Đảm bảo an toàn thực phẩm vì sự phát triển bền vững của tỉnh

Thứ bảy - 03/06/2017 23:20 398 0
Mục tiêu phấn đấu tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Lai Châu đều là thực phẩm an toàn. Đến năm 2020, trên 85% người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm; 90% người quản lý; 80% người tiêu dùng có kiến thức và thực hành đúng về an toàn thực phẩm. Hạn chế đến mức thấp nhất vụ ngộ độc thực phẩm cấp tính từ 30 người mắc trở lên được ghi nhận. Tỷ lệ mắc ngộ độc thực phẩm cấp tính trong các vụ ngộ độc thực phẩm được ghi nhận 12 người/100.000 dân.
ATTP đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội
ATTP đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội
Theo báo cáo của các ngành chức năng, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn tỉnh những năm qua đã có nhiều tiến bộ, được lãnh đạo các cấp quan tâm và coi đây là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Công tác quản lý nhà nước về ATTP được chú trọng hơn; kiến thức, sự hiểu biết của người dân về vấn đề bảo đảm sức khỏe cũng được nâng lên; các nhà sản xuất, kinh doanh cũng hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ các điều kiện bảo đảm ATTP đối với sản phẩm làm ra...

Tuy nhiên, ATTP đang trở thành một trong những vấn đề bức xúc của xã hội khi các vụ ngộ độc thực phẩm đang diễn biến phức tạp với số vụ và số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, có nhiều người tử vong vì ăn, uống phải thực phẩm không đảm bảo an toàn; nhiều người mắc bệnh vì ăn phải thực phẩm bẩn, kém chất lượng.

Thực phẩm không đảm bảo an toàn xuất phát từ việc người sản xuất, kinh doanh thiếu đạo đức, hám lợi, sử dụng các chất tăng trọng, thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất cấm trong nuôi trồng, sản xuất, chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản; hoặc do nhiễm độc từ môi trường... Đối với người tiêu dùng, việc nhận biết, phân biệt giữa thực phẩm đảm bảo an toàn với thực phẩm không an toàn là vấn đề hết sức khó khăn. Các thông tin về ngộ độc thực phẩm, tình hình vi phạm tiêu chuẩn ATTP, dịch bệnh gia súc, gia cầm… xảy ra ở một số nơi, càng làm cho người tiêu dùng thêm hoang mang, lo lắng; chưa bao giờ sự lo ngại trước vấn đề ATTP lại nóng bỏng và được rất nhiều người quan tâm như hiện nay.

Thực hiện Kết luận số 11-KL/TW, ngày 19/01/2017 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 08 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”, ngày 31/3/2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 85-KH/TU, đề ra các nhiệm vụ giải pháp cụ thể: Các cấp ủy đảng tập trung lãnh đạo triển khai đồng bộ, kịp thời và thường xuyên công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; chú trọng công tác vận động toàn dân tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm. xác định bảo đảm an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, có tính cấp bách, lâu dài đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển của địa phương; phải kiên trì, kiên quyết lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn. Lấy kết quả bảo đảm an toàn thực phẩm làm tiêu chuẩn bình xét, đánh giá tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, khu dân cư; là một tiêu chí đánh giá trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh hằng năm. Nghiên cứu đưa chỉ tiêu bảo đảm an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hằng năm để tổ chức thực hiện; tăng cường hoạt động giám sát đối với công tác bảo đảm an toàn thực phẩm ở các địa phương; phát huy mạnh mẽ vai trò tuyên truyền và giám sát để bảo đảm an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng.

Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh về an toàn thực phẩm; tập trung tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm. Chú trọng tuyên truyền vận động ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới. Các cơ quan báo chí tăng cường các tin, bài tuyên truyền về an toàn thực phẩm trên các chuyên trang, chuyên mục về y tế, sức khỏe cộng đồng... Phát huy hoạt động tuyên truyên miệng và hệ thông truyền thanh ở cơ sở, thông tin lưu động tuyên truyền về an toàn thực phẩm, đảm bảo tính hấp dẫn, có sức thuyết phục, phù hợp với trình độ dân trí, phong tục, tập quán và nhu cầu của người dân ở từng vùng, từng dân tộc. Kịp thời biểu dương những điển hình tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn; công bố tên, địa chỉ và xử lý nghiêm những tổ chức doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản phẩm hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm theo pháp luật những tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, không chính xác về an toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và tư tưởng của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
 
3 6 17
Công bố tên, địa chỉ và xử lý nghiêm những tổ chức doanh nghiệp, hộ kinh doanh sản phẩm hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm

Thực hiện đồng bộ các chính sách và pháp luật về an toàn thực phẩm; thực hiện có hiệu quả Luật An toàn thực phẩm theo hướng dẫn và các quy chuẩn về an toàn thực phẩm. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm tới. Phân định rõ trách nhiệm của các ngành chức năng và địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biển, nhập khẩu thực phẩm bảo đảm an toàn trước khi đưa vào lưu thông và tiêu dùng. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các ngành và chính quyền địa phương các cấp để đảm bảo tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm các cấp; của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các ngành chức năng có liên quan: Y tế, Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Quan tâm bố trí kinh phí cho công tác quản lý, đảm bảo an toàn thực phẩm, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý, tiêu hủy thực phẩm không an toàn. Nghiên cứu nâng cấp một số phòng thí nghiệm tuyến tỉnh thuộc ngành Y tế đạt tiêu chuẩn ISO 17025. Xây dựng phòng thử nghiệm triển khai các mô hình quản lý, sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn.

Đẩy mạnh thực hiện công tác xã hội hóa, huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp và Nhân dân trong việc tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn. Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Nhân dân trong bảo đảm an toàn thực phẩm, tích cực tố giác các hành vì vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm bẩn, độc hại...

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm. Kiểm soát, quản lý chặt chẽ hóa chất bảo vệ thực vật, các chất cấm trong sản xuất thực phẩm, nguồn gốc thực phẩm vào các chợ đầu mối, chợ tự phát, chợ dân sinh, siêu thị thực phẩm nhập khẩu khu vực biên giới và các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Kiên quyết phòng, chống nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang lưu thông. Kịp thời cung cấp thông tin chính xác về an toàn thực phẩm và các doanh nghiệp, hộ kinh doanh vi phạm an toàn thực phẩm để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, gắn với xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
 
4 6 17
Kiểm soát, quản lý chặt chẽ nguồn gốc thực phẩm vào các chợ đầu mối,
chợ tự phát, chợ dân sinh

Quy hoạch, xây dựng vùng sản xuất nguyên liệu, chế biến thực phẩm an toàn theo hướng tập trung gắn với Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và Chương trình xây dựng nông thôn mới; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Xây dựng các cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung gắn với tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động giết mổ và kinh doanh động vật, sản phẩm động vật. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân phát triển nông nghiệp hữu cơ; đầu tư sản xuất, chế biến thực phẩm, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn trên địa bàn tỉnh.

Đảm bảo là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe, hạnh phúc của nhân dân, nâng cao chất lượng giống nòi, đảm bảo an sinh xã hội. Vì vậy, các nhiệm vụ, giải pháp phải được các cấp ủy đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của người dân trong sản xuất hàng hóa nông sản; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trong việc bảo đảm an toàn thực phẩm cho gia đình và xã hội; vì sự phát triển bền vững của tỉnh./.

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1523 | lượt tải:63

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2184 | lượt tải:719

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2238 | lượt tải:265

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2391 | lượt tải:294

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1669 | lượt tải:261
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập61
  • Hôm nay28,019
  • Tháng hiện tại818,441
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,712,697
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down