Phấn đấu nông nghiệp Lai Châu phát triển, nông thôn tiến bộ

Thứ ba - 27/09/2016 04:00 669 0
Khai thác hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển nông nghiệp, từng bước chuyển nền sản xuất nông nghiệp sang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, từ nhỏ lẻ sang thâm canh, sản xuất hàng hóa quy mô tập trung gắn với an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường; nâng cao giá trị sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn từng bước hiện đại; nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
Cánh đồng Mường Than - Than Uyên, một trong những vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh
Cánh đồng Mường Than - Than Uyên, một trong những vùng quy hoạch sản xuất lúa chất lượng cao của tỉnh
Những năm qua, các cấp ủy đảng đã tập trung lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực cố gắng của chính quyền các cấp và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, nông nghiệp, nông thôn Lai Châu đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Năng suất, chất lượng sản xuất nông nghiệp được nâng lên; nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất, hình thành và phát triển một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung. Các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp được tỉnh quan tâm và thực hiện có hiệu quả, mô hình liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm ngày càng được mở rộng. Sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh với tổng sản lượng lương thực năm 2015 đạt 198.700 tấn. Diện tích cây chè, cây cao su được đầu tư mở rộng, từng bước củng cố và phát triển vùng nguyên liệu chè tập trung gắn với công nghiệp chế biến, quy mô trên 3.500 ha, sản lượng trên 23.000 tấn; diện tích cây cao su 13.125 ha…

Phát huy lợi thế mở rộng quy mô phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng trang trại, gia trại và chăn nuôi có kiểm soát, tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân trên 4%/năm. Nuôi cá nước lạnh, cá lồng trên các hồ thủy điện có triển vọng phát triển thành nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện có hiệu quả việc trồng rừng, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên gắn với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng , nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 46,4%, với tổng diện tích rừng hiện có 416.100 ha.

Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, phát huy được vai trò “chủ thể” của người dân; kết cấu hạ tầng vùng nông nghiệp, nông thôn được đầu tư, nâng cấp, nhất là hệ thống đường trục bản, ngõ bản và đường sản xuất; bộ mặt vùng nông thôn đã có nhiều đổi mới. Công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn được quan tâm thực hiện. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên, thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 9,22 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn giảm xuống còn 22,95%. Bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hoá các dân tộc. Hệ thống chính trị ở cơ sở tiếp tục được củng cố, an ninh trật tự được giữ vững, vai trò lãnh đạo của Đảng ở khu vực nông thôn được tăng cường. Đến tháng 9/2016, thực hiện tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt trên 12 tiêu chí/xã, tăng trên 9 tiêu chí so với cuối năm 2011; có 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới, không còn xã dưới 5 tiêu chí.

Tuy nhiên, những kết quả đạt được trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và không đồng đều giữa các vùng trong tỉnh. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, tăng trưởng chủ yếu theo chiều rộng, quy mô sản xuất nông nghiệp còn manh mún, chưa gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ. Các hình thức tổ chức sản xuất chậm đổi mới và thiếu bền vững, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng yêu cầu; ý thức bảo vệ, quản lý khai thác các công trình sau đầu tư trên địa bàn nông thôn chưa cao; hiệu quả sản xuất, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp còn thấp; hệ thống dịch vụ ở nông thôn phát triển chậm, vệ sinh môi trường nông thôn chưa được quan tâm đúng mức. Thu nhập và mức sống của nông dân còn thấp; tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vẫn ở mức cao, nhất là vùng sâu, vùng xa.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hững hạn chế, yếu kém trên, song chủ yếu là do xuất phát điểm kinh tế khu vực nông thôn thấp, việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và nhân rộng các mô hình có hiệu quả vào sản xuất còn ít. Nguồn lực đầu tư hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu. Thị trường tiêu thụ không ổn định, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Một số cơ chế, chính sách của Nhà nước về nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới còn chậm được sửa đổi, bổ sung. Nhận thức, trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại sự đầu tư của Nhà nước, chưa chủ động tự vươn lên thoát nghèo. Sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể Nhân dân ở nhiều nơi còn hạn chế; vai trò “chủ thể” của người dân ở một số nơi chưa thực sự được phát huy.

Để đưa nên nông nghiệp của tỉnh phát triển, nông thôn Lai Châu tiến bộ, Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh đã xác định “phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới” là một trong 3 chương trình trọng điểm của nhiệm kỳ 2015-2020, đồng thời đề ra giải pháp “... đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng tới nhu cầu thị trường, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm tập trung nguồn lực để lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, toàn diện và hiệu quả”.
10 9 16
 
Cánh đồng chè Tân Uyên

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, ngày 15-7-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Với quan điểm là nhiệm vụ này vừa phải phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước, quy hoạch kinh tế - xã hội của tỉnh, vừa phù hợp với phong tục, tập quán, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Phát triển dựa trên cơ chế thị trường, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế, ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ. Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần phát triển bền vững; phát huy vai trò “chủ thể” của nông dân. Coi đây là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Là cuộc vận động toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, là giải pháp quan trọng đưa Lai Châu thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.

Nghị quyết đề ra mục tiêu chung là phấn đấu nông nghiệp Lai Châu phát triển, nông thôn tiến bộ; đồng thời đề ra 5 mục tiêu cụ thể, trong đó đáng chú ý là tỉnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân đạt 5 - 6%/năm; phấn đấu đến năm 2020 có 35-40% xã, 01 huyện đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập của người dân khu vực nông thôn đạt 23 triệu đồng/năm.

Để thực hiện mục tiêu đề ra, Nghị quyết đưa ra 9 nhiệm vụ và giải pháp: (1) Phát triển các vùng sản xuất tập trung với các sản phẩm chủ lực như: lúa, chè, cây ăn quả ôn đới, rau, hoa và cây dược liệu…; chuyển đổi phương thức chăn nuôi, phát triển mạnh đàn trâu, bò; đẩy mạnh nuôi, khai thác thủy sản trên các hồ thủy điện, nuôi cá nước lạnh... Thực hiện hợp tác kinh doanh giữa nông dân, doanh nghiệp theo chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp.

(2) Phát triển ngành nghề nông thôn, kinh tế tập thể, kinh tế trang trại; ưu đãi và thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là kết cấu hạ tầng, khoa học, công nghệ; phát triển thị trường, nguồn nhân lực. Tổ chức lại sản xuất thông suốt từ khâu đầu vào đến thị trường tiêu thụ sản phẩm theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để có những sản phẩm chủ lực chất lượng và thương hiệu.

(3) Phát triển mạnh các dịch vụ nông nghiệp, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng phục vụ cho sản xuất. Xây dựng các tổ hợp tác xã dịch vụ vật tư, kỹ thuật nông nghiệp; hỗ trợ quảng bá, tìm kiểm thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm lợi thế của tỉnh.

(4) Tập trung chỉ đạo, cải thiện đời sống cho nông dân; tạo điều kiện và giúp đỡ nông dân nâng cao hơn nữa vị thế của mình, thực sự là chủ thể xây dựng và hưởng lợi các thành tựu phát triển.

(5) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về quy hoạch, bổ sung quy hoạch nông nghiệp, các quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và các đề án, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp.
9 9 16
 
Cây cao su phát triển trên đất Lai Châu

(6) Thực hiện có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới, tập trung ưu tiên cho các xã dự kiến đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp, cải thiện đời sống văn hóa nông thôn; nâng cao chất lượng công tác văn hóa - xã hội. Củng cố hệ thống chính trị và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

(7) Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách của Nhà nước về phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới: Chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn; hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo vệ và phát triển rừng.

(8) Phát huy có hiệu quả các nguồn lực theo hướng huy động và tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm; tranh thủ huy động, lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn, tạo khâu đột phá để phát triển.

(9) Đẩy mạnh tuyên truyền, học tập, quán triệt Nghị quyết, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành nhu cầu phát triển của người dân; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện./.

Tác giả: Kiên Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4995 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4651 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5637 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5586 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6814 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay11,269
  • Tháng hiện tại479,093
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,871,179
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down