Hiệu quả công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện biên giới

Chủ nhật - 07/10/2018 00:09 3.847 0
Công tác dân vận đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc vùng biên giới. Nhân dân tích cực lao động, phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; tích cực khôi phục, duy trì và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, xóa bỏ tập tục lạc hậu; tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng; củng cố khối đại đoàn kết, giữ gìn an ninh, trật tự bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia; góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tích cực khôi phục, duy trì và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, xóa bỏ tập tục lạc hậu
Tích cực khôi phục, duy trì và phát triển văn hóa truyền thống dân tộc, xóa bỏ tập tục lạc hậu
Trong 2 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực triển khai Đề án của Tỉnh ủy về "Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020" đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực đời sống, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự xã hội góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương; nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp; cán bộ, công chức, viên chức về công tác dân vận trong vùng biên giới chuyển biến tích cực.

Nổi bật nhất có thể thấy rõ là việc vận động Nhân dân thay đổi tư duy, tập quán sản xuất lạc hậu bằng việc triển khai thực hiện các chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tập trung phát triển cây, con có thế mạnh ở địa phương gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, tuyên truyền về chương trình 135, 30a, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn cải tạo đất sản xuất, mua máy nông cụ để phát triển nông nghiệp và chuyển đổi nghề; chính sách hỗ trợ, cấp phát giống; Đề án phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số; hướng dẫn nông dân các xã biên giới sản xuất lúa; kỹ thuật chăn nuôi lợn, gà sử dụng đệm lót sinh thái; kỹ thuật chăn nuôi lợn sinh sản đảm bảo vệ sinh môi trường; kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho cây trồng; kỹ năng phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi... Qua đó, đã góp phần thay đổi tư duy, tập quán lạc hậu của Nhân dân, chuyển đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông sang chăn nuôi trang trại tập trung, có kiểm soát và phòng chống dịch bệnh.

Đã triển khai 32 mô hình phát triển kinh tế, trong đó 31 mô hình trồng trọt (cây lương thực, cây ăn quả, cây dược liệu, địa lan) và 01 mô hình chăn nuôi; gắn với cho vay đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng chính sách. Từ các mô hình, giúp người dân từng bước chuyển đổi nhạn thức, nâng cao trình độ canh tác, chăn nuôi, tích cực phát triển sản xuất. Đến nay, tổng diện tích gieo trồng cây lương thực 10.067,5 ha, tổng sản lượng 40.059 tấn; tổng sản lượng có hạt bình quân đầu người đạt 472 kg/người/năm; về phát triển chăn nuôi cơ bản ổn định, tổng đàn gia súc của các xã biên giới ước đạt 61.114 con, tốc độ tăng trưởng đạt 3,67%. Nhiều vùng đặc biệt khó khăn như các xã Pa Ủ, Tá Bạ, Pa vệ Sủ huyện Mường Tè đã từng bước phát triển mô hình chăn nuôi đại gia súc gắn với chăn nuôi có khu vực chăn, thả, chuồng trại, trồng cỏ.

Tổ chức hàng nghìn cuộc họp dân cư thôn, bản để tuyên truyền, vận động Nhân dân các dân tộc vùng biên giới hiểu về pháp luật về bảo vệ rừng và tích cực tham gia bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng mới. Nhân dân tích cực thực hiện tốt công tác bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng, đạt được kết quả rõ nét. Đến nay, Tổng diện tích rừng của các xã biên giới trên địa bàn tỉnh đạt trên 158 nghìn ha, độ che phủ rừng đạt 58,83% đạt 94,8% so với chỉ tiêu Đề án; khoanh nuôi tái sinh gần 2 nghìn ha; bảo vệ trên 7 nghìn ha rừng; trồng rừng mới 269,8 ha, trong đó chủ yếu là rừng kinh tế với các loại cây có giá trị cao như quế, sơn tra, cây gỗ lớn, đạt 54 % so với chỉ tiêu Đề án; tổng diện tích được hưởng chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gần 154 nghìn ha. Cùng với khoanh nuôi, phát triển rừng, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đã tích cực tham gia đấu tranh phát giác, tố cáo các trường hợp chặt phá rừng; tính từ đầu năm 2016 đến tháng 7 năm 2018 đã phát hiện và xử lý 506 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; tại huyện Mường Tè đã phát hiện và phá nhổ 24 đám nương/18.093 m2 cây thuốc phiện. 100% số thôn bản thuộc 4 huyện biên giới đã xây dựng quy ước về bảo vệ rừng.

Công tác vận động cũng góp phần tích cực giúp Nhân dân thấy rõ và có trách nhiệm, hành động rõ ràng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong lao động sản xuất và đời sống sinh hoạt; xóa bỏ những tập tục lạc hậu. Toàn tỉnh đã sưu tầm, phục dựng, tổ chức 36 lễ hội dân gian, trong đó có các lễ hội tiêu biểu như lễ hội “Lộc Xuân” xã Sì Lở Lầu, lễ hội “Then Kin Pang” xã Khổng Lào, lễ hội “Nàn Han” xã Mường So, Lễ hội “Gầu Tào” xã Dào San huyện Phong Thổ. Sưu tầm được 325 hiện vật các dân tộc thiểu số vùng biên giới ; bảo tồn phát huy các làn điệu dân ca dân tộc Hà Nhì hoa tại huyện Mường Tè. Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc trên địa bàn huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ, Phong Thổ nhân dịp Quôc skhánh 02-9. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển kinh tế xã hội các dân tộc Cống, Mảng, La Hủ; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Các huyện biên giới quan tâm chỉ đạo triển khai sâu rộng, thiết thực Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; phòng chống bạo lực gia đình... Năm 2017, tỷ lệ hộ gia đình đạt gia đình văn hóa huyện Phong Thổ đạt 65,60%; huyện Mường Tè đạt 67,80%; huyện Nậm Nhùn đạt 78,5%; huyện Sìn Hồ đạt 72,3%. Số thôn, bản đạt thôn, bản văn hóa huyện Phong Thổ đạt 33,7%; huyện Mường Tè đạt 66,9%; huyện Nậm Nhùn đạt 76%; huyện Sìn Hồ đạt 54,9%.

Công tác vận động đã bám sát từng địa bàn biên giới, tuyên truyền để Nhân dân hiểu rõ các hiệp định, hiệp nghị, quy chế khu vực biên giới, về chủ quyền lãnh thổ, ý thức bảo vệ Tổ quốc; tích cực tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới; giữ gìn an ninh, trật tự thôn bản, phòng chống tội phạm, phòng chống di cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật… Đến nay 100% các xã biên giới đã triển khai thực hiện nội dung tự quản ANTT bản, với 610 tổ tự quản ANTT bản/2.855 thành viên. Nhân dân tích cực đấu tranh ngăn chặn hoạt động quá cảnh, xuất nhập cảnh trái phép, tuyên truyền đạo trái phép, vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma túy… Phát huy hiệu quả lực lượng quần chúng, đặc biệt là vai trò của già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín tham gia xây dựng thôn, bản tự quản và cộng đồng dân cư, dân tộc đoàn kết. Đã xuất hiện nhiều cách làm hay, điển hình tiến tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, giải quyết được trên 100 vụ việc xảy ra trong thôn, bản.

Tích cực thúc đẩy xóa đói, giảm nghèo, nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo các huyện biên giới năm 2017 giảm đáng kể so với năm 2016 (Phong Thổ giảm từ 72,79% xuống 34,56%; Mường Tè giảm từ 55,44% xuống 48,54%; Nậm Nhùn giảm từ 38,88% xuống 29,9%; Sìn Hồ giảm từ 46,69% xuống 40,97%), Thu nhập bình quân đầu người đều tăng hằng năm (Phong Thổ tăng từ 15 triệu đồng lên 21 triệu đồng/năm; Mường Tè tăng từ 16,7 triệu đồng lên 18,4 triệu đồng/năm; Nậm Nhùn tăng từ 16 triệu đồng lên 18 triệu đồng/năm; Sìn Hồ tăng từ 16 triệu đồng lên 19,8 triệu đồng/năm). Kết cấu hạ tầng tiếp tục được quan tâm đầu tư, nhiều công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đã phát huy được hiệu quả. Chương trình xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện tích cực, người dân được hưởng lợi từ việc xây dựng nông thôn mới. Đồng thời việc thực hiện lồng ghép các nguồn vốn đã từng bước nâng cao thu nhập cho người dân và đã kiên cố hóa một số hạng mục hạ tầng thiết yếu làm cho diện mạo nông thôn dần được cải thiện, kinh tế từng bước phát triển. Đời sống của Nhân dân được nâng lên.

Cùng với những kết quả, việc triển khai thực hiện Đề án vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Nhân dân các xã biên giới chủ yếu sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sản xuất còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Phong trào văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chưa phát triển đồng đều đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa. Công tác bảo tồn, phát huy tiếng, chữ viết, các nét văn hóa truyền thống các dân tộc chưa thật sự có chiều sâu. Việc chấp hành Quy ước thôn, bản ở một số nơi chưa nghiêm túc, hiệu quả chưa cao, vẫn còn tồn tại tập tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội, tảo hôn, sinh con thứ 3...
 
Một số vùng đồng bào dân tộc các xã biên giới vẫn còn tình trạng người lao động xuất cảnh bất hợp pháp, hoạt động buôn lậu, buôn bán phụ nữ, trẻ em. Các thế lực thù địch âm mưu, lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo tuyên truyền chia rẽ khối đại đoàn kết các dân tộc diễn biến phức tạp, gây nguy cơ gây mất ổn định an ninh, trật tự...
 
Việc triển khai thực hiện mô hình “dân vận khéo” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiệu quả; số lượng các mô hình về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo còn ít, chưa có sức lan tỏa. Công tác giám sát, kiểm tra, sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về thực hiện công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu lồng ghép, gắn liền với công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, thực hiện chế độ chính sách đối với người dân trên địa bàn huyện.
 
Nguyên nhân xuất phát từ các địa phương không có những tiềm lực để phát huy thế mạnh về phát triển nông nghiệp, nông thôn; địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn; diễn biến thời tiết phức tạp. Trình độ dân trí không đồng đều; Nhân dân vẫn còn ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán sản xuất, chăn nuôi lạc hậu. Các nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Một số nơi cấp ủy, chính quyền cơ sở còn chậm đổi mới phương thức vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc tiếp cận với các phương tiện thông tin, truyền thông ở một số xã vùng cao, vùng sâu còn khó khăn. Một bộ phận Nhân dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo. Các cấp, các ngành chưa thường xuyên biểu dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến thực hiện mô hình “dân vận khéo” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Một số cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu kỹ năng, kinh nghiệm về công tác dân vận, chưa gắn công tác quản lý nhà nước, công tác chuyên môn với công tác dân vận; chậm đổi mới phong cách, tác phong, lề lối làm việc; chưa thường xuyên nắm bắt, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân.
 
Trong thời gian tới, để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Đề án của Tỉnh ủy "Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện biên giới tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016-2020" đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bằng những giải pháp, việc làm cụ thể của từng tập thể và cá nhân người lãnh đạo, quản lý để nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của tỉnh về công tác dân vận nói chung, công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Tiếp tục triển khai, thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án. Triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình dự án góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số các huyện biên giới. Gắn công tác bảo vệ an ninh trật tự với củng cố, kiện toàn hệ thống chính trị cơ sở, tập trung củng cố chính quyền, các tổ chức quần chúng, lực lượng công an xã, bảo vệ dân phố, dân quân, các tổ chức tự quản...
 
Phối hợp chặt chẽ giữa công tác dân vận vùng đồng bào dân tộc thiểu số với công tác đối ngoại nhân dân trong bảo vệ biên giới; đấu tranh chống mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, ngăn chặn kịp thời vấn đề truyền đạo trái pháp luật, tình trạng mua bán người, di cư tự do, xuất cảnh đi lao động nước ngoài bất hợp pháp… Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác dân vận ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình, điển hình “dân vận khéo” trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là các mô hình về phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Tranh thủ sự ủng hộ và phát huy vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản, trưởng dòng họ, phối hợp tham gia vận động quần chúng thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tăng cường, chủ động nắm tình hình tại cơ sở. Phát huy các tổ chức tự quản tại thôn, bản, tự quản của dòng họ gia đình... Mở rộng và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo mọi điều kiện để Mặt trận, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng các thể chế, chính sách, các chương trình, dự án ngay từ khi đang còn dự thảo, bảo đảm phù hợp với thực tiễn và lợi ích, nguyện vọng chính đáng của người dân./.

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4229 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3883 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4804 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6020 | lượt tải:236
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay7,494
  • Tháng hiện tại518,969
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,242,795
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down