Những điểm mới của Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng...

Thứ năm - 17/08/2017 05:06 1.705 0
Ngày 03/6/2017, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Cấu trúc Nghị quyết gồm 4 phần: Tình hình và nguyên nhân; quan điểm chỉ đạo và mục tiêu; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu; tổ chức thực hiện. Để phục vụ công tác nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền đưa Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) vào cuộc sống, laichau.dcs.vn xin giới thiệu một số điểm mới của Nghị quyết.
Phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất
Phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất
1- Quan điểm về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân

Xác định rõ hơn và nhấn mạnh việc phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Quan điểm mới này nhằm tiếp tục khẳng định, cụ thể hóa rõ hơn nhận thức, tư duy nhất quán và liên tục phát triển của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân.

Phát triển kinh tế tư nhân phải được thực hiện một cách đồng bộ, tổng thể cùng với các giải pháp cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách hành chính công và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; do đó, Nghị quyết xác định: Phát triển kinh tế tư nhân là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển và giải phóng sức sản xuất.

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và xác định rõ hơn vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với thực hiện ba đột phá chiến lược; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và tích cực hội nhập quốc tế. Do vậy, Nghị quyết xác định: “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ”.


2- Quan điểm chỉ đạo, định hướng cho phát triển kinh tế tư nhân

Định hướng phát triển cho kinh tế tư nhân cụ thể và phù hợp hơn với bối cảnh và điều kiện mới. Đó là:

Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng, quy mô, chất lượng và tỉ trọng đóng góp trong GDP.

Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định hướng. Phát huy mặt tích cực có lợi cho đất nước của kinh tế tư nhân, đồng thời tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát, thực hiện công khai, minh bạch, ngăn chặn, hạn chế mặt tiêu cực, nhất là phòng, chống mọi biểu hiện của "chủ nghĩa tư bản thân hữu", quan hệ "lợi ích nhóm", thao túng chính sách, cạnh tranh không lành mạnh để trục lợi bất chính.

Kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Phát huy phong trào khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Khuyến khích hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, có đủ khả năng tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị khu vực, toàn cầu.

Khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá hoặc Nhà nước thoái vốn. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan toả rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Trong định hướng phát triển cho kinh tế tư nhân cụ thể và phù hợp hơn với bối cảnh và điều kiện mới, Nghị quyết đề cao vai trò và trách nhiệm của đội ngũ doanh nhân Việt Nam nhằm đảm bảo tính định hướng XHCN trong phát triển kinh tế tư nhân, Nghị quyết xác định “Chăm lo bồi dưỡng, giáo dục, nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp. Phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm với xã hội và kỹ năng lãnh đạo, quản trị cao; chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân”.

Xác định rõ vai trò, chức năng và mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.

Đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là tổ chức công đoàn, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện theo kịp với sự phát triển về mọi mặt của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập.

3- Mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết nêu: “Phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Do vậy, Nghị quyết xác định “Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ”.

4- Mục tiêu cụ thể

Trong quá trình tổng kết và căn cứ vào các nguồn tài liệu, như: Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội về “Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020”; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16-5-2016 của Chính phủ về “Hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020”; các số liệu của Tổng cục Thống kê, một số nghiên cứu chuyên sâu khác về kinh tế Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, trong đó có Báo cáo Việt Nam 2035 do Chính phủ phối hợp với Ngân hàng Thế giới xây dựng... để nghiên cứu, phân tích một cách khoa học nhằm xác định các mục tiêu cụ thể này; thảo luận kỹ với các ban, bộ, ngành và địa phương cũng như các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đây là căn cứ để Nghị quyết mới đề ra các mục tiêu cụ thể về chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp hoạt động; tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ đóng góp trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động, trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực vànăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn phát triển mới đối với kinh tế tư nhân. Cụ thể như sau:

- Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp.

- Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đầu tăng tỉ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55% và đến năm 2030 đạt khoảng 60-65%.

- Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 4-5%/năm. Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Mục tiêu trong Nghị quyết được thể hiện đồng bộ, các mục tiêu đưa ra cụ thể trong từng giai đoạn phát triển mới đối với kinh tế tư nhân.

5. Những nhiệm vụ và giải pháp lớn

Trên cơ sở kết quả tổng kết, Nghị quyết đề ra 05 nhiệm vụ và giải pháp lớn, trong đó có hơn 30 giải pháp cụ thể để xử lý đồng bộ các điểm nghẽn trong phát triển kinh tế tư nhân, nhằm phát triển mạnh kinh tế tư nhân thực sự trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế; các giải pháp về cơ chế, chính sách cụ thể, toàn diện và phù hợp với từng chủ thể trong nền kinh tế nói chung và trong khu vực kinh tế tư nhân nói riêng; gắn kết bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hệ thống những nhiệm vụ và giải pháp lớn mới nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và đáp ứng được những yêu cầu phát triển của kinh tế tư nhân trong bối cảnh mới nước ta đang tích cực thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các giải pháp đã đưa ra mang tính đồng bộ, tổng thể, từ nhận thức, tư tưởng cho tới các giải pháp cụ thể như: Thống nhất cao về nhận thức, tư tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân; tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.

Trong những nhiệm vụ và giải pháp lớn, nổi bật nhất là 02 nhóm giải pháp mang tính đột phá sau:

(1)- Nhóm giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư nhân, gồm:

Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý, điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt theo cơ chế thị trường; Nghị quyết nêu rõ: “Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường, kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý”

Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường. Thể chế hoá đầy đủ quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân và bảo đảm được thực hiện nghiêm minh. Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền tự do kinh doanh và bảo hộ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tăng cường đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt động hoà giải, trọng tài thương mại và toà án nhân dân các cấp, nhất là trong phá sản doanh nghiệp, tố tụng, xét xử và thi hành án để bảo đảm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dân sự và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp. Bảo đảm kỷ luật thị trường. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh của kinh tế tư nhân trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà pháp luật không cấm; phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo và phong trào khởi nghiệp; tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cá thể kinh doanh với quy mô ngày càng lớn, hiệu quả cao hơn, chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp; sớm phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân đa sở hữu có khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế. Bảo đảm các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân phải phù hợp với nguyên tắc thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của kinh tế tư nhân.

 
15 8 17
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm 
hoạt động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường

Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng. Rà soát, xoá bỏ các cơ chế, chính sách tạo ra bất bình đẳng giữa kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế khác; giữa các chủ thể của kinh tế tư nhân, nhất là trong cạnh tranh và tiếp cận nguồn lực xã hội, các yếu tố sản xuất, cơ hội kinh doanh, tham gia thị trường, mà trọng tâm là đất đai, vốn, nguồn lực của Nhà nước. Tăng cường tính minh bạch đối với độc quyền nhà nước, độc quyền doanh nghiệp và kiểm soát độc quyền kinh doanh; bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Phát triển kết cấu hạ tầng đầy đủ. Phát triển nhanh hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận, sử dụng thuận lợi, bình đẳng với chi phí hợp lý, đồng thời bảo đảm tính công khai, minh bạch.

Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đất đai, quản lý tài nguyên và môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận đất đai, các nguồn tài nguyên một cách minh bạch, bình đẳng theo cơ chế thị trường phục vụ sản xuất kinh doanh; cơ cấu lại và phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, nhất là hệ thống các tổ chức tín dụng và thị trường vốn, tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn vốn; phát triển mạnh mẽ, thông suốt các thị trường hàng hoá, dịch vụ; có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

(2) Nhóm giải pháp về hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến; thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động. Hoàn thiện pháp luật và thực hiện có hiệu quả các biện pháp, quy định bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu. Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực với hệ thống chính sách, giải pháp đồng bộ. Khuyến khích, động viên và lan toả tinh thần, ý chí khởi nghiệp, kinh doanh và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng đề ra các giải pháp quan trọng khác như:

- Khuyến khích các doanh nghiệp của tư nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhất là lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao (được lồng ghép trong nhiều nội dung khác nhau của các nhóm giải pháp)

- Các giải pháp cụ thể đối với từng loại đối tượng doanh nghiệp như các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực phi chính thức. Tăng cường kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau, doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp FDI.

- Nâng cao tính hiệu quả trong hỗ trợ của Nhà nước đối với khu vực kinh tế tư nhân; giảm chi phí cho doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường đổi mới và nâng cao hiệu quả, tính độc lập của hệ thống toà án nhân dân các cấp, nhất là xét xử và thi hành án dân sự, kinh tế. Có chế tài đủ mạnh để khắc phục tình trạng thực thi chưa nghiêm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kinh tế tư nhân. Xoá bỏ mọi biểu hiện lợi ích nhóm trong xây dựng và thực thi pháp luật, cơ chế, chính sách đối với kinh tế tư nhân.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân; hướng dẫn đảng viên làm kinh tế tư nhân; có quy định cụ thể về mô hình, vai trò, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp cho phù hợp với hoạt động của kinh tế tư nhân; đẩy mạnh phát triển Đảng, các đoàn thể trong doanh nghiệp tư nhân; có giải pháp cụ thể hỗ trợ nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội ngành nghề./.

Tác giả: TT

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo Trung ương - Ban Kinh tế Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5988 | lượt tải:124

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5631 | lượt tải:127

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6635 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6579 | lượt tải:146

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7810 | lượt tải:288
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay19,926
  • Tháng hiện tại511,627
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,541,234
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down