Phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ

Thứ sáu - 27/10/2017 04:20 795 0
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngày 03/10/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 99-QĐ/TW ban hành Hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu,  nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến,  chịu sự giám sát của Nhân dân (ảnh: MC)
Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu,  nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến,  chịu sự giám sát của Nhân dân (ảnh: MC)
Hướng dẫn của Ban Bí thư nhằm mục đích thống nhất về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trong việc thực hiện những nội dung, hình thức công khai để dân biết, góp ý và giám sát việc tu dưỡng, rèn luyện, giữ vững lập trường tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên; phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

Ban Bí thư yêu cầu đây là việc phải được tiến hành sâu rộng, thường xuyên, kiên trì, thiết thực và hiệu quả. Mỗi cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu phải gương mẫu, nghiêm túc thực hiện, cầu thị lắng nghe ý kiến, chịu sự giám sát của Nhân dân.

Những nội dung phải công khai với người dân

Trước hết, Quyết định 99 quy định về những nội dung, hình thức công khai thông tin để người dân biết, giám sát cán bộ. Đó là công khai 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; 19 điều quy định đảng viên không được làm; các quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI, khóa XII về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; các chủ trương, chính sách, quy chế, quy định để thể chế hóa, cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

Ban Bí thư cũng yêu cầu công khai kết luận kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; kết quả giải quyết những vấn đề bức xúc, phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức và công dân; kết quả xử lý các vụ, việc tiêu cực, tham nhũng, lãng phí đã được kết luận; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ, việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật).

Công khai nội dung, kết quả tiếp thu ý kiến của người dân; quy trình, thủ tục giải quyết công việc; danh tính, chức vụ, quyền hạn, thông tin liên hệ, trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của tổ chức, công dân. Công khai bản cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" của cán bộ, đảng viên; bản kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ lãnh đạo, quản lý và người phải kê khai theo quy định.

Các nội dung này được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị; công khai thông qua họp báo, hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi bộ; công khai thông qua hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác.

Cấp ủy, tổ chức đảng phải tuyên truyền, quán triệt để các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân nắm rõ mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII, xác định trách nhiệm và tự giác thực hiện. Vận động, hướng dẫn các tầng lớp Nhân dân nhận thức đầy đủ về quyền, trách nhiệm tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; nhận diện đúng 27 biểu hiện và tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên.

Lãnh đạo cấp uỷ, tổ chức đảng phải chỉ đạo việc công khai, minh bạch thông tin, phân công trách nhiệm, quy định rõ nội dung, hình thức, phạm vi, thời gian, địa điểm công khai để nhân dân dễ biết, dễ hiểu, dễ giám sát. Đồng thời, chống lợi dụng dân chủ để gây mất đoàn kết nội bộ, chia rẻ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống phá Đảng, Nhà nước.

Nội dung, hình thức Nhân dân góp ý và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

Nhân dân góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng về việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; dự thảo các chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn, quy chế, quy định... của Đảng để cụ thể hóa, dự thảo các văn bản luật để thể chế hóa nội dung Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; báo cáo kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; mối quan hệ giữa cấp ủy, tổ chức đảng với Nhân dân.

Những góp ý của người dân với cán bộ, đảng viên như về biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" của cán bộ, đảng viên; góp ý về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, vai trò tiên phong gương mẫu của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền; việc thực hiện cam kết rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Góp ý về việc thực thi công vụ, thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; mối quan hệ giữa cán bộ, đảng viên và Nhân dân. 

Để góp ý, Nhân dân có thể gặp trực tiếp cấp ủy, lãnh đạo MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT-XH để phản ánh; tông qua hòm thư góp ý đặt công khai, hệ thống thư điện tử, số điện thoại đường dây nóng; tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng; tiếp xúc cử tri; gửi văn bản hoặc bằng các hình thức khác. Việc góp ý cũng có thể thực hiện thông qua hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; kiểm điểm hằng năm; kiểm điểm tập thể cấp uỷ, tổ chức đảng và cá nhân theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII; khi chuẩn bị làm quy trình đề bạt, bổ nhiệm, giới thiệu đề cử, ứng cử đối với cán bộ, đảng viên.

Các cấp ủy, tổ chức đảng phải chỉ đạo tiếp thu một cách thuận lợi, nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với quy định. Ý kiến góp ý của Nhân dân thuộc cấp nào thì cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, tiếp thu, giải trình trực tiếp thông qua tiếp xúc, đối thoại hoặc bằng văn bản thông qua MTTQ và các đoàn thể CT-XH. Các ý kiến chưa thể giải đáp được ngay thì ghi nhận, tiếp thu, xem xét và hẹn thời gian trả lời. Khi có ý kiến góp ý, cấp uỷ, tổ chức đảng cũng phải có trách nhiệm thông báo nội dung góp ý và yêu cầu tập thể, cá nhân được góp ý báo cáo, giải trình cụ thể về những nội dung được góp ý; tổ chức xác minh làm rõ từng nội dung và kết luận cụ thể, xử lý nghiêm các khuyết điểm, sai phạm (nếu có); thông báo đến chủ thể góp ý về kết quả tiếp thu và xử lý ý kiến góp ý; công khai nội dung tiếp thu ý kiến góp ý (nếu cần thiết).

 
25 10 17
Các cấp ủy, tổ chức đảng phải chỉ đạo tiếp thu một cách thuận lợi, 
nhanh chóng, hiệu quả, phù hợp với quy định (ảnh: TH)

Nội dung, hình thức Nhân dân giám sát và trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng

Nhân dân giám sát cấp ủy, tổ chức đảng việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch, quy chế, quy định thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Việc lãnh đạo thực hiện tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; công tác tổ chức, cán bộ; công tác kiểm toán, kiểm tra, thanh tra; hoạt động và kết quả điều tra, truy tố, xét xử (trừ những vụ việc phải giữ bí mật theo quy định của pháp luật). Việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo; giải quyết các điểm nóng, các vụ, việc bức xúc, nổi cộm tại địa phương, đơn vị. Việc khắc phục, sửa chữa những khuyết điểm của cấp ủy, tổ chức đảng trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.

Nhân dân giám sát cán bộ, đảng viên về 27 biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; 19 điều quy định đảng viên không được làm; trách nhiệm thực thi công vụ; kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"; quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu. Việc tiếp thu và khắc phục, sửa chữa khuyết điểm của cán bộ, đảng viên sau kiểm điểm.

Về giám sát, theo hướng dẫn của Ban Bí thư, người dân có thể thực hiện vai trò của mình thông qua MTTQ và các đoàn thể CT-XH, thông qua gửi đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo đến cấp uỷ, tổ chức đảng, người đứng đầu cơ quan, đơn vị; qua phản ánh của báo chí truyền thông, của người có uy tín trong cộng đồng hoặc thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát của cộng đồng dân cư. Thông qua ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng, tổ nhân dân tự quản.

Các tổ chức, cấp ủy đảng có trách nhiệm phải cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến nội dung, đối tượng được giám sát; trao đổi những vấn đề liên quan theo đề nghị của chủ thể giám sát; yêu cầu đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị giám sát khi cần thiết; tổ chức thực hiện và trả lời kiến nghị giám sát bằng văn bản cho chủ thể giám sát.

Quyết định của Ban Bí thư quy định rõ, cấp ủy đảng phải lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, phản ánh, kiến nghị của nhân dân theo đúng quy định. Khi có đơn, thư, ý kiến phản ánh của nhân dân, phương tiện truyền thông đại chúng đối với cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên thuộc cấp nào quản lý thì cấp uỷ, tổ chức đảng cấp đó có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý; khẩn trương chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan giải quyết và có văn bản để trả lời chủ thể gửi đơn, thư, ý kiến phản ánh theo quy định.

Ban Bí thư nhấn mạnh yêu cầu kiên quyết xử lý người có hành vi cản trở hoạt động giám sát hoặc trả thù, trù dập người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

Đặc biệt Hướng dẫn nhấn mạnh các nhiệm vụ: "Hoàn thiện quy định và thực hiện lấy phiếu tín nhiệm định kỳ hoặc đột xuất khi thấy cần thiết đối với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn"; xây dựng cơ chế xem xét giải quyết những trường hợp có phản ánh của cử tri, nhân dân và dư luận liên quan đến những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá"; xây dựng và thực hiện quy định về việc lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; có hình thức xử lý kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1510 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2114 | lượt tải:688

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2180 | lượt tải:240

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2317 | lượt tải:268

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1599 | lượt tải:233
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập224
  • Hôm nay39,229
  • Tháng hiện tại730,295
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,624,551
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down