Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh giám sát quy hoạch mạng lưới trường, lớp học

Thứ bảy - 06/10/2018 23:32 776 0
Sáng ngày 05/10, Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh đã làm việc với UBND tỉnh và các Sở Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ và UBND thành phố Lai Châu về giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ngành giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012-2017.
Quang cảnh buổi làm việc
Quang cảnh buổi làm việc
Trên tinh thần thẳng thắn, khách quan, Đoàn giám sát đã chỉ ra những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quá trình triển khai quy hoạch mạng lưới trường, lớp học giai đoạn 2012-2017. 

Đồng chí Tống Thanh Hải, Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thay mặt UBND tỉnh đã đồng tình nhất trí với những nhận định, đánh giá của các thành viên Đoàn giám sát, đồng thời cũng trình bày làm rõ thêm một số nguyên nhân khách quan của những hạn chế còn tồn tại như: Lai Châu mới được chia tách thành lập gần 15 năm, nguồn lực còn hạn chế, mạng lưới trường lớp, học được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, có những mục tiêu, tiêu chuẩn khác nhau dẫn đến sự không đồng bộ thống nhất về cơ sở vật chất giữa các trường; chính sách giáo dục trong giai đoạn qua có nhiêu thay đổi; năng lực lãnh đạo, quản lý của một bộ phận lãnh đạo ngành Giáo dục và Đào tạo còn hạn chế nhất đinh,…

Đồng chí Tống Thanh Bình - TUV, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng đoàn giám sát, thay mặt Đoàn giám sát kết luận sơ bộ nội dung giám sát, trong đó nhấn mạnh một số hạn chế như: Việc triển khai một số nội dung quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trong thời gian vừa qua còn bộc lộ một số hạn chế nhất định hoặc chưa triển khai như việc thành lập Trường Giáo dục cho trẻ khuyết tật và Trường Năng khiếu âm nhạc, thể dục, thể thao của tỉnh; số phòng học tạm trên địa bàn toàn tỉnh còn lớn (trên 1.000 phòng, trong đó phòng học tạm bợ trên 400 phòng); cơ sở vật chất trường, lớp học, bàn ghế học sinh thiết kế chưa thực sự phù hợp, thống nhất; số lượng giáo viên các cấp học, bậc học còn thiếu, nhất là giáo viên mầm non, giáo viên ngoại ngữ (tổng số thiếu 547 giáo viên, trong đó mầm non 227; tiểu học 127; THCS 167; THPT 26); việc thực hiện chủ trương đưa học sinh lớp 3, 4, 5 về trung tâm còn bất cập nhất định như: hệ thống các công trình phụ trợ phục vụ (nhà ăn, bếp ăn, nhà vệ sinh, phòng ở,… ) chưa đáp ứng được nhu cầu; việc mua sắm tập trung trang thiết bị, đồ dùng học tập còn hạn chế nhất định ảnh hưởng đến việc dạy và học (đến thời điểm hiện tại nhiều trường, nhiều học sinh chưa có sách giáo khoa; nhiều vật dụng giá trị nhỏ, sử dụng thường xuyên, mau hỏng, có tính đặc thù phải thông qua mua sắm tập trung không phù hợp); chưa có quy định chung, thống nhất trong việc xây dựng các trường, điểm trường tái định cư (đơn vị chủ đầu tư trước khi đầu tư không thống nhất với cơ quan chuyên ngành dẫn tới việc đầu tư chưa thực sự phù hợp về thiết kế, vị trí, khoảng cách đối với khu dân cư); các điểm trường không còn sử dụng khi đưa học sinh về trung tâm chưa có hướng dẫn quy định thống nhất việc quản lý dẫn đến nguy cơ xuống cấp; nhiều trường, điểm trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (33 trường, 335 điểm trường chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). 

Đồng thời, Đoàn giám sát cũng đề xuất với UBND tỉnh một số nội dung tiếp tục thực hiện trong thời gian tới như: Nghiêm túc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp học, đồng thời chủ động rà soát điều chỉnh, bổ sung những nội dung không còn phù hợp với thực tiễn; chỉ đạo thực hiện kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo việc dạy và học, trong đó việc tuyển dụng giáo viên mới theo hướng phân cấp mạnh mẽ cho địa phương, các sở ngành tăng cường công tác thanh tra, giám sát; Sớm ban hành hướng dẫn quy định việc quản lý cơ sở vật chất các điểm trường không còn sử dụng khi đưa học sinh về trung tâm; Rà soát, điều chỉnh và ban hành hướng dẫn mua sắm tập trung trang thiết bị dạy và học (Quyết định 16/2016/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của UBND tỉnh về công bố danh mục tài sản mua sắm tập trung tỉnh Lai Châu); Thực hiện nghiêm túc quy định dạy thêm và học thêm; Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan sớm đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng cho các trường; UBND tỉnh cần chỉ đạo các chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng trường lớp học cần tham vấn, trao đổi, phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo./.

Tác giả: Duy Khoan - VP Đ ĐBQH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 640 | lượt tải:28

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 772 | lượt tải:324

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 721 | lượt tải:10

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 1049 | lượt tải:14

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 465 | lượt tải:6
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập94
  • Hôm nay17,788
  • Tháng hiện tại590,500
  • Tháng trước827,554
  • Tổng lượt truy cập26,450,278
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down