Các cấp ủy đảng, chính quyền đã chỉ đạo ngành y tế phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan báo chí kịp thời thông tin, tuyên truyền mục tiêu, nhiệm vụ, những giải pháp cùa Đề án và công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Ngành Y tế đã chủ động phối hợp tổ chức học tập, quán triệt, nghiên cứu sâu nội dung Đề án và các chủ trương của Đảng về công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong toàn ngành để làm tốt công tác tham mưu nâng cao chất lượng y tế ở cơ sở.
Tiến bộ nổi bật trước tiên phải nói đến là chất lượng nhân lực y tế cơ sở. Từ năm 2016 đến nay, toàn ngành đã đào tạo và đào tạo lại cho trên 320 cán bộ y tế cấp huyện, 286 nhân viên y tế thôn bản. Nhiều cán bộ được cử đi đào tạo chuyên ngành kỹ thuật cao tại các trường đại học trong nước và bệnh viện tuyến Trung ương, thực hiện được các kỹ thuật theo phân tuyến, dịch vụ khám, chữa bệnh được bổ sung danh mục kỹ thuật mới, chuyên sâu, tập trung vào các chuyên ngành: Hồi sức cấp cứu, Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Truyền nhiễm. Đến nay, nhân lực y tế tuyến cơ sở có trình độ đại học trở lên là 425/1.860 người (đạt 22,88%); có 7/8 Trung tâm y tể tuyến huyện (trừ thành phố Lai Châu) có khoa hồi sức cẩp cứu, phẫu thuật cấp cứu và phẫu thuật thông thường. Đội ngũ cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được bô sung, kiện toàn từng bước cân đối về số lượng, nâng cao chất lượng. Bình quân mỗi trạm y tế có 5 cán bộ, số bác sỹ về công tác tại trạm y tế xã ngày càng tăng. Năm 2015 có 53 trạm y tế có bác sỹ làm việc tại trạm (đạt 49%), năm 2018 có 77 trạm y tế có bác sỹ làm việc (đạt 71%); 92,6% trạm y tế có nữ nộ sinh hoặc y sỹ sản nhi, 71,3% có cán bộ y học cổ truyền.
Nhờ chất lượng nhân lực được nâng lên, cùng với quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, tích cực triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, nhất là công nghệ thông tin nên quy trình khám, chữa bệnh được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn; chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh của mạng lưới y tế cơ sở từng bước được nâng lên. Duy trì hoạt động chỉ đạo tuyến, chú trọng các hoạt động chuyên môn, thực hiện tốt các quy chế, chế độ, nhất là chế độ trực cấp cứu; tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế chuyển biến tích cực, dần đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh. Ngành Y tế đã từng bước bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu vị trí việc làm và khả năng sử dụng trang thiết bị y tế, ứng dụng khoa học, y học hiện đại trong khám, chữa bệnh. Các bệnh viện tuyến huyện được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại như máy siêu âm máy xét nghiệm, nội soi tai mũi họng, ổ bụng, máy tán sỏi laser ngược dòng, hệ thống phẫu thuật nội soi ổ bụng...; 100% các cơ sở y tế áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công tác phòng bệnh, chân đoán và điều trị; sử dụng khá hiệu quả các trang thiết bị đã được đầu tư. Sau 02 năm, tỷ lệ ca bệnh có chẫn đoán khác biệt giảm từ 0,46%o năm 2016 xuống 0,4%o năm 2018; các trường hợp ca bệnh phải rút kinh nghiệm chuyên môn giảm từ 0,019%o (năm 2016) xuống còn 0,012%o (năm 2018); giảm số lượt chuyển bệnh nhân từ tuyến cơ sở lên tuyến trên từ 19.772 lượt = 1,92% (năm 2016), xuống còn 12. 364 lượt = 1,85% (năm 2018), qua đó góp phần tiết kiệm chi phí cho người dân khi khám, chữa bệnh.
Tỷ lệ thực hiện danh mục kỹ thuật tuyến huyện tăng từ 55% năm 2016 lên 70,5% năm 2018 (riêng Tam Đường, Than Uyên đạt trên 94%). Tuyến xã, các trạm y tế có bác sỹ làm việc và có đủ trang thiết bị y tế trung bình tăng từ 45% năm 2016, lên 57,4% năm 2018. Số giường bệnh tuyến huyện tăng từ 690 giường năm 2016 lên 800 giường năm 2018 (không kể số giường bệnh lưu tại trạm y tế xã); đạt tỷ lệ 17,56 giường bệnh/vạn dân. Tổng số lượt khám bệnh, chữa bệnh đạt gần 1,1 triệu lượt người/năm, số lần khám, chữa bệnh tăng từ 2,1 lần/người/năm (năm 2015) lên 2,35 lần/người/năm vào năm 2018; công suất sử dụng giường bệnh bình quân hằng năm của các tuyến đều vượt và đạt trên 110%; số ngày điều trị nội trú trung bình tại tuyến huyện đạt 5,5 ngày/đợt/người bệnh. Tỷ lệ khám chữa bệnh băng y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại đạt trên 30%. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, tỷ lệ tham gia BHYT toàn tỉnh đạt 94,3%, đến nay, 100% trạm y tế xã đều khám chữa bệnh BHYT; đại đa số người dân, đặc biệt người nghèo, Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT.
Tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ y tế chuyển biến tích cực, dần đáp ứng được sự hài lòng của người bệnh Tích cực xây dựng, củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động mạng lưới y tể dự phòng từ tuyến tính đến cơ sở. Đến nay, 8/8 trung tâm y tế huyện, thành phố đều có đội y tế dự phòng, đội chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em; 100% cán bộ y tế tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn được đào tạo, cập nhật kiến thức chuyên môn thường xuyên, có chuyên môn tốt trong công tác phòng, chổng dịch bệnh và tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu y tể quôc gia tại cơ sở. Triển khai tốt các hoạt động chương trình y tế kết hợp quân dân y tại các xã vùng biên giới. Đội ngũ nhân viên y tế thôn bản, cộng tác viên dân số tại các thôn, bản hỗ trợ đắc lực trong công tác truyền thông, vận động, cập nhật kịp thời thông tin, kiến thức cho người dân về vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình,..; tăng cường kiểm tra, giám sát nắm vững tình hình dịch tễ trong cộng đồng, phát hiện, xử lý kịp thời ổ dịch, hạn chế tối đa, không để dịch bệnh bùng phát lây lan trên diện rộng.
Triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu quốc gia, tiêm chủng mở rộng, chỉ đạo các cấp, cơ quan chuyên môn chủ động làm tốt công tác phòng, chống dịch trên địa bàn; thực hiện kiểm tra, giám sát các bệnh truyền nhiễm, phát hiện sớm ca bệnh, xử lý kịp thời, không để dịch lớn xảy ra. Thực hiện tiêm chủng mở rộng tại 108/108 xã, phường, thị trấn; trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin đạt 94%. Công tác phòng chống HIV/AIDS tiếp tục được chú trọng, quản lý có hiệu quả tốc độ lây nhiễm trong cộng đồng, duy trì tỷ lệ mắc HIV tại cộng đồng 0,4% dân số. Triển khai tốt điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; duy trì hoạt động và mở rộng hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm (đái tháo đường, tăng huyết áp, các bệnh tim mạch...). Thường xuyên kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, nhắc nhở và xử lý vi phạm, từng bước nâng cao trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống trên địa bàn toàn tỉnh.
Triến khai có hiệu quả các đợt chiến dịch "Tăng cường tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân cư, vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn" tại các xã khó khăn trên địa bàn. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình mỗi năm giảm 0,85%o; năm 2018 mức giảm tỷ lệ sinh đạt 0,5%o. Tỷ lệ trẻ sinh ra là con thứ ba trở lên bình quân trên toàn tỉnh mỗi năm giảm 1,61%. Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại trung bình mỗi năm tăng 0,59%; bà mẹ có thai được tiêm phòng vắc xin uốn ván đạt trên 85%; tăng tỷ lệ phụ nữ có thai được quản lý thai nghén trên 91%, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai > 3 lần trong 3 thời kỳ đạt trên 63%, tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế đạt 59%; giảm tỷ suất chết mẹ từ 85/100.000 trẻ đẻ ra sống năm 2015 xuống 82/100.000 trẻ đẻ ra sống năm 2018. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng theo tuổi) giảm từ 23,1% năm 2015 xuống 21,29% năm 2018.
Công tác xây dựng xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, chỉ đạo tích cực. Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Duy trì 70/108 xã đạt tiêu chỉ quốc gia về y tế đạt 64,8%; dự kiến hết năm 2018 tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 71,3%.
Cùng với những kết quả tích cực, việc thực hiện Đề án vẫn còn những hạn chế như một số địa phương, đơn vị tổ chức học tập, quán triệt Đề án chưa thực sự sâu rộng, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chưa sát với điều kiện cụ thể. Công tác tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước về y tế của y tế cơ sở trên một số mặt chưa thật sự chủ động. Cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, chưa đồng bộ nhất là ở các trạm y tế xã. Ngân sách để xây dựng, nâng cấp, sửa chữa các bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế còn khó khăn. Chất lượng dịch vụ y tế ở tuyến cơ sở vẫn còn hạn chế, năng lực và chất lượng khám chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ y tế chưa đáp ứng yêu cầu. Đội ngũ cán bộ y tế ở một sổ đơn vị chưa bảo đảm về cơ cầu, trình độ chuyên môn và năng lực quản lý. Phần lớn các bệnh viện còn thiếu cán bộ có năng lực và tay nghề cao, chuyên khoa sâu, cán bộ có trình độ sau đại học. Số lượng bác sỹ biên chế tại trạm y tế xã còn thấp. Chính sách khuyến khích, thu hút bác sỹ, cán bộ y tế về xã và vùng khó khăn còn bất cập, triển khai thực hiện còn khó khăn. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, y đức cho cán bộ, nhân viên y tế chưa thường xuyên. Một số cán bộ ở một số cơ sở y tế chưa thật sự gương mẫu, cơ chế quản lý chậm đối mới; thái độ ứng xử của một số ít y, bác sỹ chưa phù hợp, thiếu trách nhiệm với người bệnh.
Quản lý hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn có mặt còn bất cập. Vệ sinh an toàn thực phẩm có mặt chưa được kiểm soát chặt chẽ. Xã hội hoá về y tế đạt hiệu quả thấp, nhất là vấn đề huy động nguồn lực toàn dân chăm lo xây dựng, phát triển sự nghiệp y tế. Hệ thống y tế ngoài công lập còn nhỏ lẻ, chất lượng thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của Nhân dân. Hoạt động của Hội Đông y và Hội Y học chưa phát huy được thế mạnh trong vận động tập hợp hội viên có tay nghề cao tham gia. Sự phát triển của y, dược học cổ truyền chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu, nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe của Nhân dân các dân tộc. Các đề tài nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y học trên địa bàn tỉnh còn ít, nhất là nghiên cứu lĩnh vực kết hợp y học cổ truyền - y học hiện đại, phát triển thuốc y học cổ truyền, dược liệu...
Đến nay, 100% trạm y tế xã đều khám chữa bệnh BHYT; đại đa số người dân, đặc biệt người nghèo, Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã được tiếp cận với các dịch vụ khám chữa bệnh BHYT Để thực hiện thành công Đề án, từ nay đến hết năm 2020 Tỉnh ủy yêu cầu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhóm chỉ tiêu chưa đạt hoặc mức đạt còn thấp; tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã xác định trong Đề án, trọng tâm là tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các huyện ủy, thành ủy, UBND các huyện, thành phố, cấp ủy, chính quyền cơ sở đối với công tác y tế nói chung, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống y tế cơ sở nói riêng; tiếp tục quán triệt sâu rộng, thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; chú trọng đẩy mạnh công tác tuyến truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ Nhân dân.
Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao y đức, tinh thần yêu ngành, yêu nghề cho cán bộ, công chức, viên chức y tế gắn với học tập và làm theo tư tướng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách sâu rộng và thiết thực trong toàn ngành y tế. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, tiến bộ khoa học và công nghệ mới cho đội ngũ cán bộ y tế cơ sở nhằm nâng cao năng lực quản lý, chất lượng cung ứng dịch vụ phòng bệnh, khám, chữa bệnh cho Nhân dân.
Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Kế hoạch số 136-KH/TU, Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 20/3/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII "về tăng cường bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân" và "công tác dân số trong tình hình mới". Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cán bộ, đối mới và nâng cao hiệu quả công tác quán lý nhà nước về y tế. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện quy hoạch, sắp xếp mạng lưới y tế trong toàn tỉnh theo Chương trình hành động số 24-CTr/TU, ngày 22/01/2018 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII "về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập"; củng cố mạng lưới y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tổ chức bộ máy và cán bộ theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tiếp tục đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng khám, điều trị và tinh thần phục vụ bệnh nhân của đội ngũ cán bộ y tế cơ sở. Thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, đối tượng chính sách xã hội, người có công với cách mạng.
Các cấp ủy, chính quyền, đơn vị chủ động rà soát kế hoạch thực hiện Đề án để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn; triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, phân công cán bộ theo dõi, chỉ đạo; có kế hoạch thường xuyên khảo sát, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc để kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, tìm ra bước đi, cách làm phù hợp với tình hình thực tể của địa phương, đơn vị. Tiếp tục bổ sung, điều hoà nhân lực một cách hợp lý giữa các tuyến, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y, bác sỹ ở tuyến cơ sở. Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Nhân dân. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ y tế đến tận xã, phường, thị trấn. Tiếp tục đầu tư ngân sách của Đề án cho phát triển sự nghiệp y tế, huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội để xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung chính sách khuyến khích, thu hút, đãi ngộ bác sỹ, cán bộ y tế có trình độ cao công tác lâu dài tại tỉnh./.