CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, NHÀ VĂN HÓA KIỆT XUẤT CỦA VIỆT NAM

Thứ bảy - 18/05/2024 11:02 2.109 0
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà ái quốc chân chính, nhà cách mạng sáng suốt, vị lãnh tụ thiên tài. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người gắn liền với lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!
Đến hẹn lại lên, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), nhà đài VOA tiếng Việt lại tổ chức cái gọi là bàn tròn chuyên đề, với tiêu đề “Từ Nguyễn Tất Thành tới Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh-một số câu hỏi còn đặt ra”. Ngoài sự câu nối của Quốc Phương, còn có 4 con người có tuổi chuyên lên mạng của VOA tung hứng, đó là Nguyễn Quang A, Trần Trung Đạo, Đỗ Thông Minh, Đoàn Xuân Kiên; hóng hớt bên lề còn có những kẻ theo đóm ăn tàn, có những bình luận xuyên tạc, thiếu lý trí. Những người này đã không tiếc lời đánh tráo lịch sử, họ thiên kiến chính trị, suy diễn vô lối như: toàn bộ tiểu sử cuộc đời Hồ Chí Minh là ngụy tạo bởi mục đích chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vấn đề này không mới, từng bị nhiều kẻ kỳ thị chế độ cộng sản tìm mọi cách xuyên tạc từ lâu lắm rồi. Nghe thật rác tai, chúng cự cố chày cối bôi nhọ Hồ Chí Minh là “kẻ cơ hội”, “tự đề cao mình”; điều này chỉ càng lộ rõ chúng không có nhân cách, hay nhân cách của chúng đã bị những con ch.ó ng.ao xứ Tâylon gặm và cắp đi rồi.

Thực tế, nếu khảo cứu toàn bộ các trước tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì một trong những vấn đề mà Người ghét cay ghét đắng, dị ứng chính trị nhất là chủ nghĩa cá nhân. Ngay sau khi tuyên ngôn độc lập, thành lập chính phủ cách mạng, Hồ Chí Minh đã nhiều lần gửi thư cho các cán bộ trong hệ thống chính trị, nhất là những người trực tiếp với dân, trong đó Người khuyên răn, cảnh tỉnh những thói hư tật xấu đẻ ra từ chủ nghĩa cá nhân, Người đòi hỏi các ông “quan cách mạng” phải cải não tư duy làm công bộc của dân. Trong tác phẩm cuối đời, Người cũng đã viết bài “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”, đề cập tới vấn đề hệ trọng trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị mang bản chất dân chủ. Có một chi tiết đáng chú ý là, sau khi viết bài này, Hồ Chí Minh có chuyển xin ý kiến Thường vụ Bộ Chính trị, khi nhận lại ý kiến góp ý từ đồng chí Lê Duẩn, thì ý kiến của Thường vụ Bộ Chính trị và ý kiến đồng chí Lê Duẩn là đổi vế “nâng cao đạo đức cách mạng” lên trước để đề cao tính chính trị; khi đó Hồ Chí Minh phản biện rằng ý của Bác muốn trước nhất phải “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” giống như ta nên quét sạch nhà cửa rồi mới bày trí đồ dùng, tuy vậy Bác vẫn tuân thủ ý kiến tập thể. Di chúc thiêng liêng của Người cũng thể hiện toàn bộ trí tuệ, tâm huyết của gần 80 năm cuộc đời, 60 năm hiến dâng cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân. Như vậy, tính xuyên suốt trong các trước tác Hồ Chí Minh và toàn bộ cuộc đời của Người là luôn đề cao đạo đức cách mạng với 4 đức trọng là 4 trụ cột nhân cách người chiến sĩ cộng sản, hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cá nhân.

Họ không hiểu bản chất vấn đề mà nói rằng, Nguyễn Ái Quốc là người theo chủ nghĩa dân tộc, xem nhẹ đấu tranh giai cấp (từng bị một số nhà hoạt động cùng thời tố cáo với quốc tế cộng sản). Đây không hề là khuyết điểm hay sai lầm chính trị của Nguyễn Ái Quốc, mà là sự thể hiện tính nhất quán chính trị về sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam, phù hợp với xu thế lịch sử trong thế kỷ XXI. Bởi vì ham muốn tột bậc, khát vọng cao cả, theo đuổi suốt cuộc đời của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là làm sao để nước nhà được độc lập, đồng bào ta được tự do, ấm no, hạnh phúc, “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Như vậy, trong tư tưởng giải phóng dân tộc đã có giải phóng con người, giải phóng xã hội, đương nhiên giải phóng giai cấp không thể vượt lên trên hết, mà phải được giải quyết trong tổng hòa các mối quan hệ dân tộc và giai cấp, xã hội và con người. Tư tưởng đó đã giúp cho Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc chuyển từ chủ nghĩa yêu nước chân chính sang chủ nghĩa quốc tế vô sản cao cả. Giữa ngã ba đường nên đi theo quốc tế 2, quốc tế hai rưỡi hay quốc tế ba, Người hỏi các chiến sĩ cộng sản quốc tế rằng tổ chức quốc tế nào bênh vực quyền lợi cho các dân tộc thuộc địa, và khi được các đồng chí quốc tế trả lời là quốc tế ba, thì Nguyễn Ái Quốc tán thành quốc tế ba, tự nguyện tham gia Đảng cộng sản Pháp. Người đưa ra quyết định duy nhất đúng khi thấy chủ nghĩa Lênin là học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất.

Khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Người đã quyết định chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đúng đắn, Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị Trung ương 8 (tháng 5/1941), đặt vấn đề dân tộc lên trên hết, lấy mẫu số chung là độc lập dân tộc, từ đó qui nạp được mọi tầng lớp người dân yêu nước. Một số sai lầm từ cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản mà Đảng vướng phải sau này chính là sự ấu trĩ về đấu tranh giai cấp. Với Hồ Chí Minh, con người với tư cách cá thể, xã hội với tư cách cộng đồng là sự gắn kết cùng vì mục tiêu giải phóng triệt để con người, làm cách mạng xã hội triệt để, đối với các dân tộc bị áp bức nô lệ thì dân tộc độc lập là tối thượng, nếu không giành được độc lập thì giai cấp hay người dân mãi mãi vẫn phải chịu kiếp trâu ngựa dưới gót dày xâm lăng. Lấy độc lập dân tộc là trung tâm thu hút mọi giai tầng xã hội, điều đó phải đáng khâm phục đối với Hồ Chí Minh. Hơn nữa, dù trong bất cứ tình huống nào, Hồ Chí Minh vẫn coi tình cảm quốc tế vô sản là thứ tình cảm cách mạng, dựa vào tình yêu thương con người, sự bình đẳng giữa các dân tộc; Người cảm thấy rất đau xót khi thấy giữa các đảng anh em nảy sinh bất hòa.

Thâm độc hơn, họ tung hứng xuyên tạc rằng hồ sơ cá nhân, các trước tác của Hồ Chí Minh không phải là chính tác mà hoàn toàn do bịa đặt để tô vẽ đề cao cá nhân. Chuyện hoạt động bí mật, nhất là trong bối cảnh bị mật thám theo dõi, đe dọa gắt gao thì lẽ đương nhiên phải thay tên đổi họ, lập hồ sơ giả để tránh nanh vuốt quân thù. Giả sử đặt họ vào hoàn cảnh như thế thì cũng sẽ phải làm vậy thôi.

Vô lối hơn, họ bịa đặt trắng trớn rằng có sự đánh tráo Nguyễn Tất Thành bằng một nhân vật do bàn tay của bên Tàu Tưởng. Nhưng thực tế lịch sử thì tiếng Việt của Nguyễn Tất Thành, văn hóa Việt của Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đều được bộc lộ trong tổng thể ngôn từ viết văn bản, ngôn từ giao tiếp ngoại giao, ngôn từ giao tiếp xã hội với người dân. Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh toát lên từ lời nói, việc làm, hành vi ứng xử với thiên nhiên, với con người. Với Hồ Chí Minh, trí tuệ rất uyên bác, còn nhân cách lại rất hòa đồng, giàu triết lý nhân sinh, thu hút được tình cảm của con người, định hướng văn hóa tương lai. Có một giá trị cốt cách riêng có ở Hồ Chí Minh, đó là tình yêu thương con người không khác biệt màu da, biên giới, tình cảm riêng tư trong phạm vi gia đình, dòng tộc luôn được Người nén lại trong lòng để lo việc đại sự quốc gia, dân tộc. Trong bức “huyết lệ thư” gửi bác sĩ Vũ Đình Tụng (một người công giáo) khi có con trai hy sinh vì Tổ quốc trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Người viết: “Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là đại gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu tôi. Mất một thanh niên, thì hình như tôi đứt một đoạn ruột”. Lời cuối cùng trong Di chúc, Người “để lại muôn vàn tình thương yêu’ cho các cháu thiếu niên, nhi đồng, bộ đội, đồng thời chốt lại khát vọng thiên niên kỷ: “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Vì vậy, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là lẽ tự nhiên, như mạch nguồn văn hóa dân tộc Việt Nam. Việc đúc tượng, bảo quản thi hài Người cũng là do nguyện vọng của người dân Việt Nam. Những ngày lễ trọng đại, nhất là vào dịp Quốc khánh 2/9, đồng bào ta nối dài vào lăng viếng Bác cũng là một lẽ tự nhiên, cho thỏa lòng mong ước được trông thấy Người trong giấc ngủ ngàn thu, toàn bộ cơ đồ dân tộc do công lao của Người để lại sẽ mãi là niềm kiêu hãnh dân tộc, không gì lay chuyển nổi.

Tác giả: Kiên Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 2761 | lượt tải:55

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 2374 | lượt tải:46

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 3307 | lượt tải:92

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 3264 | lượt tải:65

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 4475 | lượt tải:158
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập343
  • Hôm nay32,018
  • Tháng hiện tại893,419
  • Tháng trước1,117,630
  • Tổng lượt truy cập32,784,336
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down