Đến năm 2020 độ che phủ rừng Lai Châu đạt trên 50%

Thứ sáu - 30/09/2016 04:05 1.548 0
Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 16/7/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XI) về phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2007 - 2015, được các cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh về phát triển lâm nghiệp và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Nhờ có Quỹ dịch vụ môi trường rừng, việc chăm sóc, bảo vệ rừng ở Lai Châu được thực hiện rất tốt, người dân được hưởng lợi từ rừng
Nhờ có Quỹ dịch vụ môi trường rừng, việc chăm sóc, bảo vệ rừng ở Lai Châu được thực hiện rất tốt, người dân được hưởng lợi từ rừng
Các cấp ủy đảng, chính quyền của tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, cơ bản đạt các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Phát huy được tiềm năng, lợi thế về phát triển lâm nghiệp; tập trung bảo vệ diện tích rừng đã có, đầu tư trồng mới, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng kinh tế, rừng thay thế, phát triển cây cao su, nâng độ che phủ rừng từ 37,88% năm 2007 lên 46,4% năm 2015; tỷ trọng ngành lâm nghiệp chiếm 25% trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp; giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 5,7%/năm; nâng cao chất lượng khu rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất gắn với việc bố trí dân cư nông nghiệp nông thôn, xây dựng nông thôn mới; Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng, bước đầu thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào phát triển lâm nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo, cải thiện đời sống cho Nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Thu nhập bình quân hộ gia đình tham gia trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, bảo vệ rừng và khai thác lâm sản phụ dưới tán rừng giai đoạn 2007 - 2010 đạt 5,5 triệu đồng/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 8,6 triệu đồng/năm.

Sau 9 năm thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, phát triển lâm nghiệp đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất và khai thác tiềm năng đất đai, khí hậu, nguồn nhân lực tại địa phương; hình thành mô hình liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trồng rừng. Những kết quả đạt được trong công tác bảo vệ và phát triển rừng đã góp phần bảo vệ rừng đầu nguồn đặc biệt xung yếu, rừng đặc dụng, bảo đảm nguồn sinh thuỷ, an ninh nguồn nước cho sản xuất, đời sống, nguồn nước cho các công trình thuỷ điện và vùng châu thổ Sông Hồng, bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Một số chỉ tiêu chưa đạt Nghị quyết đề ra (tỷ trọng lâm nghiệp trong ngành nông nghiệp; giá trị xuất khẩu hàng lâm nghiệp; tỷ lệ che phủ rừng); tình trạng đốt, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái pháp luật ở một số nơi vẫn xảy ra; tiến độ giao, cho thuê rừng, đất lâm nghiệp và thực hiện xã hội hóa phát triển lâm nghiệp còn chậm. Công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển lâm nghiệp đến người dân chưa được thường xuyên; cấp ủy, chính quyền cơ sở ở một số nơi chưa thực sự quyết tâm trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện; sự phối kết hợp của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện Nghị quyết có việc còn thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao.

Nguyên nhân khách quan của hạn chế, yếu kém trên là do điều kiện sản xuất lâm nghiệp còn nhiều khó khăn, địa hình núi dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại thấp kém, thời tiết khí hậu không thuận lợi. Nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu: Việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết ở một số cấp uỷ, chính quyền, địa phương chưa thật sự sâu rộng; nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển lâm nghiệp chưa đầy đủ, một bộ phận Nhân dân chưa nêu cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ rừng; cơ chế chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, trồng rừng chưa đáp ứng với yêu cầu thực tế; định mức đầu tư trồng rừng phòng hộ, hỗ trợ trồng rừng sản xuất còn thấp; các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng rừng còn thiếu đồng bộ; nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật phát triển tài nguyên rừng, đa dạng sinh học chưa được quan tâm đúng mức; trình độ, năng lực của một số cán bộ và năng lực hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở một số nơi còn hạn chế.
14 9 16
 
Tỷ lệ che phủ rừng đến hết năm 2015 đạt 45,2%

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh, với các mục tiêu, nhiệm vụ tập trung “khai thác hiệu quả, hợp lý các tiềm năng, lợi thế để phát triển các ngành kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp...”; “Mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng rừng, kết hợp đa dạng chủng loại cây lấy gỗ, sản phẩm ngoài gỗ, cây dược liệu quý. Tập trung khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với bảo vệ rừng. Trồng rừng phòng hộ, rừng kinh tế với các loại cây có giá trị kinh tế cao như: tếch, sấu, lát, dổi, sa mu... Phát triển các loại lâm sản ngoài gỗ như: Sơn tra, mắc ca, quế, dược liệu... Đến năm 2020, trồng mới trên 5.500 ha rừng, trong đó rừng sản xuất 3.500 ha”.

Trên cơ sở tổng kết thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU, ngày 20-6-2016 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã thống nhất, ban hành Kết luận số 01-KL/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 16-7-2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XI) nhằm đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, với 4 mục tiêu chủ yếu: Đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt trên 50%; khoanh nuôi tái sinh và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung 100.000 ha; trồng mới rừng trên 5.500 ha, trong đó: trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 2.060 ha, trồng rừng sản xuất 1.130 ha, trồng rừng thay thế trên 2.300 ha. Giá trị tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp & PTNT đạt 30%. Cải thiện đời sống của nông dân, người làm nghề rừng, xã hội hóa và đa dạng hóa các hoạt động lâm nghiệp, tạo việc làm, giảm nghèo bền vững, nâng cao trách nhiệm và mức sống của người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; từng bước tạo cho cộng đồng, hộ gia đình phát triển kinh tế rừng, gắn bó với rừng. Bảo vệ và phát triển rừng góp phần bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Để thực hiện được các mục tiêu đó, Kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII cũng đề ra 5 nhiệm vụ và giải pháp chủ yêu, trong đó, (1) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp bảo vệ rừng, chú trọng công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, phát huy vai trò của cộng đồng trong phòng cháy, chữa cháy rừng, lấy phòng cháy là nhiệm vụ trọng tâm; đấu tranh ngăn chặn đốt, phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật. Bảo vệ tốt 416.100 ha diện tích rừng hiện có và diện tích rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh tăng hằng năm.

(2) Thực hiện tốt việc khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng. Xác định diện tích rừng có khả năng khoanh nuôi phát triển thành rừng, tập trung các biện pháp tuyên truyền, bảo vệ, trồng bổ sung. Giao khoán khoanh nuôi gắn với các chính sách hỗ trợ; thu hút các tổ chức, cá nhân nhận khoán khoanh nuôi và trồng bổ sung gắn với phát triển cây dược liệu, các sản phẩm lâm sản từ rừng. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư trồng rừng kinh tế, liên kết phát triển rừng kinh tế trên diện tích đất rừng đã được giao. Tổ chức cho cộng đồng dân cư thôn, bản, hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng rừng sang xây dựng các công trình thuỷ điện. Các đô thị thành phố, thị trấn, thị tứ, trụ sở các cơ quan, đơn vị, trường học đẩy mạnh việc trồng cây xanh tại khuôn viên do đơn vị mình quản lý.

(3) Quản lý đất rừng gắn với việc giao đất rừng tới cộng đồng dân cư, hộ gia đình, tổ chức kinh tế theo dự án, đảm bảo sử dụng đất rừng đúng mục đích.
15 9 16
 
Đến năm 2020, tỉnh phấn đấu trồng mới thêm 5.500 ha rừng

(4) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đảm bảo thuận lợi khuyến khích tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư phát triển rừng.

Thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi. Quản lý, tổ chức thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển rừng đảm bảo các nguồn vốn phát triển rừng hằng năm được thực hiện đúng quy định.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, người đứng đầu cấp uỷ đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền đối với nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, nhất là các hành vi đốt phá rừng, khai thác gỗ, lâm sản trái phép.

(5) Các cấp ủy đảng tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát việc trồng và phát triển rừng theo Nghị quyết số 15-NQ/TW và Kết luận số 01-KL/TU nhằm đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp đến năm 2020, cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách, kế hoạch thực hiện để đẩy mạnh phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng và phát triển rừng; vận động đoàn viên, hội viên, Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng./.

Tác giả: Kiên Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4230 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6020 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay12,926
  • Tháng hiện tại524,401
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,248,227
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down