Đổi mới hệ thống tổ chức, quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh

Thứ tư - 28/02/2018 03:27 2.573 0
Mục tiêu phấn đấu của tỉnh đến năm 2021, giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập, 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có 10% đơn vị tự chủ tài chính; đến năm 2025, tiếp tục giảm tối thiểu bình quân 10% đơn vị sự nghiệp công lập, 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước so với năm 2021, có 20% đơn vị tự chủ tài chính; đến năm 2030, giảm 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.
Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến
Đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, ngày 22-01-2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 24-CTr/TU để triển khai thực hiện Nghị quyết. Trong đó đánh giá những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tích cực triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, bước đầu đạt được kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững; hoàn thành PCGDMN cho trẻ 5 tuổi và PCGDTH, THCS, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân. Hệ thống mạng lưới cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao được mở rộng đến các xã, thôn, bản khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Các đơn vị sự nghiệp công lập đã cung ứng dịch vụ công và thực hiện khá tốt các chính sách an sinh xã hội. Việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập đạt được một số kết quả tích cực.

Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn còn những yếu kém như hệ thống tổ chức còn cồng kềnh, phân tán, chồng chéo; chất lượng, hiệu quả dịch vụ chưa đáp ứng yêu cầu. Chi ngân sách cho các đơn vị sự nghiệp công lập còn quá lớn. Cơ cấu đội ngũ cán bộ, viên chức chưa hợp lý, chất lượng chưa cao. Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đạt thấp; xã hội hóa lĩnh vực công còn chậm. Chưa quan tâm đúng mức công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Nguyên nhân có phần do cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Một số cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện đổi mới, sắp xếp lại, quản lý biên chế các đơn vị sự nghiệp công lập; chưa chủ động đề xuất, tham mưu chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước trong thụ hưởng dịch vụ công còn phổ biến.

Để khắc phục tình trạng trên, mục tiêu đặt ra của Tỉnh ủy là phải đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm tinh gọn, có cơ cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; giữ vai trò chủ đạo, then chốt trong thị trường dịch vụ sự nghiệp công; cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu có chất lượng ngày càng cao. Giảm mạnh đầu mối, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, viên chức. Giảm tỷ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập để cơ cấu lại ngân sách nhà nước, cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức. Phát triển thị trường dịch vụ sự nghiệp công và thu hút mạnh mẽ các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ sự nghiệp công.

Để thực hiện mục tiêu trên, tỉnh sẽ rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập của từng ngành, từng lĩnh vực theo nguyên tắc: (1) Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; (2) Cơ cấu lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả; (3) Đẩy mạnh xã hội hóa, chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác đủ điều kiện thành công ty cổ phần; (4) Trường hợp cần thiết phải thành lập mới đơn vị sự nghiệp công lập thì đơn vị đó phải bảo đảm toàn bộ về tài chính (trừ trường hợp cung ứng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu). Theo đó:

- Rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục, hình thành trường phổ thông nhiều cấp học (tiểu học, THCS, THPT) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Rà soát, sắp xếp lại quy mô lớp học một cách hợp lý; thu gọn lại các điểm trường trên nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Rà soát, sáp nhập các trường trung cấp vào trường cao đẳng; thực hiện trên địa bàn tỉnh chỉ còn một đầu mối đào tạo nghề công lập.

- Sáp nhập các đơn vị làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh thành trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh. Thực hiện thống nhất mô hình mỗi huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng bao gồm y tế dự phòng, dân số, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác; trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có). Rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực; nghiên cứu, sắp xếp lại các trạm y tế xã theo hướng nơi đã có cơ sở y tế trên địa bàn cấp xã thì có thể không thành lập trạm y tế xã.

- Sáp nhập các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành 01 đơn vị. Hợp nhất Trung tâm Văn hóa và Đoàn nghệ thuật tỉnh thành một đầu mối; sáp nhập các trung tâm có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thuộc sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành một đầu mối. Tổ chức lại đơn vị sự nghiệp về thông tin và truyền thông, nâng cao năng lực hoạt động để đáp ứng yêu cầu phục vụ quản lý nhà nước.

- Chuyển mạnh các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần. Tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động không hiệu quả. Sắp xếp lại, giảm đầu mối và nâng cao hiệu quả hoạt động các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; hợp nhất trạm chăn nuôi và thú y, trạm trồng trọt và bảo vệ thực vật, trạm khuyến nông, khuyến ngư,... cấp huyện thành trung tâm dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện và chuyển một số chức năng nhiệm vụ về quản lý nhà nước ở các đơn vị này về phòng nông nghiệp (hoặc phòng kinh tế) cấp huyện. Sáp nhập các cơ quan tương ứng ở cấp tỉnh, đưa chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan này về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Rà soát, sắp xếp lại, kiện toàn các ban quản lý rừng phòng hộ; tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên. Thí điểm việc thi tuyển và thực hiện thuê giám đốc điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập. Thực hiện nghiêm việc đánh giá, phân loại viên chức hằng năm theo quy định hiện hành để đưa ra khỏi đội ngũ những người có 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị chưa sử dụng hết biên chế được giao phải xem xét cắt giảm phù hợp. Tổ chức phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trị lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỷ lệ ít nhất 65%. Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ gắn với bố trí, sử dụng hợp lý, hiệu quả. Rà soát, sắp xếp, cơ cấu lại và tinh giản biên chế đối với các vị trí việc làm gắn với công việc hỗ trợ, phục vụ trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thực hiện nghiêm về số lượng lãnh đạo cấp phó. Trong thời gian thực hiện sắp xếp lại, số lượng cấp phó của các đơn vị sự nghiệp công lập do sáp nhập, hợp nhất có thể cao hơn quy định, nhưng khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung, đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày sáp nhập, hợp nhất. Trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm. Đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức (bao gồm cả cán bộ quản lý). Thực hiện chính sách thu hút nhân tài, thu hút đội ngũ viên chức có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bố trí, sắp xếp, có chính sách hỗ trợ phù hợp đối với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập, giải thể hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp ngoài công lập.

Chuyển đổi hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đủ điều kiện sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, hạch toán như doanh nghiệp. Kiên quyết chuyển sang cơ chế tự bảo đảm hoàn toàn về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập cung cấp các dịch vụ công có khả năng xã hội hóa cao trên cơ sở Nhà nước thực hiện lộ trình bảo đảm kinh phí hoạt động có thời hạn. Chuyển đổi các đơn vị sự nghiệp công có đủ điều kiện sang công ty cổ phần. Đẩy mạnh việc tự chủ, xã hội hóa, trước hết là cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở y tế ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao. Tăng cường gắn kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp phát triển các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động.

Đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị đơn vị, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng các dịch vụ sự nghiệp công, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Rà soát, sắp xếp hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy bên trong từng đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo hướng tinh gọn, giảm mạnh đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học - công nghệ tiên tiến. Tăng cường giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công. Thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ công theo khung giá, từng bước tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu và đối với các đơn vị sự nghiệp công lập ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người; chuyển từ hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng chính sách, người nghèo khi sử dụng dịch vụ công cơ bản, thiết yếu...

Phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ khác nhau về tài chính. Đồng thời bảo đảm nguồn kinh phí để giải quyết chính sách đối với những người dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện tinh giản biên chế.

Đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Các cấp ủy, tổ chức đảng phải thường xuyên quan tâm lãnh đạo tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ban hành quy định về vai trò và chức năng lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng trong đơn vị sự nghiệp công lập. Phát huy vai trò của Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện xã hội đối với tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập./.

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4230 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6020 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay13,356
  • Tháng hiện tại524,831
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,248,657
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down