Lai Châu tăng cường lãnh đạo công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm - 23/06/2022 11:33 627 0
Là tỉnh luôn chịu ảnh hưởng lớn do thiên tai gây ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, địa phương từ tỉnh đến cơ sở đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, từ đó góp phần giảm thiểu thiệt hại từ thiên tai, ổn định đời sống sản xuất cho người dân.
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tuyến kè bảo vệ bờ suối tại huyện Tân Uyên
Lãnh đạo UBND tỉnh kiểm tra tuyến kè bảo vệ bờ suối tại huyện Tân Uyên
Lai Châu là địa phương luôn chịu ảnh hưởng do thiên tai gây ra, tính riêng năm 2021 đã xảy ra 11 trận lũ quét, sạt lở đất, mưa đá, gió lốc, làm bị thương 17 người, hư hỏng, ảnh hưởng 750 nhà; gãy, dập, ảnh hưởng: 656,55 ha cây trồng các loại; 2 công trình văn hóa, 5 điểm trường bị ảnh hưởng; một số tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên xã, liên bản sạt lở gây tắc nghẽn giao thông, khối lượng sạt lở gần 1,3 triệu m3 đất, đá. Ước tổng thiệt hai do thiên tai gây ra trên 97 tỷ đồng.

Xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai là nhiệm vụ quan trọng của cấp ủy, chính quyền các cấp, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phù hợp với thực tiễn của địa phương, cụ thể hóa bằng Kế hoạch số 60-KH/TU, ngày 13/7/2020 về thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư; đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt từ đó nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thai tai.

Cấp ủy từ tỉnh đến cơ sở đã lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai vào văn kiện, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với địa phương, đơn vị. Các cấp, ngành kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức, điều hành của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp, phát huy hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”; xác định rõ trách nhiệm, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công - xác định đây là một trong những căn cứ đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm.

Việc xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách của tỉnh về phòng, chống thiên tai; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác phòng chống thiên tai được quan tâm. Tỉnh đã rà soát, đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, trong đó phân công rõ trách nhiệm của lực lượng chuyên trách, các lực lượng vũ trang, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng trong kế hoạch, phương án, kịch bản phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai bảo đảm tính khả thi, hiệu quả, sát thực tiễn, bám sát tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và xu hướng thay đổi thời tiết, khí hậu. Hoàn thiện sửa đổi chính sách hỗ trợ khắc phục hậu quả khi thiên tai xảy ra, đảm bảo dễ áp dụng, phù hợp với thực tế; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho công tác phòng chống, khắc phụ hậu quả thiên tai. Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố lập kế hoạch và diễn tập phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn. Thông qua diễn tập đã nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho các lực lượng làm công tác phòng, chống thiên tai và nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc tự bảo vệ tính mạng, tài sản khi có thiên tai xảy ra.

Các cơ quan thông tin, truyền thông chủ động dự báo, cảnh báo thiên tai, phòng chống lũ quét, sạt lở đất tại những khu vực dân cư tập trung và trọng điểm về kinh tế - xã hội. Tăng cường công tác dự báo thời tiết, tình hình thiên tai qua các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, điện thoại, mạng xã hội facebook, zalo, loa phát thanh...  Hiện tại 100% cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh được tiếp nhận thông tin về dự báo thời tiết qua các phương tiện thông tin và truyền thông. Đài khí tượng thủy văn tỉnh thường xuyên kiểm tra chất lượng các phương tiện và tuyến đo tại các trạm đo trên địa bàn tỉnh để theo dõi và dự báo kịp thời thông tin khí tượng, thủy văn; tổ chức trực ban 24/24 vào mùa mưa lũ, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để thông báo kịp thời các bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết.

Thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai, kịp thời hỗ trợ đời sống cho Nhân dân khi xảy ra thiên tai. Các sở, ngành, chức năng huyện, thành phố quan tâm kiểm tra các công trình xây dựng đang thi công như giao thông, thủy lợi, thủy điện… đảm bảo trước, trong và sau mùa mưa lũ thanh thải dòng chảy, giảm nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tổ chức cắm biển cảnh báo tại hầu hết các khu vực có nguy cơ lũ quét như tại ngầm tràn, các khu vực có nguy cơ sạt lở đất như mái taluy, đường giao thông, khu vực có độ dốc địa hình lớn, địa chất yếu, phức tạp, nhằm cảnh báo cho Nhân dân chủ động phòng chống. Rà soát các khu vực có nguy cơ thiên tai cao, các khu vực xung yếu cần đầu tư công trình bảo vệ, bố trí di chuyển, sắp xếp lại dân cư khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai cao. Quản lý tốt chất lượng công trình và quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa thủy điện, thủy lợi; quản lý chặt chẽ việc khai thác cát, sỏi trên sông, suối… tăng cường nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

Phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Đảng đoàn Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò tập hợp lực lượng, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phòng ngừa, ứng phó thiên tai. Thường trực ban cứu trợ các huyện, thành phố phối hợp với các cơ quan cùng cấp đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân; các tổ chức hội trực thuộc hội chữ thập đỏ như đội xung kích, tình nguyện viên chữ thập đỏ tổ chức vcác hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng bị ảnh hưởng thiên tai.

Việc bố trí nguồn lực cùng các điều kiện cần thiết cho công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai được quan tâm. Các lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh, các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chuẩn bị lực lượng, phương tiện cần thiết để sẵn sàng tham gia sơ tán, giúp đỡ Nhân dân; ứng cứu kịp thời các tình huống khẩn cấp khi có thiên tai xảy ra; tổ chức tìm kiếm cứu nạn theo sự chỉ đạo, điều động của UBND tỉnh. Duy trì trên 9.000 người là quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích… và thường trực trên 600 phương tiện, trang thiết bị các loại tham gia ứng phó thiên tai khi có tình huống xảy ra. Đảm bảo 106/106 xã, phường thị trấn thành lập đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với 7.140 thành viên với nòng cốt là lực lượng dân quân thôn, bản. Tỉnh đang triển khai 15 dự án về phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối và khu vực dân cư có nguy cơ sạt lở cao với mức đầu tư 952.900 triệu đồng.

Mặc dù công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục, tái thiết sau thiên tai được các cấp, ngành, chính quyền địa phương chú trọng quan tâm, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn. Là tỉnh miền núi, địa bàn rộng, địa hình chia cắt mạnh, một số tuyến đường thường xuyên bị xảy ra sạt, trượt gây khó khăn cho công tác chỉ đạo điều hành, ứng cứu, cứu trợ và khắc phục hậu quả khi có thiên tai xảy ra. Công tác dự báo, cảnh báo tuy đã có nhiều tiến bộ song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, chưa lường hết được các diễn biến phức tạp của thời tiết thiên tai. Lực lượng cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp còn kiêm nhiệm, chưa được đào tạo, tập huấn chuyên sâu về lĩnh vực phòng, chống thiên tai, cán bộ thường xuyên luân chuyển nên việc nắm bắt tình hình, nhiệm vụ chưa sát sao đặc biệt là ở cấp xã. Kinh phí đầu tư trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu ứng phó với những loại hình thiên tai như: sạt lở, lũ quét...

Để tăng cường lãnh đạo công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thời gian tới tỉnh Lai Châu xác định tiếp tục quán triệt và triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, Kế hoạch của Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 42 đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nêu cao vai trò của người đứng đầu; xây dựng đội ngũ làm công tác phòng, chống thiên tai có tính chuyên nghiệp cao từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã. Huy động toàn dân, toàn xã hội tham gia công tác phòng, chống ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập phòng chống thiên tại tại các huyện, thành phố; thường xuyên kiểm tra, rà soát các điểm dân cư nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra thiên tai, rà soát các khu vực sông, suối có nguy cơ sạt lở để đầu tư các tuyến kè nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân; phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tiếp tục thực hiện chương trình trồng rừng và bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Vũ Võ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4958 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4615 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5599 | lượt tải:157

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5553 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6781 | lượt tải:254
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay20,445
  • Tháng hiện tại462,756
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,854,842
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down