển kinh tế, giảm nghèo.

III- Một số kinh nghiệm

Một là, giữ vững đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng bộ, thường xuyên quan tâm chăm lo xây dựng Đảng và hệ thống chính trị các cấp trong sạch, vững mạnh. Tăng cường năng lực, bản lĩnh chính trị của các cấp ủy, tổ chức đảng, chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức công vụ, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên. Không ngừng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo phải toàn diện, sâu sát, quyết liệt; phát huy dân chủ, đoàn kết thống nhất tạo sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị.

Hai là, kịp thời cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sát với thực tiễn. Kế thừa, phát huy hiệu quả và kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý qua các nhiệm kỳ, chú trọng dự báo đúng tình hình. Kịp thời phát hiện những vấn đề mới, bất cập để điều chỉnh, bổ sung và có giải pháp phù hợp.

Ba là, coi trọng công tác tổng kết thực tiễn, kế thừa những bài học kinh nghiệm sau 15 năm chia tách, thành lập tỉnh, đồng thời có tư duy đổi mới, hành động quyết liệt, đánh giá đúng tiềm năng - lợi thế, thời cơ, thách thức, để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư nguồn lực và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm đã được xác định.

Bốn là, chú trọng phát huy nguồn lực toàn xã hội, nhất là nguồn lực trong Nhân dân và doanh nghiệp; xây dựng cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi; giải quyết khó khăn và luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp. Quan tâm phát triển hài hòa lợi ích các tầng lớp trong xã hội, các dân tộc, địa bàn đặc biệt khó khăn.

Năm là, quan tâm chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, nhất là cán bộ chủ chốt;chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong thực thi công vụ.
 
Phần thứ hai
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NHIỆM KỲ 2020 - 2025

A- DỰ BÁO TÌNH HÌNH

I- Bối cảnh trong nước


Sau 35 năm đổi mới thế và lực của đất nước được tăng cường, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, tạo động lực mới cho phát triển. Đảng, Nhà nước có chủ trương, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội vùng miền núi, biên giới, đồng bào các dân tộc thiểu số. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, các lực lượng vũ trang và Nhân dân đồng thuận, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Song nhu cầu đảm bảo cho an sinh xã hội của đất nước ngày càng lớn, trong khi nguồn vốn đầu tư từ ngân sách còn khó khăn; vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh hết sức phức tạp; các thế lực thù địch, phản động tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Bối cảnh, tình hình trên tác động tạo ra thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức cho sự phát triển của tỉnh.

II- Thời cơ và thuận lợi

Những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực và bài học kinh nghiệm sau 15 năm chia tách, thành lập tỉnh tạo nền tảng vững chắc, cơ sở thực tiễn cho quyết định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới với quyết tâm cao hơn. Tiềm năng, lợi thế nhất là lĩnh vực nông nghiệp, thủy điện, kết hợp cơ chế chính sách thuận lợi thu hút doanh nghiệp, hợp tác xã đầu tư tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư phát triển vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng đồng bào các dân tộc, huyện nghèo tạo động lực quan trọng. Xây dựng tuyến giao thông đường nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai với Lai Châu sẽ mở ra cho tỉnh nhiều cơ hội kết nối, phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong khu vực. Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, tin tưởng và đồng thuận thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

III- Khó khăn, thách thức

Lai Châu vẫn là tỉnh còn nhiều khó khăn, quy mô kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo còn cao; khả năng tiếp cận thị trường, phát triển kinh tế hàng hóa còn khó khăn. Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thiếu và chưa đồng bộ, nhất là giao thông kết nối vùng. Là tỉnh nông nghiệp nhưng điều kiện đầu tư phát triển nông nghiệp không thuận lợi; trình độ, năng lực sản xuất của người dân còn chênh lệch giữa các vùng; nguồn lực đầu tư của tỉnh và trong Nhân dân còn khó khăn; hầu hết doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn quy mô còn nhỏ, năng lực hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học ở một số lĩnh vực; năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành của một số cấp ủy, chính quyền chưa thật vững mạnh. Cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh còn khó khăn. Biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường. Các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo đẩy mạnh hoạt động chống phá tiềm ẩn phức tạp, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.

B- MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

I- Mục tiêu tổng quát


Tăng cường xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; củng cố, phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khai thác tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới; phát triển công nghiệp có lợi thế, nâng cao giá trị ngành công nghiệp, mở rộng thị trường thúc đẩy xuất khẩu hàng địa phương. Tiếp tục phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là hạ tầng nông thôn và liên kết vùng; phát triển tiềm năng du lịch văn hóa, sinh thái, nông nghiệp, nông thôn. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là chất lượng giáo dục, chăm sóc sức khỏe Nhân dân và chất lượng dân số; bảo tồn, phát triển văn hóa bản sắc các dân tộc; tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, chú trọng bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu. Bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Bảo đảm quốc phòng, an ninh; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; mở rộng, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại, xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.

II- Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025

1. Tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 9-10%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thủy sản 15%; công nghiệp, xây dựng 50%; dịch vụ 35%.

2. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp đạt trên 5%/năm; tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 226.000 tấn; diện tích cây chè 10.000 ha, trồng mới 2.400 ha; tăng trưởng đàn gia súc trên 5%/năm. 57,5% xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 15 tiêu chí, 02 huyện nông thôn mới (Tam Đường, Than Uyên). Tỷ lệ che phủ rừng 53%.

3. Thu ngân sách trên địa bàn đạt 3.000 tỷ đồng.

4. Kim ngạch xuất khẩu tăng trung bình 11,5%/năm, trong đó: Xuất khẩu hàng địa phương tăng bình quân 10%/năm. Tổng lượt khách du lịch tăng bình quân 20%/năm.

5. 100% số thôn, bản có đường xe máy hoặc ô tô đi lại thuận lợi; 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp. 100% trường học và trạm y tế xã được xây dựng kiên cố. Trên 93% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 99% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung.

6. Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tỷ lệ học sinh Mẫu giáo đến trường 98%; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi học Tiểu học 98%; Trung học cơ sở 95%; Trung học phổ thông 60% trở lên. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2 trở lên và đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1 trở lên. Tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 67%.

7. 70% dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử; 13 bác sỹ/1vạn dân; mức giảm tỷ suất sinh 0,4‰/năm; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân xuống dưới 15%, thể thấp còi xuống 20%.

8. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm, riêng huyện nghèo giảm 3%/năm; giải quyết việc làm cho 8.500 lao động/năm; đào tạo nghề cho 8.000 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 62,79%.

9. 80% thôn, bản, khu dân cư có nhà văn hóa; 100% đồng bào dân tộc thiểu số được xem truyền hình và nghe đài phát thanh; 86% hộ gia đình, 75% thôn, bản, khu phố, 98% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn văn hóa.

10. Trên 95% chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý, 75% số xã, phường, thị trấn tại các huyện, thành phố được thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

11. Trên 80% đảng bộ trực thuộc tỉnh, 90% trở lên tổ chức cơ sở đảng, 90% trở lên đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; hằng năm kết nạp từ 1.000 đảng viên trở lên. Trên 80% tổ chức chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở đạt từ khá trở lên.

C- NHIỆM VỤ

I- Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững


1. Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trọng tâm vào cơ cấu sản phẩm có ưu thế, sản phẩm chủ lực, thực hiện Chương trình "mỗi xã một sản phẩm"; tăng cường bảo vệ và phát triển rừng

Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao hệ số, hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Xây dựng danh mục các dự án nông nghiệp để thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp nghiên cứu, xúc tiến đầu tư. Ban hành và triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, đề án về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện hiệu quả các đề án: Phát triển nông nghiệp các xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới; phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung và phát triển rừng bền vững; phát triển dược liệu.

Tập trung nguồn lực thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông  nghiệp, phát triển mạnh hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ trang trại. Mở rộng quy mô phát triển các sản phẩm chủ lực, đặc sản địa phương theo mô hình "mỗi xã một sản phẩm", đồng thời xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường. Quản lý tốt diện tích đất sản xuất lúa, đảm bảo an ninh lương thực, mở rộng phát triển diện tích lúa hàng hóa lên 3.500 ha, bảo tồn, phát triển các giống lúa đặc sản địa phương, mở rộng, phát triển rau màu thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Bảo vệ, chăm sóc, khai thác tốt 13.000 ha cao su hiện có. Trồng mới 2.400 ha chè, nâng diện tích cây chè lên 10.000 ha, bảo tồn, phát triển vùng chè cổ thụ, sản xuất sản phẩm chè đặc biệt giá trị cao. Mở rộng vùng cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng mới 4.000 ha cây mắc ca, 3.000 ha cây quế để đạt diện tích 7.800 ha mắc ca và 10.000 ha quế, 1.600 ha cây ăn quả. Phát triển một số cây dược liệu quý có lợi thế gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, ngựa, dê...) từng bước theo phương thức công nghiệp và bán công nghiệp,  gắn với chăn nuôi truyền thống ứng dụng công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường; tiếp tục mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả nuôi trồng thủy sản lòng hồ và nuôi cá nước lạnh với các loại có giá trị kinh tế gắn với truy xuất nguồn gốc.

Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, quản lý, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, khôi phục và khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đẩy mạnh phát triển rừng kinh tế. Tạo điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, trồng mới 5.000 ha rừng phòng hộ, rừng kinh tế với các loại cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế như: Tếch, lát, giổi,... Gắn bảo vệ rừng với thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Nâng cao năng lực phòng, chống cháy rừng; đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng.

2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản phẩm, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Đẩy mạnh các hình thức sản xuất liên kết chuỗi giá trị theo ngành hàng cung cấp đầu vào - tổ chức sản xuất - chế biến - tiêu thụ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác với nông dân và tổ chức đại diện của nông dân. Tăng cường đầu tư cơ giới hóa, khuyến nông, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, thúc đẩy đầu tư thâm canh, chuyên canh, canh tác bền vững, từng bước phát triển, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp. Chú trọng kỹ thuật bảo quản, chế biến đảm bảo an toàn thực phẩm, có chứng nhận truy xuất nguồn gốc hàng hoá và mở rộng thị trường tiêu thụ; phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất nông sản sạch nhằm phát triển sản xuất hàng hóa có lợi thế theo xu thế của thị trường, đẩy mạnh liên kết thị trường trong nước và xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thân thiện với môi trường với các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo đặc sản, rau quả, chè, cao su, quế, mắc ca, sơn tra, cây dược liệu quý; gia súc, gia cầm; thủy sản, cá lăng, cá chiên, cá nước lạnh,...

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; ổn định đời sống, phát triển sản xuất vùng đồng bào tái định cư các công trình thủy điện.

Xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ môi trường sống của người dân, trọng tâm là huy động các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn; gắn xây dựng nông thôn mới với cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển du lịch, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch. Nâng cao chất lượng các tiêu chí tại các xã đã đạt chuẩn; thực hiện toàn diện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở các xã, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tập trung sắp xếp, ổn định đời sống, phát triển sản xuất của đồng bào vùng nguy cơ bị thiên tai, vùng biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án của Thủ tướng Chính phủ về ổn định dân cư, phát triển kinh tế - xã hội vùng tái định cư thủy điện Sơn La; huy động các nguồn lực thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống Nhân dân các khu, điểm tái định cư các công trình thủy điện.

II- Phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch; tài chính, ngân hàng

1. Phát triển công nghiệp có lợi thế, công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp


Tập trung thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp có sử dụng nhiều lao động nông thôn, lao động kỹ thuật chế biến, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ. Đẩy nhanh phát triển công nghiệp thủy điện vừa và nhỏ, đưa vào sử dụng hầu hết các dự án đã được quy hoạch và cấp chủ trương đầu tư; phấn đấu nâng tổng công suất lắp máy các dự án điện đạt trên 3.200 MW; phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành hệ thống lưới điện truyền tải cao thế 220 KV, 110 KV. Phát triển kết cấu hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh để thu hút doanh nghiệp đầu tư. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung, sản phẩm chủ lực. Duy trì, mở rộng phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn; khai thác và chế biến các mỏ khoáng sản có lợi thế, đảm bảo an toàn môi trường.

2. Phát huy hiệu quả nguồn lực tài chính, ngân hàng

Chú trọng phát triển, ổn định các nguồn thu; chống thất thu và hạn chế nợ đọng thuế. Tăng cường các biện pháp thu ngân sách gắn với khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đến 2025 đạt trên 3.000 tỷ đồng. Quản lý, điều hành chặt chẽ chi ngân sách nhà nước, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công, vốn các chương trình mục tiêu, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cân đối, sử dụng hiệu quả các nguồn thu, chi ngân sách, đảm bảo nguồn lực thực hiện các đề án, nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội.

Tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới, nâng cao chất lượng hoạt động ngân hàng; triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách tiền tệ, tín dụng, tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và dân cư, tăng trưởng bình quân 6%/năm trở lên, đảm bảo nguồn lực tín dụng cho vay các dự án đầu tư. Ưu tiên cho vay vốn những dự án sản xuất, kinh doanh an toàn, hiệu quả để khai thác tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, phấn đấu tăng trưởng tín dụng khối ngân hàng thương mại bình quân 9%/năm trở lên. Thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2% so với tổng dư nợ. 

3. Phát triển thương mại, dịch vụ, kinh tế cửa khẩu

Phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, phấn đấu tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng khu vực đạt trên 9%/năm. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng sản phẩm OCOP, các mặt hàng đặc sản địa phương; tăng cường quản lý thị trường, chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng; đảm bảo hoạt động thương mại dịch vụ hàng hóa thiết yếu. Phát triển hợp lý các trung tâm thương mại, chợ nông thôn, chợ phiên vùng cao, chợ vùng biên. Đề nghị Chính phủ sớm nâng cấp cửa khẩu Ma Lù Thàng thành cửa khẩu quốc tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế biên mậu, nhất là xuất khẩu các mặt hàng của địa phương. Chú trọng xây dựng, phát triển bền vững dịch vụ logistic trên tất cả các lĩnh vực.

Tiếp tục phát triển các tuyến vận tải đường bộ, đường thủy nội địa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực vận tải; chú trọng phát triển các tuyến vận tải nội vùng, liên tỉnh. Đẩy mạnh phát triển các tuyến vận tải đường thủy nội địa, các cảng sông. Nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính, viễn thông đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Từng bước nâng cấp hệ thống cáp viễn thông, ngầm hóa 60-70% hạ tầng mạng cáp viễn thông, truyền hình tại khu vực đô thị đảm bảo an toàn, hiệu quả và mỹ quan đô thị.

4. Đẩy mạnh phát triển du lịch

Phát triển du lịch mang đậm nét riêng của vùng Tây Bắc, của tỉnh, để du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ, phát triển bản sắc văn hoá, cảnh quan, môi trường. Phát triển các loại hình du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế của tỉnh như: Du lịch văn hóa cộng đồng gắn với nông nghiệp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; phát huy hình thức cộng đồng xây dựng bản du lịch kết hợp phát triển nông nghiệp… Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng hình thành các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Đẩy mạnh hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; liên kết phát triển sản phẩm, kết nối tua tuyến du lịch. Tăng cường xúc tiến, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, văn hóa bản sắc dân tộc Lai Châu đến với du khách trong nước và quốc tế. Thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp chuyên nghiệp trong phát triển du lịch; khuyến khích thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, phát triển các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, văn hóa ứng xử, kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trực tiếp làm du lịch.

5. Phát triển các thành phần kinh tế

Xác định phát triển các thành phần kinh tế là động lực to lớn cho sự phát triển nhanh, bền vững của tỉnh, phải tập trung chú trọng khai thác, phát huy nguồn lực đầu tư của các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp. Thực hiện tốt các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập, phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã tại địa phương, đến năm 2025 có 3.000 doanh nghiệp, hợp tác xã, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh. Đẩy mạnh phát triển liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã với hộ gia đình trong phát triển nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, các tập đoàn kinh tế có năng lực tài chính, quản trị, có công nghệ hiện đại đầu tư tại tỉnh. Tăng cường quảng bá, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.

6. Phát triển kinh tế vùng

Tích hợp quy hoạch, định hướng phát triển 2 vùng kinh tế, phát huy hiệu quả cơ chế, chính sách huy động các nguồn lực, thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển của từng vùng.

* Vùng kinh tế quốc lộ 32 và 4D, gồm 4 huyện, thành phố nội địa. Trọng tâm vào phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến nông sản, tạo ra các sản phẩm chủ lực như: lúa gạo đặc sản, chè, quế, mắc ca, sản phẩm chăn nuôi và thủy sản,... Trồng rừng kinh tế theo tiêu chuẩn chứng nhận quản lý rừng bền vững. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thu hút các nhà đầu tư chiến lược vào các lĩnh vực phát triển đô thị, đầu tư bất động sản, gắn với khai thác tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.

* Vùng kinh tế nông, lâm nghiệp Sông Đà, gồm 4 huyện biên giới. Tập trung phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp phục vụ xuất khẩu, ổn định vùng cao su và công nghiệp chế biến mủ cao su; khoanh nuôi, bảo vệ và phát triển rừng kinh tế, rừng phòng hộ đầu nguồn hệ thống Sông Đà. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại gắn với chăn nuôi truyền thống. Khai thác lợi thế lòng hồ các công trình thủy điện để phát triển nuôi trồng thủy sản. Phát triển vùng dược liệu, nhất là các dược liệu quý, cây ăn quả có giá trị... Phát huy hiệu quả tiềm năng kinh tế cửa khẩu, nhằm định hướng phát triển sản phẩm; thu hút các nhà đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng, phát triển hàng hóa chủ lực của tỉnh.

III- Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ

1. Hạ tầng kinh tế


Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội làm một nhiệm vụ đột phá chiến lược, trong đó cần tập trung phát triển hạ tầng giao thông, kết nối vùng, liên huyện, liên xã, vùng sản xuất tập trung. Phối hợp với Bộ Giao thông - Vận tải đẩy nhanh tiến độ, sớm đưa vào sử dụng tuyến đường nối thành phố Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; đề nghị nâng cấp đường nối thành phố Lai Châu với Cửa khẩu Ma Lù Thàng đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, nâng cấp quốc lộ 279 nối Lai Châu với Sơn La, quốc lộ 4H đạt tiêu chuẩn đường cấp IV và cấp V miền núi.

Nâng cấp một số đường giao thông tỉnh lộ, đường liên huyện quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, đến năm 2025, 100% thôn bản có đường xe máy thuận lợi. Xây dựng hệ thống các bến xe, bãi đỗ xe, điểm dừng nghỉ vận tải đường bộ, mở các bến và các luồng tuyến vận tải thủy nội địa, tăng cường khả năng kết nối các loại hình vận tải gắn với phát triển nông lâm nghiệp, dịch vụ, du lịch.

Phát triển hạ tầng điện nông thôn, thủy lợi, hạ tầng vùng sản xuất: Tiếp tục xây dựng hệ thống lưới điện nông thôn, điện phục vụ sản xuất. 100% thôn bản, 99% số hộ được sử dụng điện. Đánh giá hiệu quả sử dụng các công trình thủy lợi, tập trung quản lý, khai thác, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp hệ thống các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lúa hai vụ, vùng sản xuất thâm canh đảm bảo nhu cầu tưới tiêu cho diện tích canh tác đã ổn định và thực hiện chuyển đổi hình thức quản lý các công trình thủy lợi nhỏ. Đầu tư, quản lý, khai thác các dự án hồ thủy lợi thực sự có hiệu quả kinh tế. Chú trọng phát triển mở rộng hạ tầng giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Ưu tiên nguồn lực và lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư mới, cứng hóa các tuyến đường phục vụ sản xuất, đặc biệt là giao thông nội đồng, liên vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung.

Hoàn thiện đầu tư, quản lý hạ tầng cấp nước sinh hoạt nông thôn. Đầu tư, sửa chữa, nâng cấp các công trình cấp nước sinh hoạt đảm bảo không còn thôn, bản khó khăn về nước sinh hoạt, trên 93% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; phát triển mô hình đầu tư, quản lý, khai thác, sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn nông thôn bền vững. Kết hợp nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước với vốn góp của người dân đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn theo hình thức tập trung, do Nhân dân quản lý, khai thác.

2. Hạ tầng văn hóa - xã hội

Hạ tầng giáo dục - đào tạo: Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất, kiên cố hóa 100% trường, lớp học, nhà công vụ giáo viên, nhà bán trú học sinh, trang thiết bị dạy và học theo hướng đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới. Chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng, trang thiết bị và nâng cao chất lượng trường học đạt chuẩn quốc gia, các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông bán trú, trường trung học phổ thông chuyên. Phát triển các trường học sử dụng thiết bị thông minh, hiện đại trong công tác quản lý, dạy và học.

Hạ tầng y tế: Đầu tư nâng quy mô bệnh viện đa khoa tỉnh từ 300 lên 500 giường; xây dựng Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm Y tế huyện Nậm Nhùn và thành phố Lai Châu; đầu tư, nâng cấp hệ thống trạm y tế xã đảm bảo thực hiện vai trò tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Hạ tầng du lịch, dịch vụ: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng các khu, điểm du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái trên các tuyến du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại các khu, điểm du lịch nhằm nâng cao công suất, chất lượng phục vụ, thu hút khách du lịch.

Hạ tầng văn hóa, thể dục, thể thao, thông tin: Đầu tư hệ thống thiết chế, văn hóa thể thao cấp tỉnh, xây dựng, sử dụng hiệu quả nhà văn hóa xã, thôn, bản. Xây dựng hạ tầng cơ sở dữ liệu, hình thành trung tâm dữ liệu tỉnh kết nối đồng bộ nhằm phục vụ phát triển kinh tế số, xây dựng chính quyền điện tử; phát triển ổn định hạ tầng viễn thông, hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ. Đảm bảo phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin trên tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Thúc đẩy phát triển lĩnh vực bưu chính theo hướng là hạ tầng chuyển phát và logistics cho thương mại điện tử. Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống thông tin cơ sở. Đầu tư hạ tầng truyền dẫn phát sóng đảm bảo thực hiện số hóa truyền hình mặt đất.

3. Quản lý xây dựng đô thị

Quản lý chặt chẽ xây dựng đô thị theo quy hoạch; rà soát, điều chỉnh, quy hoạch đô thị đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo quy hoạch, nhất là đảm bảo hệ thống cấp nước sạch đô thị và vùng phụ cận, phấn đấu 99% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị; quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn và phát triển cây xanh ở các đô thị. Tăng cường quản lý quy hoạch kiến trúc đối với tất cả các đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị.

IV- Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ

1. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực


Tiếp tục thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tập trung các mục tiêu phát triển bền vững giáo dục, đào tạo, đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng thực hành của học sinh, sinh viên; phòng ngừa, ngăn chặn các tiêu cực trong giáo dục. Giữ vững và nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Tập trung xây dựng trường chuẩn quốc gia ở các cấp học. Nâng cao chất lượng giáo dục trường Trung học phổ thông chuyên Lê Quý Đôn, trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh. Thực hiện tốt công tác phân luồng và hướng nghiệp cho học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm định chất lượng giáo dục.

Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển của tỉnh, trọng tâm là phát triển nhân lực chất lượng cao, trọng dụng nhân tài. Quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm,  đảm bảo có trình độ chuyên môn cao, năng lực thực tiễn tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Thúc đẩy xây dựng xã hội học tập mở, học tập suốt đời. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh; đổi mới giáo dục nghề nghiệp, đào tạo nghề; mở rộng ngành nghề đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Gắn kết việc đào tạo nghề với nhu cầu của các doanh nghiệp, hợp tác xã và thị trường lao động.

2. Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe Nhân dân, chất lượng dân số

Tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 29/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trong tình hình mới. Nâng cao năng lực quản lý hoạt động các cơ sở y tế công lập, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của đội ngũ y bác sỹ. Tập trung đào tạo, xây dựng đội ngũ bác sỹ có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, nhất là các dịch vụ kỹ thuật cao; năng lực phòng chống dịch bệnh; chất lượng hoạt động của y tế cơ sở, từng bước thực hiện được vai trò là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Phấn đấu trên 90% số xã có bác sỹ làm việc; 70% dân số được quản lý bằng hồ sơ sức khỏe điện tử.

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; nâng cao năng lực sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật; đảm bảo các điều kiện và nguồn lực cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình, quyết liệt các giải pháp nâng cao chất lượng dân số, phòng chống suy dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật; nâng cao sức khỏe, tầm vóc của người dân trong tỉnh. Thực hiện tốt chương trình tiêm chủng các loại vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi, phấn đấu tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt trên 95%.

3. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trên các lĩnh vực; tăng cường quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công nghệ. Thực hiện hiệu quả các cơ chế, giải pháp hỗ trợ, xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho tổ chức và cá nhân. Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật trong bảo tồn, phục tráng, chọn tạo giống cây trồng nông nghiệp, cây dược liệu, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao; đẩy mạnh hoạt động sở hữu trí tuệ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc hàng hóa đặc trưng của tỉnh. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 trong các cơ quan nhà nước để nâng cao hiệu quả cải cách hành chính của tỉnh.

Chú trọng thúc đẩy, chuyển giao, ứng dụng thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ chuyên môn cao, tài năng trẻ trên tất cả các lĩnh vực. Phát huy năng lực đổi mới, sáng tạo của đội ngũ trí thức, phát triển cán bộ kỹ thuật trình độ cao trong các doanh nghiệp, hợp tác xã.

V- Phát triển văn hóa, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội

Kết hợp hài hòa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa. Không ngừng nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, văn minh gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh:

1. Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc

Tăng cường giáo dục, bồi dưỡng truyền thống tốt đẹp các dân tộc. Bảo vệ, kế thừa và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa các dân tộc, các di sản văn hoá của tỉnh. Chú trọng đầu tư phát triển văn hóa gắn với hoạt động du lịch, sưu tầm, nghiên cứu, tổ chức các lễ hội và bảo tồn các làng bản truyền thống.

Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp gắn với khai thác nét đẹp văn hóa các dân tộc, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh và nhu cầu hưởng thụ của Nhân dân. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hoá văn nghệ quần chúng, phát huy vai trò của các nghệ nhân và văn hoá nghệ thuật dân gian. Phát triển các câu lạc bộ, đội văn nghệ thôn bản, khu dân cư; tạo điều kiện để quần chúng trực tiếp tham gia vào các hoạt động sáng tác và biểu diễn. Xây dựng các thiết chế văn hóa tại thôn bản, phấn đấu trên 50% thôn bản có đội văn hóa văn nghệ và trên 80% thôn bản, khu dân cư có nhà văn hóa phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của Nhân dân. Chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ hoạt động văn hóa, thể thao, báo chí, văn học nghệ thuật, đặc biệt ở cấp cơ sở.

2. Xây dựng đời sống văn hóa văn minh, tiến bộ; đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao

Đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá", nâng cao chất lượng xây dựng gia đình, thôn, bản, cơ quan, trường học văn hoá; thực hiện nếp sống văn minh, tiến bộ. Tích cực chăm lo đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân các dân tộc vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn; kiên trì vận động xóa bỏ hủ tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan, ngăn chặn các biểu hiện, hành vi làm suy thoái các giá trị văn hoá, đạo đức xã hội. Nêu cao vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh, đời sống văn hóa; văn hóa lãnh đạo, quản lý, văn hóa công sở; đề cao vai trò, trách nhiệm gia đình; phát huy vai trò của già làng, trưởng dòng họ, người có uy tín trong Nhân dân. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của con người Lai Châu trong thời kỳ mới.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan báo chí tỉnh, đài truyền thanh truyền hình cấp huyện, hệ thống trạm truyền thanh cấp xã. Phát triển, phổ cập Internet băng rộng và điện thoại đến vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh. Nâng cao sức đề kháng của Nhân dân các dân tộc, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại.

Phát triển phong trào thể dục, thể thao quần chúng, quan tâm giáo dục thể chất trong nhà trường. Duy trì, phát triển phong trào toàn dân tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khoẻ. Khai thác, bảo tồn và phát triển các môn thể thao dân tộc. Chú trọng phát triển, tập huấn, bồi dưỡng tài năng thể thao quần chúng, đào tạo vận động viên thể thao thành tích cao; đồng thời bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ huấn luyện viên, hướng dẫn viên thể thao.

3. Tập trung đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội

Triển khai đồng bộ, quyết liệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, các nhiệm vụ, giải pháp giảm nghèo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững. Triển khai hiệu quả các đề án, nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo lấy hộ gia đình nghèo làm chủ thể, có sự giúp đỡ tích cực của cộng đồng, tổ chức thực hiện của hệ thống chính trị cơ sở và quản lý chỉ đạo của huyện; tập trung các giải pháp quyết tâm giảm số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, các đối tượng bảo trợ xã hội. Phát triển thông tin, thị trường lao động, đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn, xuất khẩu lao động và giới thiệu việc làm trong nước cho lao động. Hỗ trợ việc làm cho nhóm lao động yếu thế, nhất là lao động nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách, bộ đội xuất ngũ và thanh niên nông thôn.

Đẩy mạnh công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; chủ động phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ gây tổn hại, xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em. Phấn đấu đến 2025 có trên 85% xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em; trên 80% trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc. Thực hiện tốt các chính sách thúc đẩy đảm bảo bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ; tạo sự bình đẳng về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.

4. Công tác dân tộc, tôn giáo

Triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội khóa XIV về phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; các chính sách dân tộc và chỉ đạo của Chính phủ. Tập trung phát triển sản xuất, giảm nghèo nhanh và bền vững, phát triển kết cấu hạ tầng xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số.

Thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Tăng cường quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo theo đúng pháp luật. Phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân; chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền trái pháp luật, lôi kéo, gây chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, ảnh hưởng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

VI- Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

1. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học


Nâng cao năng lực quản lý, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường ở các cấp. Xây dựng, thực hiện tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giải quyết các thủ tục về giao đất, cho thuê đất đối với các dự án đầu tư; hoàn thành hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện để phục vụ tốt công tác quản lý đất đai ở các cấp. Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu đất đai, khoáng sản, môi trường đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên cho thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển kinh tế - xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường; thực hiện nghiêm quy trình đánh giá, kiểm soát tác động môi trường của các dự án đầu tư. Quản lý, kiểm soát tốt các nguồn gây ô nhiễm, nhất là các nguồn nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Xây dựng các công trình, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải độc hại, hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các đô thị và các công trình hạ tầng kỹ thuật môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác thu gom chất thải rắn, rác thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn, nơi công cộng. Chú trọng bảo vệ tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng, chống ô nhiễm môi trường. Bảo đảm an ninh nguồn nước, nhất là nước sinh hoạt đô thị, nông thôn; giám sát chặt chẽ việc duy trì dòng chảy tối thiểu đối với các công trình, dự án sử dụng nước trên các lưu vực sông, suối nhằm bảo tồn đa dạng sinh học. Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi đốt phá rừng, làm suy thoái, cạn kiệt tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, nước, khoáng sản, môi trường.

2. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; phòng, chống giảm thiểu thiệt hại thiên tai

Thực hiện quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm phải chú trọng thực hiện hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức trách nhiệm của hệ thống chính trị, cộng đồng dân cư trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Áp dụng các biện pháp công trình, phi công trình để nâng cao khả năng thích ứng, an toàn của hệ thống kết cấu hạ tầng bảo vệ cộng đồng dân cư trước tác động của biến đổi khí hậu. Hằng năm, kịp thời kiểm tra, rà soát, đưa dân ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở. Chủ động phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ và tìm kiếm cứu nạn, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

VII- Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biên giới quốc gia; mở rộng, phát triển quan hệ đối ngoại

1. Củng cố thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc


Quán triệt, thực hiện nghiêm đường lối, chủ trương nghị quyết của Đảng về công tác quốc phòng, an ninh, trọng tâm là “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, “Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia”, “Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia”. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, nền an ninh nhân dân vững mạnh. Tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng, củng cố “thế trận lòng dân” vững chắc.
Thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Chủ động nắm chắc tình hình nội, ngoại biên, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các hoạt động vi phạm, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác, phát triển. Tiếp tục sắp xếp, ổn định dân cư biên giới, phát huy vai trò của Nhân dân trong quản lý, bảo vệ biên giới.

2. Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động tư pháp

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh chính trị, dân tộc, tôn giáo, an ninh kinh tế, tư tưởng, văn hóa, thông tin, an ninh mạng, bảo vệ bí mật nhà nước, an ninh biên giới, an ninh nông thôn. Nắm chắc tình hình, kịp thời đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và các phần tử xấu. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các mục tiêu, công trình trọng điểm về an ninh; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thăm, làm việc tại địa phương; các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng của đất nước và của tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống tội phạm; chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, trấn áp, đẩy lùi  các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, đẩy mạnh chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp, đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Tăng cường các biện pháp kiềm chế và giảm thiểu tai nạn giao thông, an toàn phòng chống cháy nổ. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao cảnh giác cho Nhân dân, phát triển sâu rộng, hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Xây dựng lực lượng công an tinh gọn, trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Củng cố, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án. Xây dựng, củng cố tổ chức và hoạt động của các tổ chức bổ trợ tư pháp; chú trọng hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống tội phạm.

3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại

Quán triệt sâu sắc đường lối đối ngoại của Đảng; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa đối ngoại của cấp ủy, ngoại giao của chính quyền và đối ngoại Nhân dân. Duy trì, phát triển quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và 3 tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế có quan hệ với tỉnh; thiết lập, mở rộng quan hệ với các đối tác mới. Tích cực vận động, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vốn viện trợ không hoàn lại đối với các lĩnh vực còn gặp nhiều khó khăn của tỉnh. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới, thúc đẩy hợp tác kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự  biên giới trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với các quy định và luật pháp của mỗi bên; giữ gìn và phát triển quan hệ vững chắc hai bên biên giới.

VIII- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền các cấp. Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy tinh gọn, ổn định; đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp, thực hiện tốt chức năng quyết định và giám sát những vấn đề quan trọng của địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chính quyền địa phương.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Xây dựng nền hành chính từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội, phát triển kinh tế. Quản lý, phát huy hiệu quả hoạt động của Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tập trung sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm và trình độ đào tạo phù hợp; chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có sức khỏe tốt, trình độ chuyên môn, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu. Quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số, cán bộ trẻ trong bộ máy chính quyền các cấp. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gắn với bố trí, sử dụng, phát huy năng lực sở trường, chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi, chuyên nghiệp đầu ngành, lĩnh vực. Chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đạo đức công vụ, văn hóa công sở của công chức, viên chức trong thi hành công vụ.

3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của các cấp, các ngành, quản lý nhà nước các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trọng tâm về quản lý đất đai, xây dựng, tài chính, ngân sách, chính sách, chương trình mục tiêu nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực và giữ vững trật tự kỷ cương, pháp luật, minh bạch trong quản lý nhà nước. Nâng cao chất lượng thanh tra, kết luận, xử lý nghiêm các sai phạm, tăng cường giám sát hoạt động của các đoàn thanh tra và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Thực hiện tốt việc tiếp công dân, đối thoại, giải quyết kịp thời, hiệu quả khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức, nhất là vụ việc khiếu kiện đông người, phức tạp. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân. 

IX- Phát huy dân chủ, sức mạnh đoàn kết các dân tộc; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân

1. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân


Cấp ủy các cấp sâu sát trong lãnh đạo, định hướng nhiệm vụ hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Xây dựng, củng cố tổ chức Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể vững mạnh; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp chặt chẽ, thống nhất hành động, cụ thể, sâu sát quần chúng, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, hướng mạnh hoạt động về cơ sở. Thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; chủ động nắm tình hình, kịp thời phản ánh, tham mưu với cấp ủy, chính quyền và tích cực tham gia giải quyết các vấn đề thiết thực trong sản xuất và đời sống Nhân dân. Xây dựng các phong trào thi đua, các cuộc vận động sâu rộng, thiết thực với nhiệm vụ chính trị của tỉnh, địa phương, cơ sở; tổ chức tốt các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện tạo sự đồng thuận xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân.

Mặt trận Tổ quốc các cấp trong tỉnh chủ trì phối hợp các tổ chức thành viên tập hợp vận động Nhân dân tăng cường đoàn kết, hăng hái thi đua thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ, nâng cao cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Liên đoàn Lao động đẩy mạnh các phong trào thi đua trong cán bộ, công nhân viên chức, người lao động, tăng cường giáo dục, phát huy truyền thống giai cấp công nhân, học tập nâng cao trình độ, phát triển đoàn viên, tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Hội Nông dân tập trung vận động tổ chức cho hội viên nông dân phát triển sản xuất, tái cơ cấu nông nghiệp, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh; đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, làm giàu chính đáng, giúp nhau vươn lên thoát nghèo, phong trào xây dựng nông thôn mới, vận động ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh, nâng cao hiệu quả sản xuất. Hội Phụ nữ tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ tích cực thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đẩy mạnh các phong trào thi đua phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xây dựng gia đình bình đẳng, ấm no, hạnh phúc. Hội Cựu chiến binh đẩy mạnh phong trào cựu chiến binh gương mẫu, phát huy truyền thống, bản chất tốt đẹp bộ đội Cụ Hồ, tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ, đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực. Đoàn Thanh niên chú trọng chăm lo giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, bồi dưỡng rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống văn hóa, phát huy vai trò xung kích của đoàn viên, thanh niên trên các mặt trận kinh tế, văn hóa, xã hội; đẩy mạnh các phong trào thanh niên khởi nghiệp, sáng tạo, lập thân, lập nghiệp, phong trào tuổi trẻ xung kích bảo vệ Tổ quốc. Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các hội quần chúng, góp phần nâng cao sự đồng thuận xã hội, tăng cường khối đoàn kết các dân tộc, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

2. Phát huy dân chủ, sức mạnh đoàn kết các dân tộc

Các cấp ủy đảng quan tâm lãnh đạo củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, lấy đoàn kết trong cấp ủy, tổ chức đảng là hạt nhân; tập trung xây dựng Đảng bộ, chính quyền trong sạch, vững mạnh; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên gương mẫu, trách nhiệm cùng đồng bào củng cố, phát huy khối đại đoàn kết các dân tộc. Tập trung thực hiện tốt chính sách dân tộc, an sinh xã hội, chăm lo nâng cao chất lượng cuộc sống, nhất là phát triển kinh tế, xã hội vùng sâu, vùng xa, biên giới, bảo đảm các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giúp nhau cùng phát triển, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân. Thực hiện tốt công tác dân vận của hệ thống chính trị; phát huy vai trò khu dân cư, dòng họ, người có uy tín ở cơ sở; vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, khu dân cư đoàn kết, đồng thuận, tin tưởng vào sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, tăng cường mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền địa phương với Nhân dân.

X- Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng

1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chính trị tư tưởng


Chú trọng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị, vai trò, năng lực lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy đảng, năng lực cụ thể hóa và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, lý luận; tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; phổ biến, quán triệt, học tập và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống, đạo đức cách mạng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị; cung cấp thông tin, cập nhật kiến thức mới gắn với giáo dục, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, kỷ cương, kỷ luật trách nhiệm công vụ của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Chủ động nắm chắc tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc. Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; chủ động phòng, chống "diễn biến hòa bình", thông tin xấu, độc trên intenet, mạng xã hội; bảo đảm an ninh tư tưởng trên môi trường không gian mạng. Quản lý và định hướng hoạt động của các loại hình tuyên truyền, hệ thống thông tin truyền thông, báo chí, tuyên truyền miệng; phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trên mặt trận tư tưởng. Chú trọng tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; đấu tranh phòng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh.

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức cán bộ, hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đảng viên và bảo vệ chính trị nội bộ

Thực hiện hiệu quả các nghị quyết, quy định của Đảng về công tác tổ chức cán bộ, xây dựng Đảng. Trọng tâm vào củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ; nâng cao chất lượng quy hoạch, tạo nguồn cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số và chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở.

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở. Kiện toàn, củng cố tổ chức cơ sở đảng đồng bộ, thống nhất với sắp xếp lại các tổ chức trong hệ thống chính trị; phát triển mô hình tổ chức cơ sở đảng có tính đặc thù phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, ngành, lĩnh vực. Chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; thực hiện tốt việc đưa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào sinh hoạt chi bộ. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ công tác xây dựng đảng cho đội ngũ cấp ủy viên, nhất là bí thư cấp ủy chi, đảng bộ cơ sở.

Thường xuyên chăm lo, làm tốt công tác tạo nguồn và kết nạp đảng viên, nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi có ít đảng viên; phát huy hiệu quả vai trò hạt nhân lãnh đạo của tổ chức đảng ở thôn, bản, tổ dân phố. Tăng cường quản lý, phân công rõ nhiệm vụ đảng viên; giám sát đảng viên đang công tác giữ mối liên hệ với tổ chức đảng và Nhân dân nơi cư trú; thường xuyên rà soát, sàng lọc đội ngũ đảng viên, kiên quyết, kịp thời đưa những đảng viên không còn đủ tư cách ra khỏi Đảng. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ, nhất là vấn đề chính trị hiện nay; kịp thời phát hiện cán bộ, đảng viên có vấn đề về chính trị để bố trí, sử dụng bảo đảm theo quy định.

3. Thực hiện có hiệu quả công tác dân vận của hệ thống chính trị

Nâng cao chất lượng công tác dân vận của hệ thống chính trị với phương châm “Gần dân, sát dân, trọng dân, có trách nhiệm với dân”. Chú trọng công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng đồng bào có niềm tin tôn giáo, phát huy vai trò và quyền làm chủ của Nhân dân trong các công việc của địa phương; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận của chính quyền, các cơ quan nhà nước, các lực lượng vũ trang và trách nhiệm, đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại chính đáng của Nhân dân. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác dân vận của Đảng; xây dựng, củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân.

4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng

Lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường vai trò, trách nhiệm kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy, cán bộ, đảng viên, về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát. Xây dựng chương trình kiểm tra, giám sát toàn khóa, hằng năm bảo đảm toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sát nhiệm vụ chính trị. Chú trọng kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Đảng, các nghị quyết, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, việc chấp hành các nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng. Coi trọng thực hiện giám sát thường xuyên, nắm tình hình hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị. Kịp thời phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm, ngăn ngừa, khắc phục thiếu sót, khuyết điểm; xử lý kỷ luật Đảng nghiêm minh, đồng bộ với kỷ luật hành chính, đoàn thể; thực hiện công khai kết quả kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên có vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phát huy vai trò giám sát của cơ quan dân cử, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

5. Thực hiện tốt công tác nội chính; phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác nội chính và phòng chống tham nhũng. Nâng cao năng lực dự báo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chỉ đạo các lực lượng vũ trang phối hợp làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh vững chắc. Thực hiện toàn diện, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính và phòng chống tham nhũng sát với yêu cầu nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Tăng cường kiểm tra, giám sát chuyên đề về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Phát huy vai trò của cấp ủy đảng, người đứng đầu, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân trong phòng, chống tham nhũng. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ việc, vụ án kinh tế, tham nhũng.

6. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, tác phong, lề lối làm việc của các cấp ủy đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện, sâu sát trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Cấp ủy các cấp thực hiện nghiêm quy chế, chương trình làm việc; thực hiện chế độ lãnh đạo tập thể đi đôi với phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; có cơ chế để các địa phương phát huy tính chủ động, sáng tạo, gắn với đề cao trách nhiệm. Đảm bảo các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất ý chí, hành động; coi trọng xây dựng văn hóa chính trị trong hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của cấp ủy, tổ chức đảng ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện và bảo đảm các điều kiện, nguồn lực triển khai thực hiện hiệu quả. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của cấp ủy.

7. Thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Quán triệt, thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các nghị quyết, quy định của Tỉnh ủy về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, lãng phí, quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Xây dựng và thực hiện chuẩn mực về đạo đức công vụ, quan hệ, ứng xử của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và Nhân dân. Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý; nâng cao chất lượng kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hằng năm; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm hằng năm. Người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên nghiêm túc xây dựng và thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không có biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Tăng cường kiểm tra, giám sát, phát huy hiệu quả vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Nhân dân thường xuyên giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII và quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

XI- Chương trình trọng điểm

1. Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung.

2. Chương trình phát triển rừng bền vững.

3. Chương trình bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch.

4. Chương trình nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số và cán bộ chủ chốt cấp xã.


D- NHỮNG GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM

1. Các cấp ủy, tổ chức đảng kịp thời tổ chức quán triệt, học tập và quyết liệt triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận của Nhân dân trong triển khai thực hiện Nghị quyết. Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình trọng điểm của Nghị quyết Đại hội và đảm bảo nguồn lực để tổ chức thực hiện. Sơ kết, tổng kết các nghị quyết, đề án nhiệm kỳ 2015-2020, nhất là thực hiện 3 chương trình trọng điểm và xem xét kết luận tiếp tục thực hiện cho giai đoạn 2020-2025. Rà soát, xây dựng hoàn thiện các cơ chế, chính sách nhằm phát huy nguồn lực, tiềm năng lợi thế, tạo động lực mới cho sự phát triển toàn diện, nhanh và bền vững của tỉnh.

2. Tập trung lãnh đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ 3 đột phá chiến lược: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; chú trọng các công trình giao thông huyết mạch, tạo thuận lợi kết nối với bên ngoài. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, xúc tiến đầu tư, chú trọng phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã tại địa phương; tăng cường chuyển giao ứng dụng khoa học và công nghệ vào quản trị và sản xuất. Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, tâm huyết, trách nhiệm, gương mẫu, kỷ cương, hiệu quả; thúc đẩy khởi nghiệp, sáng tạo trong cộng đồng, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

3. Xây dựng, triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2050 và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm, hằng năm. Tập trung nguồn lực cao nhất, cơ chế, chính sách tạo động lực tốt nhất cho phát triển nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thúc đẩy, tạo điều kiện tốt nhất cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển. Tăng cường phối hợp với các tỉnh trong khu vực, các tỉnh biên giới trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

4. Chú trọng khai thác hiệu quả lợi thế kinh tế biên mậu cửa khẩu với các châu, huyện biên giới của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), nắm bắt cơ hội thị trường, thúc đẩy phát triển hàng hóa có lợi thế ổn định, bền vững; thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên trên cơ sở đảm bảo quy định pháp lý của mỗi nước. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu, nâng cao hiệu quả hợp tác hữu nghị, ổn định với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc trên các mặt kinh tế, thương mại, du lịch, văn hóa, quốc phòng, an ninh.

5. Thực hiện đồng bộ mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa - xã hội, bảo đảm tiến bộ, công bằng và an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường. Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh các phong trào thi đua rộng khắp trên các lĩnh vực, chú trọng phong trào thi đua trong lao động sản xuất của Nhân dân, xây dựng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

6. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường trách nhiệm tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nhất là vai trò, trách nhiệm người đứng đầu và chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết Đại hội và các nghị quyết, đề án.
***

Kết quả quan trọng của nhiệm kỳ 2015-2020 tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của tỉnh giai đoạn 2020-2025. Tiếp tục tập trung nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị - xã hội, các lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, hợp tác xã, các tổ chức quần chúng cùng toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết - kỷ cương - hành động - đổi mới, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra./.


Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về các địa chỉ sau: 
- Trang thông tin điện tử Tỉnh ủy: Tầng 7, nhà A, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, tổ 16, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. E-mail: banbientaptulc@gmail.com.
- Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Tầng 7, nhà A, Trung tâm Hành chính - Chính trị tỉnh, tổ 16, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu. E-mail: bantuyengiaotulc@gmail.com.
- Thời gian lấy ý kiến: đến hết ngày 18/6/2020.
- Ý kiến góp ý gửi qua đường bưu điện không phải dán tem.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1491 | lượt tải:60

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2095 | lượt tải:683

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2151 | lượt tải:235

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2306 | lượt tải:263

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1589 | lượt tải:228
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập82
  • Hôm nay38,463
  • Tháng hiện tại716,768
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,611,024
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down