Lai Châu - Niềm tin và khát vọng về một tương lai tươi sáng

Thứ hai - 31/03/2025 09:44 77 0
Với truyền thống 75 năm của Đảng bộ tỉnh, thành tựu sau 20 năm chia tách, thành lập tỉnh, cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc Lai Châu hôm nay luôn ý thức, quyết tâm phấn đấu hoàn thành sứ mệnh vẻ vang, trọng trách lớn lao được Đảng và Nhà nước giao về bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng đời sống Nhân dân ấm no, hạnh phúc để góp phần tô thắm thêm lá cờ cách mạng, viết tiếp những trang sử hào hùng của Lai Châu và của dân tộc.
Thuỷ điện Lai Châu là một trong những công trình thuỷ điện lớn trên dòng sông Đà
Thuỷ điện Lai Châu là một trong những công trình thuỷ điện lớn trên dòng sông Đà
Lai Châu - Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt, vùng đất lịch sử, giàu truyền thống cách mạng, yêu nước, cùng với quá trình định cư của 20 dân tộc với bản sắc văn hóa đặc trưng. Là tỉnh có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, từ xa xưa, Nhân dân các dân tộc Lai Châu sớm có ý chí chống giặc ngoại xâm bất khuất và bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đã được khẳng định qua suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
        
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Lai Châu là địa bàn đầu tiên bị thực dân Pháp trở lại xâm lược. Đồng bào các dân tộc Lai Châu đã anh dũng kiên cường theo Đảng và Bác Hồ đứng lên đánh đuổi thực dân xâm lược; ra sức hỗ trợ, đùm bọc, giúp đỡ bộ đội Tây Tiến và các đội vũ trang tuyên truyền tiến sâu vào địa bàn gây dựng cơ sở cách mạng và sự ra đời của Ban Cán sự Lai Châu ngày 10/10/1949 là minh chứng rõ nhất về tinh thần cách mạng của đồng bào Lai Châu.

Về Mường Tè hôm nay, bà con nơi đây vẫn kể lại câu chuyện về luật sư Nguyễn Hữu Thọ (sau này giữ chức Quyền Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội) từ tháng 6/1950 đến tháng 02/1951 bị thực dân Pháp giam lỏng tại Bản Giẳng và được bà con đồng bào các dân tộc đùm bọc, che chở. Và từ đây, những tư tưởng về cách mạng, về Đảng và Bác Hồ tiếp tục được đồng bào các dân tộc Lai Châu khẳng định, trung thành tin tưởng và đi theo cách mạng, theo Bác Hồ.
        
Dưới sự lãnh đạo của Ban Cán sự Lai Châu, Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã đoàn kết, trung thành với Đảng và Bác Hồ, giúp đỡ bộ đội chủ lực mở đường tiến đánh và giải phóng thị trấn Lai Châu ngày 12/12/1953. Sự kiện ấy, Bác Hồ đã viết “Thư gửi đồng bào và cán bộ Lai Châu” - Đó là sự cổ vũ tinh thần to lớn để đồng bào Lai Châu ra sức hỗ trợ bộ đội ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 07/5/1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” và tiếp tục thi đua đẩy mạnh sản xuất, chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam, góp phần cùng quân và dân cả nước giành thắng lợi lịch sử mùa Xuân năm 1975 và làm tròn nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào.
        
Trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu anh dũng là thế, song, trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, Lai Châu cũng đạt nhiều kết quả quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Nhân dân, đóng góp chung vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, đặc biệt qua 20 năm chia tách, thành lập. Từ một tỉnh vùng cao biên giới mới chia tách, kinh tế - xã hội trong tình trạng đặc biệt khó khăn, Lai Châu đã chuyển mình mạnh mẽ, hoàn thành các mục tiêu chiến lược, đưa “Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn” vào năm 2010; “đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng kém phát triển” và hôm nay đang ra sức phấn đấu để trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng trung du và miền núi phía Bắc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong 20 năm (2004 - 2024) đạt trên 9%/năm; thu ngân sách trên địa bàn tỉnh tăng 80 lần, từ 31 tỷ đồng lên trên 2.500 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người tăng 25 lần, từ 2,2 triệu đồng lên trên 56,2 triệu đồng. Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được cải thiện rõ rệt. Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được tăng cường; quốc phòng, an ninh được ổn định, chủ quyền biên giới quốc gia được bảo đảm vững chắc.
        
Với niềm tin và khát vọng về một tương lai tươi sáng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc Lai Châu hôm nay phát huy tinh thần đoàn kết, yêu nước, anh dũng, kiên cường trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, bảo đảm vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia nơi phên dậu Tây Bắc của Tổ quốc. Với 265,165 km đường biên giới, Lai Châu có vị trí đặc biệt về quân sự, quốc phòng hơn là về phát triển kinh tế; song, với quan điểm biến nguy cơ thành thời cơ, đây sẽ là cơ hội, lợi thế để Lai Châu xây dựng, phát triển dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng cao, gắn với phát triển sản xuất hàng hóa, xuất nhập khẩu và thương mại nội địa; tập trung đẩy mạnh phát triển ổn kinh tế biên mậu, phát huy vai trò là cửa ngõ thông thương giữa các nước ASEAN và Trung Quốc thông qua cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.

Sự hùng vĩ của sông Đà dưới bàn tay, khối óc của con người nay đã hiền hòa, trở thành nguồn điện năng to lớn cho sự phát triển của tỉnh và đất nước với Nhà máy Thủy điện Lai Châu; hơn thế, đây là vùng rừng đầu nguồn và phòng hộ trọng yếu cho các nhà máy thủy điện lớn của quốc gia, bảo đảm an ninh nguồn nước cho sự phát triển bền vững của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, gồm cả khoáng sản vật liệu xây dựng, khoáng sản kim loại, khoáng chất công nghiệp, trong đó có đất hiếm và nguồn nước khoáng sẽ là lợi thế lớn mạnh để Lai Châu phát triển.

Diện tích rừng lớn (trên 494.000 ha) vừa đảm bảo an ninh môi trường, vừa phát triển rừng sản xuất, tạo sản phẩm gỗ và lâm sản để phát triển kinh tế. Tỉnh ủy đã ban hành nghị quyết về phát triển rừng bền vững với chủ trương phát triển kinh tế rừng toàn diện và đồng bộ bằng hoạt động quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại lâm sản, dịch vụ môi trường rừng gắn với du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng,... gắn với tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân vùng có rừng và hưởng lợi từ rừng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo an ninh quốc phòng và an ninh nguồn nước; phát huy hiệu quả thế mạnh của rừng trong kinh tế xanh và tiếp cận thị trường Tín chỉ carbon.

Là tỉnh có tài nguyên đất lớn, đa dạng thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp sản xuất tích hợp đa giá trị, nông nghiệp hàng hóa tập trung, sản xuất sản phẩm có giá trị cao, đa dạng theo chuỗi giá trị, nông nghiệp tuần hoàn, sản phẩm sạch, hữu cơ phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh. Hiện nay, tỉnh đang chú trọng phát triển một số sản phẩm chủ lực: Mắc ca, chè, sâm Lai Châu, các sản phẩm OCOP đặc hữu... Các hoạt động nông nghiệp của Lai Châu hướng tới phát thải các bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Toàn tỉnh hiện có 3.954 ha sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, 10.811 ha cây chè, 8.100 ha cây ăn quả, 7.420 ha cây mắc ca, 13.000 ha cây quế; 12.936 ha cây cao su. Tiếp tục duy trì và phát triển cây dược liệu có lợi thế như Sâm Lai Châu, thảo quả, sa nhân, đương quy…; toàn tỉnh có trên 11.000 ha cây dược liệu, trong đó có 100 ha Sâm Lai Châu.
        
Nét văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc đã tạo dựng nên bản sắc văn hóa, con người Lai Châu thân thiện, mến khách đang dần phát huy vai trò trong quảng bá hình ảnh Lai Châu đến với bạn bè trong nước và thế giới. Lai Châu có nền văn hóa đa dạng, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu tiềm năng du lịch. Nghệ thuật Xòe Thái và thực hành Then của người Thái được UNESCO ghi danh vào di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tỉnh có nhiều lễ hội truyền thống các dân tộc, những nét đặc sắc về ẩm thực, trang phục, kiến trúc, phong tục tập quán; các nghề thủ công truyền thống được gìn giữ và phát triển mạnh; nhiều danh lam, thắng cảnh giàu tiềm năng để phát triển du lịch. Hiện nay các loại hình du lịch văn hóa, cộng đồng ngày càng phát triển; du lịch mạo hiểm, chinh phục, khám phá từng bước được khai thác. Toàn tỉnh có 19 điểm du lịch được công nhận, hình thành một số bản nông thôn mới kiểu mẫu gắn với du lịch đạt hiệu quả thiết thực, bản Sin Suối Hồ được nhận giải thưởng du lịch cộng đồng ASEAN đã tạo điểm nhấn, khác biệt của Lai Châu trên tuyến du lịch “Vòng cung Tây Bắc”.
        
Xác định giải bài toán về giao thông, phát triển liên kết vùng để tạo động lực phát triển cho tỉnh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Lai Châu đã tích cực đề xuất với Chính phủ, các bộ ngành liên quan để hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư tuyến đường cao tốc CT13 Bảo Hà - Lai Châu trước năm 2030; nâng cấp đường từ thành phố Lai Châu đến cửa khẩu Ma Lù Thàng, đàm phán triển khai xây dựng cầu đa năng tại khu vực cửa khẩu Ma Lù Thàng kết nối sang Trung Quốc để phát triển kinh tế cửa khẩu. Đây sẽ là mở ra cơ hội kết nối cho sự phát triển của Lai Châu nói riêng, vùng Tây Bắc nói chung.

Chúng ta tin tưởng rằng những kinh nghiệm quý báu, thành tựu vững chắc của 75 năm Đảng bộ tỉnh, 20 năm chia tách, thành lập tỉnh sẽ tiếp thêm sức mạnh mới, động lực mới, khí thế mới để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh sớm đạt mục tiêu xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển xanh, nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng trung du và miền núi phía Bắc.
 

Tác giả: Vũ Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số 09-KH/BTGDVTW

Kế hoạch tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tự hào Việt Nam" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; 80 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

lượt xem: 397 | lượt tải:50

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 7455 | lượt tải:164

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 7059 | lượt tải:167

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 8289 | lượt tải:229

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 8014 | lượt tải:197
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập29
  • Hôm nay12,650
  • Tháng hiện tại61,198
  • Tháng trước549,836
  • Tổng lượt truy cập36,863,911
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down