Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn

Thứ sáu - 08/01/2016 04:12 470 0
Tỷ lệ người làm nông nghiệp của tỉnh cao (trên 80% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn) nhưng thu nhập còn rất thấp, bình quân đầu người ở khu vực nông thôn cuối năm 2015 mới đạt dưới 10 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với cả nước và các tỉnh miền núi phía Bắc.
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Lai Châu là tỉnh có tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp, đặc biệt là tiềm năng về đất đai, nguồn nước, khí hậu. Tỉnh có diện tích tự nhiên là 906.878 ha, bình quân 2.2 ha/người, gấp 6 lần bình quân cả nước. Trong đó, mới có 93.000 ha diện tích đất đang trồng cây nông nghiệp nhưng chủ yếu sản xuất một vụ, năng suất thấp, tiềm năng tăng vụ và tăng năng suất còn lớn; 409.000 ha đất có rừng và cây đa mục đích; còn khoảng trên 300.000 ha đất trống, đồi núi trọc có thể khai thác để phát triển sản xuất nông nghiệp như: Trồng chè, cao su, mắc ca, cây ăn quả, trồng rừng kinh tế, khoanh nuôi, tái sinh rừng tự nhiên... Có 16.500 ha mặt nước, chất lượng nguồn nước tốt, thích hợp cho nuôi trồng thủy sản tập trung. Có khí hậu trung tính giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc, lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2.400 mm/năm, nhiệt độ trung bình năm là 20oC; tỉnh có 3 đới khí hậu rõ rệt: Đới khí hậu nóng ẩm - có độ cao dưới 600m, đới khí hậu mát ẩm - có độ cao từ 600m - 1.000m, đới có khí ôn đới - có độ cao từ 1.000m trở lên; với đặc điểm khí hậu đó, Lai Châu có sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng và có chất lượng cao như gạo, chè, thảo quả, dược liệu, hoa quả, cá nước lạnh,...

Sau 12 năm chia tách, ngành nông nghiệp của tỉnh đã đạt được những thành quả đáng khích lệ. Sản lượng cây có hạt đã tăng từ 110.000 tấn (năm 2004) lên 190.000 tấn, đảm bảo được an ninh lương thực, giá trị sản xuất tăng bình quân 3,34%/năm. Tổ chức sản xuất ngành chè theo hướng gắn nông dân với doanh nghiệp, diện tích chè đạt trên 3.500 ha, trở thành sản phẩm hàng hóa chủ lực của tỉnh. Phát triển nhanh cây cao su, với diện tích trên 13.000 ha. Chăn nuôi sản xuất theo hướng trang trại quy mô tập trung, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân 5%/năm. Thực hiện tốt công tác bảo vệ, phát triển rừng, nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 45,2%. Nuôi trồng thủy sản tăng cả về diện tích và sản lượng, đạt trên 2.200 tấn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện khá nhanh, đến cuối năm 2015, bình quân mỗi xã đạt 11,9 tiêu chí, 15/96 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đời sống nông dân và bộ mặt kinh tế - xã hội nông thôn có nhiều thay đổi, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh những nỗ lực và kết quả đáng ghi nhận trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; thẳng thắn nhìn nhận, nền nông nghiệp của tỉnh còn lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp, quảng canh, năng suất, hiệu quả thấp, môi trường, nhất là môi trường rừng vẫn suy thoái nghiêm trọng. Sản xuất nông, lâm nghiệp là ngành sản xuất chính, trực tiếp giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, song phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Ở vùng sâu, vùng xa trình độ canh tác còn lạc hậu, có nơi còn thiếu lương thực trong thời kỳ giáp hạt. Ở một số khu vực đã xuất hiện dấu hiệu ô nhiễm nguồn nước; xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm và suy thoái môi trường đất. Hiệu quả sử dụng đất, năng suất lao động quá thấp và không đồng đều giữa các vùng, do việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm và chưa đồng đều; mối liên kết giữa người nông dân dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý còn chưa chặt chẽ. Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu theo chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và nguồn lực tự nhiên nên mới tạo ra được khối lượng nhiệu và rẻ nhưng giá trị thấp, hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao. Tình trạng sản xuất manh mún, phân tán còn tồn tại dai dẳng, nhất là vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

Tỷ lệ người làm nông nghiệp cao (trên 80% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn) nhưng thu nhập còn rất thấp, bình quân đầu người ở khu vực nông thôn cuối năm 2015 mới đạt dưới 10 triệu đồng, thấp hơn nhiều so với cả nước và các tỉnh miền núi phía Bắc. Tỷ lệ đói nghèo còn cao, năm 2015 là 20,48%, cao thứ 2 trong vùng và đứng thứ 62/63 tỉnh, thành trong cả nước (bình quân cả nước dưới 4,5%). Chưa hình thành được sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có giá trị và hương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước; khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản còn thấp; cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn nghèo nàn, phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm; chưa chủ động được giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo chất lượng. Cơ cấu ngành nông nghiệp chưa cân đối và chưa phù hợp với điều kiện và tiềm năng của tỉnh; tỷ trọng lĩnh vực nông nghiệp còn lớn so với lĩnh vực lâm nghiệp (76% so với 24%). Đối với từng nội ngành cũng có chênh lệch rất lớn như nông nghiệp, trồng trọt vẫn giữ vai trò chủ đạo với 62%, chăn nuôi - thủy sản 37,4% và dịch vụ nông nghiệp còn quá ít, chỉ chiếm 0,6% (Quyết định số 1406/QĐ-UBND, ngày 30/10/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu Ngành Nông nghiệp tỉnh Lai Châu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)...
7 1 16
 
Việc đưa các giống lúa có năng suất cao vào sản xuất đã và đang mang lại hiệu quả rõ nét trong sản xuất lương thực trên địa bàn tỉnh (ảnh:HY)

Trong xây dựng nông thôn mới, một số địa phương, đơn vị chưa được quan tâm đúng mức công tác tuyên truyền, vận động nên vai trò chủ thể của người dân và sự đóng góp ủng hộ của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới chưa được phát huy tương xứng với sự phát triển của phong trào; nhu cầu đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn lớn song khả năng đáp ứng các nguồn lực còn hạn chế; đời sống văn hoá, tinh thần của Nhân dân còn thấp, hủ tục còn nặng nề, tập quán sản xuất, sinh hoạt còn lạc hậu; tình hình an ninh, trật tự ở một số nơi còn tiềm ẩn nhân tố gây mất ổn định. Một số đơn vị, tổ chức tham gia phong trào còn nặng nề về hình thức, thiếu chủ động, sáng tạo; sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đoàn thể, thiếu chủ động, sáng tạo; sự phối hợp thực hiện giữa các cơ quan, đoàn thể ở các cấp có việc còn hạn chế; một số tiêu chí đạt được nhưng chưa bền vững.

Từ những phân tích, đánh giá về tiềm năng, thế mạnh, những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong quá trình lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh những năm qua. Đại hội xác định trong điều kiện cụ thể của tỉnh, yêu cầu bức thiết nhất của sự phát triển hiện nay và những năm tiếp theo là phải đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội đã đề ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi và cũng là một trong ba chương trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2015 - 2020 là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nhằm tìm kiếm động lực, tạo bước đột phá, thoát khỏi yếu kém, khai thác được tiềm năng, thế mạnh, nâng cao giá trị gia tăng, giảm nghèo và phát triển bền vững./.

Bài 5: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Tác giả: Lê Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1227 | lượt tải:56

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1776 | lượt tải:627

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1805 | lượt tải:198

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2186 | lượt tải:226

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1484 | lượt tải:192
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập105
  • Hôm nay21,123
  • Tháng hiện tại557,158
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,451,414
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down