Tín hiệu tích cực sau 2 năm phát triển hạ tầng thiết yếu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung

Thứ tư - 27/02/2019 23:31 1.156 0
Việc phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung bước đầu đạt được một số kết quả. Hệ thống hạ tầng vùng sản xuất dần được hoàn thiện, hiệu quả đầu tư được phát huy; tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại và lưu thông hàng hóa, đầu tư thâm canh các loại cây trồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước cải thiện tính cạnh tranh của sản phẩm; góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.
Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu đã góp phần đẩy nhanh mở rộng diện tích chè của tỉnh
Đề án phát triển hạ tầng thiết yếu đã góp phần đẩy nhanh mở rộng diện tích chè của tỉnh
Sau hơn 2 năm thực hiện Đề án, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, tổ chức học tập và quán triệt, triển khai Đề án đến các tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; cụ thể Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương, đơn vị để triển khai thực hiện. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triến hạ tầng thiết yếu nông nghiệp, nông thôn trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Nét nổi bật từ việc phát triển hạ tầng thiết yếu nông nghiệp, nông thôn trong 2 năm qua là hình thành và mở rộng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật, cơ giới hóa nông nghiệp vào sản xuất; góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

Hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất tập trung từng bước được đầu tư, nâng cấp theo hướng đồng bộ, mở mới 32 km đường trục chính, 179,7 km đường nội đồng và 01 cầu cứng. Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân mở rộng sản xuất, đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa trong sản xuất, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản phẩm nông nghiệp. Nhờ được tích cực tuyên truyền, nâng cao ý thức, nên trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi và công trình giao thông sau đầu tư cũng từng bước được nâng lên. 

Nhờ đầu tư, xây dựng hạ tầng thiết yếu, giai đoạn 2016-2018 đã quy hoạch, triển khai được 1.995 ha lúa chất lượng cao trên địa bàn 3 huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, đạt 84,89% so với mục tiêu của Đề án, đến hết tháng 9 năm 2018 sản lượng đạt 7.470 tấn;trồng mới được 2.694 ha chè, nâng tổng diện tích chè toàn tỉnh lên 6.185 ha, sản lượng chè búp tươi năm 2018 đạt đạt 28,000 tấn, tăng 5.000 tấn so với trước khi có Đề án. Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, các địa phương đã tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm, đến nay có 02 nhãn hiệu sản phẩm “CHÈ TAM ĐƯỜNG" và “CHÈ TÂN UYÊN” được cấp bằng bảo hộ; sản phẩm gạo Séng Cù Than Uyên; gạo Khẩu Ký và Nếp tan Co Giàng của huyện Tân Uyên được chứng nhận nhãn hiệu. Toàn tỉnh hiện có 170,7 ha chè được chứng nhận Rainforest Alliance (sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững), 30,7 ha chè sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 35 ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ.

Cùng với đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ; chú trọng đưa các giống lúa thuần chất lượng cao, lúa đặc sản của địa phương vào sản xuất. Tổ chức phục tráng chọn lọc sản xuất 110 dòng G1, G2 giống lúa Tẻ Râu đặc sản địa phương với quy mô 0,28 ha; chọn lọc được 49 dòng G1, 28 dòng G2; hỗn dòng sản xuất giống SNC năng suất đạt 378 kg. Phối hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong và ngoài tỉnh triển khai thử nghiệm 42 giống cây trồng mới gồm 20 giống lúa. Thực hiện dự án trồng thử nghiệm một số giống lúa chịu lạnh tại một số xã vùng cao huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ. Sau 2 năm, đã xác định được một số giống lúa chịu lạnh vụ Đông Xuân: PC6, Thơm RVT, J01; Dự án xác định công thức thâm canh trên đất ruộng một vụ bằng các giống chịu hạn tiến bộ.

Với phương châm “nhà nước và Nhân dân cùng làm” và chủ trương khuyến khích các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong giai đoạn 2016-2017 đã huy động được 9.628,5 triệu đồng từ việc tham gia đóng góp của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn để đầu tư xây dựng các công trinh hạ tầng thiết yếu khu sản xuất hàng hoá tập trung. Có trên 18 doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó có 03 doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị.

Nhìn chung, sau hơn 2 năm thực hiện, với sự đồng thuận, tích cực tham gia đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất để xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất của Nhân dân, hệ thống hạ tầng các vùng sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh dần được hoàn thiện, hiệu quả đầu tư ngày càng được phát huy; tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa, đầu tư thâm canh các loại cây trồng, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, từng bước cải thiện tính cạnh tranh của sản phẩm. Qua đó, góp phần chuyển dịch tích cực cơ cấu ngành nông nghiệp; các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung (lúa, chè) theo hướng hàng hoá được hình thành và phát triển, cùng với sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp đã tạo sự gắn kết từ khâu phát triển vùng nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm; đưa tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp của tỉnh đạt khá, góp phần giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống của Nhân dân.

Cùng với những kết quả tích cực, việc triển khai thực hiện Đề án vẫn còn những điểm hạn chế như tổ chức tuyên truyền ở cơ sở, nhận thức của một số cán bộ đảng viên và Nhân dân các xã thực hiện Đề án chưa đầy đủ, toàn diện, còn tư tưởng ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước. Một số nhiệm vụ của Đề án chưa được quan tâm triển khai như: Hạ tầng thuỷ lợi, hạ tầng điện, phát triển vùng chè tại huyện Nậm Nhùn (Nậm Pì) 250 ha... Các vùng sản xuất lúa hàng hóa quy mô còn nhỏ, hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích còn thấp. Chưa xây dựng được chuỗi liên kết trong việc thu mua, bao tiêu và chế biến lúa, gạo. Cơ chế, chính sách trong đầu tư xây dựng các công trình thuộc quy định Đề án đối với việc mở đường nội đồng vùng chè còn hạn chế. Kinh phí bố trí thực hiện Đề án còn thấp, chưa đẩy nhanh được phát triển hạ tầng thiết yếu trong vùng sản xuất tập trung, trong đó có một số nhiệm vụ chưa có kinh phí thực hiện.

Nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung là rất lớn, suất đầu tư cao; nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn còn thấp, vốn đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu và duy tu, bảo dường các công trình sau đầu tư còn hạn chế. Việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã và của cộng đồng dân cư cho đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu tại các vùng sản xuất hàng hóa tập trung còn gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn ODA và một số dự án chưa được phê duyệt, ký kết nên chưa có vốn để triển khai thực hiện. Năng lực và kinh nghiệm tổ chức sản xuất của các doanh nghiệp tham gia liên kết phát triển tại vùng chè, lúa còn hạn chế. Công tác phối giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể trong việc triển khai thực hiện Đề án có thời điểm thiếu chủ động, chưa chặt chẽ.

Để phát huy hiệu quả Đề án, thúc đẩy mạnh mẽ tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới, đòi hỏi các cấp, các ngành tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Khuyến khích giao đất, cho thuê đất và các hình thức khác nhằm tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất quy mô lớn. Chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế hoặc chăn nuôi. Tạo điều kiện thuận lợi, chủ động hướng dẫn thực hiện tốt các trình tự, thủ tục liên quan đến lĩnh vực đất đai.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả trong công tác xây dựng hạ tầng thiết yếu. Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh giàn trải để phát huy hiệu qua các nguồn vốn đầu tư; tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư.

Nâng cao hiệu quả quản lý vận hành các công trình; thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng thiết yếu bằng các nguồn lực của địa phương và từ nguồn huy động sự tham gia đóng góp của Nhân dân, các tổ chức đoàn thể nhằm duy trì tuổi thọ của các công trình sau đầu tư. Các thôn, bản phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và sửa chữa các tuyến đường giao thông nội đồng. 
Nhân dân xã San Thàng, TP Lai Châu góp công làm đường giao thông nội đồng
Nhân dân xã San Thàng, thành phố Lai Châu góp công làm đường giao thông nội đồng

Huy động tối đa nguồn lực từ các thành phần kinh tế bằng nhiều hình thức khác nhau như: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, từ các chương trình, dự án đầu tư; vận động Nhân dân đóng góp và các nguồn lực xã hội hóa khác để đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt việc lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách thu hút để tập trung đầu tư nâng cấp, cứng hóa các tuyến đường đã được mở mới, phát huy hiệu quả công trình. Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp./.

Tác giả: Hà Châu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4177 | lượt tải:87

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3842 | lượt tải:92

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4800 | lượt tải:124

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4748 | lượt tải:102

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 5959 | lượt tải:217
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập166
  • Hôm nay28,188
  • Tháng hiện tại159,149
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập33,882,975
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down