Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động văn hóa, văn nghệ

Thứ năm - 31/01/2019 01:31 6.149 0
Năm 2018, cùng với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, góp phần từng bước đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng đời sống tinh thần phong phú
Tăng cường các hoạt động văn hóa, văn nghệ, xây dựng đời sống tinh thần phong phú
Bám sát định hướng chính trị, các sự kiện kỷ niệm, các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương, các hoạt động văn hóa được tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của Nhân dân các dân tộc (năm 2018, ngành văn hóa trong toàn tỉnh đã tổ chức 1.075 buổi chiếu phim lưu động/114.500 lượt người xem; 625 buổi tuyên truyền lưu động, 45 buổi triển lãm; xây dựng 2 chương trình nghệ thuật mới; 80 buổi biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp; tổ chức hội diễn Nghệ thuật quần chúng các xã nông thôn mới tỉnh Lai Châu lần I năm 2018; ngày hội văn hóa, thể thao các dân tộc trên địa bàn 8/8 huyện, thành phố...). Các cơ quan báo chí tỉnh tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trên sóng phát thanh - truyền hình, báo thường kỳ, báo điện tử, báo dành cho đồng bào vùng cao; duy trì và nâng cao chất lượng các chuyên mục “Sắc màu văn hóa các dân tộc”, “Văn hóa - Thể thao”, “Văn nghệ tổng hợp”, “Văn hóa - xã hội”, “Nét riêng vùng cao”... (Báo Lai Châu đăng tải trên 600 tác phẩm tin, bài, ảnh; Đài PT - TH tỉnh sản xuất và phát sóng trên 850 tin, bài, phóng sự; phối hợp gửi tin, bài phát trên Cổng thông tin điện tử khu vực và chương trình tiếng Mông, Thái phát trên kênh VTV5 Đài Truyền hình Việt Nam), qua đó góp phần giới thiệu, quảng bá nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc Lai Châu với cả nước.

Hoạt động bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, lễ hội được quan tâm chú trọng, đảm bảo theo đúng quy định, không có tình trạng mê tín dị đoan, lợi dụng để tổ chức các hoạt động đánh bạc, cá độ, an ninh trật tự được giữ vững (năm 2018, toàn tỉnh tổ chức 36 lễ hội; tổ chức 1 lớp tập huấn/80 học viên về công tác sưu tầm, bảo tồn, phát triển Di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu; 1 lớp tập huấn/40 học viên về công tác quản lý và thực thi pháp luật về quyền tác giả và các quyền liên quan; 1 lớp/40 học viên truyền dạy chữ Nôm Dao; 1 lớp/40 học viên truyền dạy “Kỹ thuật vẽ hoa văn trên vải bằng sáp ong của người Mông”). Tổ chức 4 cuộc điền dã, thống kê, sưu tầm hiện vật là công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, nhạc cụ, đồ thờ cúng; hoàn thành sưu tầm 46 hiện vật dân tộc Lào, 9 hiện vật trong lòng đất (tỉnh hiện có 31.143 hiện vật, 25 di tích, trong đó: 5 di tích quốc gia, 20 di tích cấp tỉnh đã được xếp hạng); cập nhật 1.730 cơ sở dữ liệu sách theo phần mềm và sử dụng truy cập dữ liệu trên trang thông tin điện tử qua mạng, lưu giữ 113.280 cuốn, phục vụ 23.580 lượt độc giả.

Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được triển khai thực hiện bằng nhiều hình thức, lồng ghép với các phong trào “Xây dựng nông thôn mới”, “Xây dựng nếp sống văn minh đô thị”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (toàn tỉnh hiện có 665 đội văn nghệ thôn, bản; 783 thiết chế văn hóa; 82% hộ gia đình đạt danh hiệu văn hóa; 63% thôn, khu phố và 93% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt danh hiệu văn hóa; 90% hộ gia đình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang). Công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa, sản phẩm văn hóa độc hại, mê tín dị đoan, lợi dụng tâm linh để trục lợi được thực hiện thường xuyên (năm 2018 đã tiến hành kiểm tra 31 cơ sở). 

Tổ chức hội văn học-nghệ thuật các cấp tiếp tục được quan tâm củng cố, kiện toàn (Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh có 151 hội viên, hoạt động ở 8 chi hội các huyện, thành phố, 6 chi hội chuyên ngành); hoạt động văn học, nghệ thuật có nhiều đổi mới, thu hút đông đảo văn nghệ sỹ tham gia, nhất là các phong trào sáng tác hưởng ứng các ngày lễ lớn, sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, địa phương, trong đó có nhiều tác giả đạt giải cao (2 tác giả có tác phẩm mỹ thuật được xét chọn giới thiệu dự Giải thưởng của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam; 4 tác giả nhiếp ảnh có tác phẩm được chọn trưng bày tại Liên hoan ảnh Triển lãm ảnh khu vực miền núi phía Bắc lần thứ XVIII năm tại Yên Bái; 3 nhạc sỹ tham gia Liên hoan âm nhạc toàn quốc đợt 1, khu vực phía Bắc, trong đó có 1 nhạc sỹ được giải B). Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, hội viên thông qua tổ chức các trại sáng tác, lớp truyền dạy (tổ chức 1 trại sáng tác tại Đà Nẵng/15 học viên; 5 trại sáng tác tại các huyện trong tỉnh có từ 14 - 25 hội viên/trại; 6 lớp truyền dạy các di sản văn hóa, văn nghệ dân gian cho 3 câu lạc bộ văn hóa dân gian tại huyện Sìn Hồ, Phong Thổ, Than Uyên). Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm, công trình văn học-nghệ thuật của Chính phủ cho 5 chuyên ngành với 31 tác phẩm của 31 tác giả. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chuyên trang, chuyên mục trên Tạp chí Văn nghệ (năm 2018 đã xuất bản 08 số/1.300 cuốn, đăng tải trên 389 tác phẩm); đăng tải 19 tác phẩm trên các tạp chí Trung ương.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động văn hóa, văn nghệ trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, bất cập như: Hệ thống các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa còn hạn chế, thiếu đồng bộ, một số nơi hiệu quả sử dụng thấp, nhất là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Công tác tổ chức xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở chưa đi vào chiều sâu; một bộ phận người dân ở vùng sâu, vùng xa đời sống văn hóa tinh thần còn nhiều hạn chế. Chưa khai thác các tiềm năng, lợi thế của văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Một số phong trào, cuộc vận động về văn hóa chưa thực sự hiệu quả, chưa thu hút, lôi cuốn đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia; xã hội hóa các hoạt động văn hóa còn hạn chế, chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá giá trị văn hóa các dân tộc, tác phẩm văn học, nghệ thuật của các tác giả trong tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít. Một số chi hội văn học-nghệ thuật chưa phát huy vai trò trong việc động viên, khuyến khích hội viên tích cực tham gia sáng tác, giới thiệu, trao truyền các giá trị văn hóa, nghệ thuật dân gian.

Để văn hóa, văn nghệ thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, sự cần thiết phải: Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong việc tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về văn hóa, văn nghệ; gắn việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", các phong trào thi đua yêu nước, nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Xây dựng và phát triển các phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng, khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy văn học, nghệ truyền thống của dân tộc; quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động văn hóa; phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho văn hóa, văn nghệ; có cơ chế thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động sáng tác văn học, nghệ thuật, nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của hội văn học - nghệ thuật các cấp; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ văn nghệ sỹ; quan tâm chăm lo đào tạo, bồi dưỡng những người có năng khiếu, tài năng sáng tạo văn học, nghệ thuật; tạo điều kiện cho các văn nghệ sỹ cao tuổi có nhiều kinh nghiệm hướng dẫn, trao truyền cho đội ngũ trẻ kế cận; tổ chức các trại sáng tác, các cuộc thi, hội thảo, triển lãm, các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, định hướng chính trị tư tưởng, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ; phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hoạt động sáng tác, truyền bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật có tư tưởng tiêu cực, không lành mạnh, tác động xấu đến xã hội./.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4177 | lượt tải:87

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3842 | lượt tải:92

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4800 | lượt tải:124

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4748 | lượt tải:102

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 5959 | lượt tải:217
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập95
  • Hôm nay28,188
  • Tháng hiện tại159,028
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập33,882,854
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down