Theo kế hoạch, Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quan điểm, mục tiêu, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các doanh nghiệp. Nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận cao ở các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người hưởng lương và toàn xã hội trong việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách tiền lương.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nghị quyết Trung ương 6 khóa XII: về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017; về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 và các kế hoạch, chương trình hành động của Tỉnh ủy. Phấn đấu đạt mục tiêu, đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ hệ thống chính trị, giảm mạnh đầu mối theo đúng tinh thần Nghị quyết, tinh giảm biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm cơ sở cải cách tiền lương và nâng cao thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức.
Đấy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, tiếp tục thực hiện và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền địa phương các cấp trong tình hình mới; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao hiệu quả công tác đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương; phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, quản lý tốt việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị khẩn trương xây dựng và hoàn thiện danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc, xác định cơ cấu công chức, viên chức; xác định khung năng lực theo từng vị trí việc làm theo các nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước đã được ban hành. Thực hiện sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đồng thời làm tốt công tác đánh giá phân loại cán bộ để làm căn cứ sử dụng và trả lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.
Để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương, Tỉnh ủy đã đề ra các giải pháp về tài chính, ngân sách cụ thể như: (1) Hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương cho cải cách chính sách tiền lương. (2) Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao. (3) Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư (nếu có) sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành.
Phát triển tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn cơ sở, quản lý tốt việc thành lập
và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động (4) Không thực hiện chi các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng sửa đổi bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.
(5) Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.
(6) Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn đê thực hiện cải cách chính sách tiên lương. Đổi với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cẩu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao đế bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương. (7) Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.
Triển khai thực hiện các quy định về chế độ tiền lương mới sau khi Trung ương ban hành chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong doanh nghiệp.
Phát huy vai trò của các tầng lớp Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong giám sát, phản biện việc thực hiện chính sách tiền lương đồng bộ với sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị.
Kế hoạch của Tỉnh ủy yêu cầu cần phải xác định nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể đối với từng tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước về tiền lương, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tạo chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trong thực hiện chính sách tiền lương khu vực công và khu vực doanh nghiệp; tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, năng suất lao động, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chủ động tổ chức, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp một cách đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với lộ trình phù hợp và quyết tâm cao; thực hiện có hiệu quả quan điểm chỉ đạo chính sách tiền lương và định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, thanh tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, kịp thời khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện nghị quyết./.