Thống nhất nhận thức và hành động trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả

Thứ tư - 03/01/2018 04:02 1.321 0
Ngày 25/10/2017 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Ðây là nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị và có những vấn đề nhạy cảm, phức tạp. Vì vậy, cần thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao.
Đồng chí Phạm Minh Chính, UV Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức TW quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập NQ Hội nghị TW 6 khóa XII
Đồng chí Phạm Minh Chính, UV Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức TW quán triệt Nghị quyết số 18-NQ/TW tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc học tập NQ Hội nghị TW 6 khóa XII
Sự cần thiết ban hành Nghị quyết

Trong những năm qua, việc xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị luôn được Đảng ta quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo với nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận được ban hành, triển khai thực hiện và đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn bộc lộ một số hạn chế như: tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp... Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng; số lãnh đạo cấp phó nhiều; việc bổ nhiệm cấp "hàm" ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý. Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy đã quan tâm đầu tư nhiều cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhưng hiệu quả tác động vào việc tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và tinh giản biên chế chưa tương xứng. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; chính sách tiền lương còn bất cập.

 
 

Để từng bước khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên tại Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương thống nhất ban hành Nghị quyết về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc ban hành Nghị quyết lần này cũng là sự cụ thể hóa nhằm thực hiện một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm mà Ðại hội XII của Ðảng đã đề ra: "Xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Khẳng định tầm quan trọng của Nghị quyết, trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII), Tổng Bí thư Nguyến Phú Trọng đã nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương đặc biệt nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề này và yêu cầu trong thời gian tới, toàn hệ thống chính trị phải chủ động, tích cực vào cuộc, coi đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là một nhiệm vụ cơ bản và cấp bách, có ý nghĩa quan trọng hàng đầu, được đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Cần thống nhất trong nhận thức và hành động

Nghị quyết số 18-NQ/TW với mục tiêu tổng quát được xác định: “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương”.

Vấn đề sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy là có những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức và rất nhiều người, vì vậy trong quá trình thực hiện cần phải có sự thống nhất về nhận thức và hành động, có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao. Các quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết cũng đã chỉ rõ: “Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo tập trung, thống nhất; thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài. Những việc đã rõ, cần thực hiện thì thực hiện ngay; những việc mới, chưa được quy định, hoặc những việc đã có quy định nhưng không còn phù hợp thì mạnh dạn chỉ đạo thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; những việc chưa rõ, phức tạp, nhạy cảm, còn có ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có chủ trương, giải pháp phù hợp”... “Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ”. Và trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị TW 6, Tổng Bí thư cũng đã chỉ rõ: “... Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao thống nhất về nhận thức và hành động trong Đảng và toàn hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong nhân dân”. Trong thực tiễn quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta mấy chục năm qua, bài học kinh nghiệm trong lịch sử cho thấy khi toàn dân đã đoàn kết, thống nhất về mặt tư tưởng, thì dù có hy sinh cả của cải, tính mệnh người dân vẫn sẵn sàng... 

Đồng thời, trong quá trình thực hiện cũng cần phải rất thận trọng, giữ vững nguyên tắc tổ chức, kỷ cương của Ðảng, pháp luật của Nhà nước, giải quyết công việc có lý, có tình, có lộ trình, bước đi chắc chắn và cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, tập trung, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài. Giữ vững các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu.
Các đại biểu học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Lai Châu
Các đại biểu học tập Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII tại Trung tâm Hội nghị - Văn hóa tỉnh Lai Châu

Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp chung đối với cả hệ thống chính trị, vừa xác định những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Trong đó, nhiệm vụ, giải pháp chung đối với toàn bộ hệ thống chính trị có tính nguyên tắc là “Thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị, ở Trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị, ở địa phương trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh”. Đồng thời, tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Thực hiện tinh giản biên chế theo đúng mục tiêu đã đề ra; Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị... Ðặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh nhiệm vụ, giải pháp phân cấp, phân quyền mạnh mẽ giữa các cấp, gắn với trách nhiệm giải trình, phát huy dân chủ, công khai và cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ.

Trong các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đặt ra đối với hệ thống tổ chức của Ðảng; hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương; tổ chức bộ máy chính quyền địa phương; Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng, được xác định rất cụ thể, bao gồm các nhiệm vụ, giải pháp về thể chế, lâu dài và các nhiệm vụ, giải pháp trước mắt, cần thực hiện sớm. Quyết tâm rõ nhất của Đảng thể hiện qua hành động thực tế là đi tiên phong khi quyết định giải thể 3 Ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ cũng như mạnh dạn tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 18-NQ/TW sẽ góp phần to lớn vào việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, ngăn chặn, đẩy lùi tiêu cực, tham nhũng, khắc phục những nút thắt trong quản lý, đáp ứng kịp thời những yêu cầu mới của công cuộc đổi mới trong điều kiện hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng là những vấn đề có tính nhạy cảm, phức tạp, vì vậy trong quá trình tổ chức thực hiện cần coi trọng làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, tạo sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong toàn xã hội./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5009 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4667 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5652 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5601 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6829 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập101
  • Hôm nay17,313
  • Tháng hiện tại485,137
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,877,223
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down