Xây dựng nông thôn mới ở Lai Châu - cần có cách tiếp cận mới

Thứ sáu - 25/09/2015 05:23 583 0
Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh Lai Châu, bình quân tiêu chí đến hết năm 2014 đạt: 9.92 tiêu chí/xã, tăng 7,04 tiêu chí so với năm 2011.
Bản TĐC Xá Cuông I, xã Ta Gia - Than Uyên (ảnh: TP)
Bản TĐC Xá Cuông I, xã Ta Gia - Than Uyên (ảnh: TP)
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là chương trình thiết thực, có ý nghĩa quan trọng. Cái đích của thực hiện Chương trình là xây dựng khu vực nông thôn có làng xã văn minh, sạch đẹp, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng từng bước được tăng cường. Với xuất phát điểm của nền kinh tế - xã hội của một tỉnh miền núi khó khăn như Lai Châu thì đây là một chương trình lớn, mới và khó, quy mô phạm vi rộng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, đặc biệt vấn đề trình độ học vấn và trình độ sản xuất, về phong tục, tập quán của nhân dân các dân tộc trên địa bàn... Đây thực sự là một cuộc cách mạng của toàn Đảng bộ, nhân dân các dân tộc và cả hệ thống chính trị.



Qua hơn 4 năm triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh, bình quân tiêu chí đến hết năm 2014 đạt: 9.92 tiêu chí/xã, tăng 7,04 tiêu chí so với năm 2011, cụ thể: có 02 xã đạt 19 tiêu chí, tăng 02 xã so với năm 2011; 10 xã đạt 15- 18 tiêu chí, tăng 10 xã so với năm 2011; có 34 xã đạt 10-14 tiêu chí, tăng 33 xã so với năm 2011; có 50 xã đạt 5 - 9 tiêu chí, giảm 33 xã so với năm 2011; có 0 xã đạt dưới 5 tiêu chí, giảm 75 xã so với năm 2011. Cùng với đó, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển, đời sống của cư dân nông thôn ngày càng được cải thiện, văn hóa xã hội ngày càng được nâng cao, xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia.

Năm 2015, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đang dốc sức thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới phấn đấu đạt 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2015, đạt chỉ tiêu theo Nghị quyết số 07- NQ/TU ngày 12/10/2011 của BCH đảng bộ tỉnh về xây dựng NTM đến năm 2020. Để đạt được những mục tiêu đã đề ra, cần phải có một tư duy mới, cách nhìn mới, cách tiếp cận mới trong nhận thức, trong quán triệt và triển khai thực hiện. Tư duy mới trước tiên phải là người dân, người dân là chủ thể của chương trình, sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm chính là tư duy mới của người dân trong việc chủ động thoát nghèo, không trông chờ ỷ lại và phải tìm tòi học hỏi, áp dụng khoa học, kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi để cải thiện cuộc sống và vươn lên làm giàu; phải biết tự chỉnh trang nhà cửa theo hướng đô thị hóa nông thôn hiện đại; biết bảo vệ môi trường sanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

Không chỉ cần sáng tạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi cách làm ăn theo nhu cầu thị trường, người nông dân còn phải đổi mới tư duy trong công việc chung của thôn, bản, của cộng đồng dân cư. Trước đây, nhiều nông dân chỉ quan tâm đến lợi ích của riêng mình, của dòng họ mình vì vậy đã có nhiều mâu thuẫn nảy sinh trong cộng đồng như tranh chấp đất đai ruộng, vườn, hoặc con vật nuôi mà bỏ qua cái tình làng nghĩa xóm...

Từ khi thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới và hưởng ứng phong trào ”Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới” và phong trào“toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư” đã làm thay đổi cơ bản cách nghĩ, cách làm của người dân. Nhân dân đã tích cực đồng thuận tham gia chương trình, nhiều cá nhân, tập thể đã góp công lao động, hiến đất, tiền, của, trí tuệ để xây dựng nông thôn mới. Trong 4 năm qua, Nhân dân trên địa bàn tỉnh đã đóng góp được trên 200.547 m2 đất; 346.471 công lao động; trên 18.812 m3 cát, đá, sỏi; các tổ chức đoàn thể, lực lượng vũ trang trên địa bàn đã đóng góp hàng ngàn ngày công giúp dân làm đường giao thông nông thôn, tu sửa trường học, làm nhà văn hóa, chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo an ninh quốc phòng; các Doanh nghiệp, nhà hảo tâm đóng góp ủng hộ trực tiếp cho chương trình trên 3.418 triệu đồng.
6 9 15
 
Bà con bản Huổi Luồng, thị trấn Tân Uyên chăm sóc chè (ảnh: PL)

Để có một tư duy mới như thế trong xây dựng nông thôn mới thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo, công tác tuyên truyền, vận động cũng cần có sự đổi mới. Về cơ bản các cấp, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội đã có nhiều cố gắng tuyên truyền, vận động dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú qua các kênh Báo, Đài phát thanh và Truyền hình, tuyên truyền miệng, in ấn cấp phát tờ rơi, băng zôn, khẩu hiệu..., nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới chưa hiểu đầy đủ về nội dung, nhiệm vụ của chương trình, về tính chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới... Trong thực tế qua kiểm tra một số nơi cấp Ủy, chính quyền cơ sở chưa vào cuộc quyết liệt, chưa phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý, còn chung chung... một số cán bộ, đảng viên còn mơ hồ về nội dung, nhiệm vụ của chương trình, một số hộ nông dân chưa chủ động thoát nghèo, còn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước... Vì vậy để Lai Châu hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2015 và đến năm 2020, thì phải có một cách tiếp cận mới, một tư duy mới là cần thiết. Tư duy mới đó phải bắt đầu từ cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đến cộng đồng xã hội và mọi người dân trên địa bàn./.
 

Tác giả: Phạm Dự

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1474 | lượt tải:60

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2074 | lượt tải:679

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2127 | lượt tải:232

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2297 | lượt tải:259

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1580 | lượt tải:226
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập283
  • Hôm nay24,084
  • Tháng hiện tại702,389
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,596,645
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down