Thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với người nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững

Thứ tư - 14/09/2022 21:18 3.422 0
Sau 20 năm triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; nhất là 8 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, với sự vào cuộc của cấp ủy các cấp và cả hệ thống chính trị, tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh và bền vững.
Nhờ vốn vay từ tín dụng chính sách xã hội, nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển sản xuất, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP
Nhờ vốn vay từ tín dụng chính sách xã hội, nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển sản xuất, nông sản đạt tiêu chuẩn OCOP
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nhằm tạo nguồn lực hỗ trợ cho người nghèo và các đối tượng chính sách tự vươn lên thoát nghèo, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Vì vậy Tỉnh ủy, cấp ủy và chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.

Ngay sau khi chia tách thành lập tỉnh mới năm 2004, trong điều kiện còn nhiều khó khăn, nhiều việc lớn trọng tâm cần tập trung triển khai thực hiện, trong đó công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân các dân tộc được Tỉnh ủy xác định là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng cần tập trung lãnh đạo và đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về “đẩy mạnh thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm giai đoạn 2004-2010”. Tiếp theo đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005-2010) yêu cầu “Đẩy mạnh hơn nữa công tác xóa đói giảm nghèo, xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng... Tập trung mọi nguồn lực để xóa đói giảm nghèo cho các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn”. Quán triệt chủ trương của Đại hội và Tỉnh ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành vào cuộc với tinh thần quyết tâm, quyết liệt. Đồng thời, tập trung chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ, các chính sách tín dụng được triển khai thực hiện đồng bộ, thiết thực, hiệu quả theo các chương trình như: cho vay hộ nghèo, vay hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hay chương trình cho vay giải quyết việc làm và chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, qua đó đã góp phần tích cực giúp các hộ nghèo có điều kiện đầu tư phát triển kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh giảm nhanh, từ 61,3% năm 2005, xuống còn 24% năm 2010 (theo tiêu chí cũ).
Đặc biệt năm 2014, quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội và văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hóa thành các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tập trung triển khai thực hiện; cùng với Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh triển khai tới các điểm giao dịch các xã, thành lập các tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tại các thôn bản, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về vai trò của tín dụng chính sách xã hội. Hằng năm, tỉnh và các địa phương đã giành một phần ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn; hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các dự án theo Nghị quyết 51 của Hội đồng Nhân dân tỉnh tại 23 xã biên giới; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tín dụng xã hội đến các tầng lớp nhân dân và vai trò giám sát đối với công tác tín dụng chính sách xã hội. Sau 20 năm thực hiện Nghị định 78 của Chính phủ, nhất là 8 năm thực hiện Chỉ thị 40 của Ban Bí thư về chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả quan trọng. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến tháng 7/2022 tỉnh đã triển khai thực hiện 18 chương trình tín dụng, với tổng dư nợ đạt trên 2.900 tỷ đồng cho 51.123 hộ dư nợ, trong đó tổng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay là trên 131 tỷ đồng. Thực hiện chủ trương giảm nghèo và giải quyết việc làm, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đã thực hiện cho vay đối với hộ nghèo, đặc biệt là những hộ nghèo thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn với doanh số cho vay lũy kế đạt trên 2.880 tỷ đồng với 110.225 lượt hộ nghèo được vay vốn để phát triển sản xuất; thực hiện chương trình cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn để trang trải chi phí học tập đối với 8.583 lượt hộ, với doanh số trên 73 tỷ đồng...

Các hộ được vay vốn đều được hướng dẫn và giám sát thường xuyên, vì vậy việc sử dụng nguồn vốn vay trong các hộ nghèo đều đảm bảo đúng mục đích và hiệu quả. Nhiều hộ dân đã thay đổi được nhận thức về tín dụng đối với người nghèo, trước đây nhiều hộ còn boăn khoăn lo lắng về việc vay và sử dụng vốn không hiệu quả sẽ bị mắc nợ, nhưng do được tuyên truyền, giải thích đã hiểu rõ tính ưu việt của Chương trình tín dụng đối với người nghèo và mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển kinh tế để thoát nghèo. Nổi bật như Tổ TK&VV bản Pắc Pạ, xã Vàng San, huyện Mường Tè đã tuyên truyền, vận động 80 hộ vay vốn với số tiền trên 3 tỷ đồng và hướng dẫn sử dụng vốn vay hiệu quả, đã giúp 26 hộ thoát nghèo trở thành những hộ có thu nhập khá; Tổ TK&VV bản Làng Mô, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ đã tuyên truyền, vận động và bình xét cho 92 tổ viên vay 4 tỷ 55 triệu đồng theo 5 chương trình tín dụng và hướng dẫn sử dụng vốn vay hiệu quả, sau 9 năm (2013 - 2022) đã có 41 hộ thoát nghèo...; nhiều gia đình thông qua nguồn vốn vay chính sách đối với người nghèo đã thoát nghèo vươn lên làm giàu, như gia đình anh Nùng Văn Nên, bản Hua Nà, xã Hua Nà (Than Uyên) từ một hộ nghèo, tài sản gia đình hầu như không có gì, với vốn vay 50 triệu ban đầu đã trồng trên 100 gốc ổi Đài Loan và mua 1 con trâu sinh sản năm 2012, đến nay vườn ổi đã phát triển lên trên 4 ha (có thương hiệu đạt chuẩn OCOP 3 sao), giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động của gia đình và địa phương, trừ chi phí hằng năm thu về trên 200 triệu đồng; gia đình chị Nguyễn Thị Liên (Đội 9, xã Phúc Than, huyện Than Uyên) từ nguồn vốn vay đầu tư chăn nuôi lợn thương phẩm, trừ chi phí mỗi năm thu về trên 100 triệu đồng; gia đình ông Giàng A Xuôi, gia đình ông Sùng A Hồ (bản Làng Mô, xã Làng Mô, huyện Sìn Hồ), với số vốn được vay 40 triệu đồng/hộ mua 2 con trâu sinh sản và lợn nái năm 2013, đến nay đàn trâu của các gia đình đã phát triển lên từ 7 - 11 con và nhiều lợn nái, thu về hàng trăm triệu đồng; gia đình ông Lý Văn Châu (bản Pắc Pạ, xã Vàng San, huyện Mường Tè) trước đây thuộc hộ nghèo, nhà cửa lụp xụp, không có ruộng, vườn, nhờ được vay 35 triệu đồng năm 2010, đầu tư mua trâu sinh sản, đến nay đã thoát nghèo, xây được nhà khang trang, mua sắm được xe máy và nhiều vật dụng đắt tiền trong nhà...

Nói về kết quả thực hiện chính sách tín dụng đối với người nghèo, đồng chí Mùa A Trừ - UV BCH Đảng bộ tỉnh, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chia sẻ: “Chương trình tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một chủ trương đúng đắn, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đến việc nâng cao đời sống cho người nghèo, hộ nghèo, vì vậy thời gian qua các cấp hội nông dân trong tỉnh luôn đóng vai trò tích cực vào kênh dẫn vốn hiệu quả đến đông đảo hội viên, nông dân, giúp chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đi vào cuộc sống thiết thực, hiệu quả nhất, tạo cơ hội phát triển kinh tế cho nhiều hộ gia đình, nhất là các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống và làm giàu chính đáng”.

Qua đó, khẳng định sau 20 năm thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, đã có 269.830 lượt hộ nghèo, hộ chính sách khác được vay vốn với tổng số tiền lên đến trên 7.693 tỷ đồng, tạo việc làm mới cho 26.775 người lao động; 9.854 học sinh, sinh viên được vay vốn và mua máy tính, thiết bị học tập để phục vụ học tập; giúp 580 lao động được vay vốn để đi lao động có thời hạn tại nước ngoài... góp phần quan trọng giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh, từ 61,3% năm 2005 xuống còn trên 16% vào năm 2021 (theo chuẩn nghèo đa chiều), đời sống của Nhân dân các dân tộc được nâng lên cả về vật chất và tinh thần.

Trước yêu cầu phát triển của tỉnh trong tình hình mới, UBND tỉnh xác định: Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội, trọng tâm là Kết luận số 06-KL/TW, ngày 10/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Kế hoạch của UBND tỉnh...  triển khai kịp thời các chương trình tín dụng chính sách xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Duy trì và phát huy hiệu quả các mô hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách. Nâng cao chất lượng hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, đáp ứng tôn chỉ hoạt động “thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ”. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề xuất kiến nghị của cơ sở và người dân, nâng cao chất lượng, hiệu quả vốn tín dụng chính sách. Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, tuyên truyền các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân; phát hiện tuyên truyền, nêu gương nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội và sử dụng nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả.

Chương trình tín dụng chính sách xã hội là một trong những “trụ cột” trong hệ thống các chính sách giảm nghèo của đất nước và của tỉnh. Thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội sẽ góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV “... xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước”.

Tác giả: Ngọc Dung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4198 | lượt tải:90

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3865 | lượt tải:95

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4825 | lượt tải:128

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4773 | lượt tải:104

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 5987 | lượt tải:224
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập164
  • Hôm nay19,900
  • Tháng hiện tại319,234
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,043,060
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down