Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Lai Châu

Thứ hai - 31/07/2017 02:57 1.837 0
Mục tiêu của tỉnh là tập trung phát triển du lịch dựa trên tiềm năng, thế mạnh của đại phương với các loại hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp. Nâng cao chất lượng dịch vụ, kết nối sản phẩm du lịch liên vùng, nội vùng, mang đậm bản sắc văn hóa Lai Châu, thân thiện với môi trường; trở thành điểm hấp dẫn của khu vực Tây Bắc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã hình thành một số khu, điểm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã hình thành một số khu, điểm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách
Du lịch Lai Châu đã và đang phát triển trong những năm qua, từng bước trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng của tỉnh. Thông qua phát triển du lịch, một số công trình hạ tầng, thiết chế, di tích văn hóa, lịch sử được quan tâm đầu tư xây dựng và tôn tạo; một số làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển; hình thành một số khu, điểm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách, tạo điểm nhấn quan trọng để tỉnh tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội gắn với các hoạt động quảng bá, thu hút đầu tư và phát triển du lịch; góp phần tạo việc làm, giảm nghèo, từng bước nâng cao thu nhập, đời sống của người dân, đưa kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ở Lai Châu hiện nay vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; thiếu sự đầu tư trọng điểm nên chưa có nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn du khách; sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng dịch vụ hạn chế, nguồn nhân lực du lịch còn thiếu và yếu; sự phối hợp giữa các cấp, các ngành và địa phương trong quản lý và hỗ trợ phát triển du lịch thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ. Nguyên nhân có thể kể đến do nhận thức phát triển du lịch chưa toàn diện, nên chưa phát huy được các thành phần kinh tế phát triển du lịch; chưa quan tâm đúng mức đầu tư xây dựng hạ tầng phục vụ du lịch; nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng yêu cầu; chưa quan tâm đúng mức tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch, thiếu tính chuyên nghiệp; nhiều bất cập, chồng chéo trong quản lý nhà nước về du lịch chưa được tháo gỡ.

Quán triệt thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngày 29/6/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chương trình hành động số 16-CTr/TU về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Lai Châu”, trong đó xác định mục tiêu chung là tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân đạt 12% - 13%/năm (khách quốc tế tăng 12,3%); có 5,5 nghìn lao động du lịch (1,5 nghìn lao động trực tiếp, 4 nghìn lao động gián tiếp); doanh thu từ khách du lịch đạt trên 600 tỷ đồng; có trên 110 cơ sở lưu trú du lịch với khoảng hơn 2 nghìn phòng, thời gian lưu trú của khách du lịch trung bình đạt 1,8 - 02 ngày/người.

Để đạt được mục tiêu trên, tỉnh xác định cần phải đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch bằng việc tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền về du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay; tạo sự đồng thuận, nhất quán về quan điểm phát triển du lịch, tạo động lực, để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch; tự giác, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.

Cơ cấu lại ngành du lịch hướng tới đảm bảo tính chuyên nghiệp và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường. Tập trung hoàn thiện cơ cấu ngành Du lịch, bảo đảm phát triển đồng bộ trong tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh. Triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả Đề án phát triển du lịch Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020; trong đó ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh tại khu vực thành phố Lai Châu, huyện Phong Thổ, huyện Tam Đường. Sản phẩm du lịch sinh thái gắn với các sản phẩm từ chè, cây ăn quả, làng nghề tại khu vực huyện Tam Đường, huyện Tân Uyên, huyện Than Uyên, huyện Sìn Hồ. Sản phẩm du lịch chợ phiên tại: San Thàng, Sìn Hồ, Dào San.

Hoàn thiện thể chế, quy chế quản lý, cơ chế chính sách phát triển du lịch tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho phát triển du lịch. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh. Nghiên cứu thành lập và có cơ chế quản lý, sử dụng hiệu quả Qũy phát triển du lịch. Ngân sách nhà nước hổ trợ ban đầu cho Quỹ và hàng năm được bổ sung từ các nguồn hợp pháp khác. Nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Đối với những vấn đề cần thiết triển khai ngay để tạo đà cho du lịch phát triển, nếu chưa có văn bản pháp luật quy định hoặc có quy định khác thì thực hiện thí điểm.
11 7 17
 
Cần ưu tiên đầu tư phát triển du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa danh lam thắng cảnh

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước kết hợp với huy động các nguồn vốn nhất là kinh phí từ ngoài ngân sách, trong đó: Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước: Tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; khôi phục làng nghề; xây dựng các bãi đỗ xe tại một số điểm du lịch - xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; tuyến du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho người dân tại các điểm du lịch; xúc tiến quảng bá; liên kết phát triển du lịch và đầu tư xây đựng các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch, nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, biển báo, biển chỉ đường, hổ trợ trang thiết bị phục vụ du lịch cho các điểm du lịch... Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, huy động tối đa nguồn lực của Nhân dân tham gia vào đầu tư phát triển du lịch địa phương; thực hiện lồng ghép nhiều chương trình dự án, đề án để tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện Chương trình.

Tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch: Nâng cấp tuyến đường Thèn Sin đi Sin Suối Hồ, đường thị trấn Tam Đường đi Sì Thâu Chải, đường vành đai khu vực cửa khẩu... Đầu tư các khu du lịch cao nguyên Sìn Hồ, điểm du lịch: Thác Tác Tình (Tam Đường); Sin Suối Hồ; Suối nước nóng Vàng Pó; Mường So; cửa khẩu Ma Lù Thàng (Phong Thổ); nước nóng Phiêng Phát (Tân Uyên); điểm du lịch cộng đồng: Gia Khâu, Sin Suối Hồ, Sì Thâu Chải...; quy hoạch đầu tư xây dựng các khu chức năng Chợ phiên: San Thàng, thị trấn Sìn Hồ, Dào San; đầu tư xây dựng hạ tầng khu du lịch trên lòng hồ thủy điện; đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái, mạo hiểm (điểm du lịch đèo Hoàng Liên Sơn và đỉnh Putaleng...). Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, thành lập các quầy thông tin du lịch miễn phí để cung cấp các thông tin cần thiết cho khách du lịch trong nước và quốc tế khi đến với Lai Châu như bản đồ du lịch, brochure, thông tin về khách sạn, công ty lữ hành, điểm đến... Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch theo hướng tập trung nguồn lực và gắn bó chặt chẽ với truyền thông để tạo hiệu quả tuyên truyền rộng rãi. Mở rộng, tăng cường hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương, đặc biệt là 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng và với các tỉnh trong vùng Trung du Bắc Bộ, với các tỉnh, thành phố lớn: thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... cũng như các trung tâm du lịch lớn khác để phát triển sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch.

Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh; tổ chức các chương trình khảo sát tour, tuyến điểm du lịch cho các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan thông tấn báo chí. Phát hành những ấn phẩm có chất lượng và thông tin chính thức về du lịch Lai Châu để giới thiệu với khách du lịch hình ảnh về con người và quê hương Lai Châu; những thông tin cần thiết cho khách như các điểm lưu trú, các điểm tham quan, các nhà hàng, các điểm vui chơi giải trí,... và địa chỉ các điểm tư vấn cung cấp thông tin cho khách du lịch. Tập trung đến chất lượng các hình thức quảng bá như: Quảng bá trên hệ thống các trang mạng du lịch trong nước và quốc tế, xây dựng phim quảng bá du lịch Lai Châu trên các kênh truyền hình quảng bá du lịch, các ẩn phẩm, tác phẩm, phóng sự... Tham gia các hoạt động du lịch thường niên được tổ chức trong nước, năm du lịch quốc gia, tổ chức các sự kiện để thu hút khách; tham gia các hội chợ như: Hội chợ Tây Bắc, Hội chợ du lịch quốc tế Hà Nội (VITM), Hội chợ du lịch quốc tế thành phố Hồ Chí Minh (ITE).
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã hình thành một số khu, điểm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách
 
Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, bình đẳng, thuận lợi cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch phù hợp với điều kiện thức tế của tỉnh. Quan tâm hổ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp kinh doanh du lịch, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa. Chú trọng bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp du lịch; xử lý nghiêm hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh và hưởng lợi từ du lịch; nghiên cứu có chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng. Nâng cao vai trò của cộng đồng, xây dựng cộng đồng du lịch văn minh, thân thiện trong ứng xử với khách du lịch; phát huy vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến du lịch.

Phát triển nguồn nhân lực du lịch, tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý về du lịch, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ làm du lịch ở các cấp. Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh; thành lập các Ban quản lý du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về du lịch, kỹ năng nghề cho lực lượng lao động trực tiếp trong ngành, bồi dưỡng kiến thức cho lực lượng lao động gián tiếp; tăng cường công tác tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và văn minh ứng xử trong cộng đồng dân cư; đẩy mạnh phương thức đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ du lịch, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử của tỉnh Lai Châu. Tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, an ninh du lịch cho lao động thuộc các doanh nghiệp du lịch...

Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, phối hợp liên ngành và liến kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong tỉnh. Triển khai, thực hiện các đề án, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch đã được phê duyệt đảm bảo chặt chẽ, nhất quán và hiệu quả thông qua hoạt động khai thác nguồn tài nguyên du lịch và nguồn vốn đầu tư phát triên du lịch. Xây dựng quy chế quản lý phù hợp đối với các khu, tuyến, điểm du lịch đã được công nhận; tăng cường công tác kiểm tra, xây dựng các cam kết về quản lý liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

Ngành Du lịch là một trong những lĩnh vực lợi thế của tỉnh, nếu biết khai thác và phát triển hợp lý, lĩnh vực này sẽ đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh, quốc phòng. Vì vậy, đòi hỏi từng cấp, ngành và cơ quan đơn vị phải thương xuyên quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị "về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn" và các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp theo Chương trình hành động của Tỉnh ủy để triển khai thực hiện kịp thời, đồng bộ và hiệu quả./.

Tác giả: Hà Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5009 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4667 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5652 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5601 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6829 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay17,837
  • Tháng hiện tại485,661
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,877,747
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down