Hiệu quả bước đầu từ Đề án “phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống”

Thứ hai - 06/07/2015 21:57 751 0
Các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống thường sinh sống ở địa bàn giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo cao, tập quán canh tác lạc hậu, chất lượng cuộc sống thấp là thách thức đối với tỉnh ta trong hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, đề án: “Phát triển kinh tế, xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống” trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2020 mở “cánh cửa” giúp đồng bào có thêm điều kiện vươn lên thoát nghèo, góp phần củng cố và giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia.
Bà con dân tộc La Hủ, xã Bum Tở, huyện Mường Tè được tư vấn chăm sóc sức khỏe
Bà con dân tộc La Hủ, xã Bum Tở, huyện Mường Tè được tư vấn chăm sóc sức khỏe
Để đưa 3 dân tộc: La Hủ, Cống, Mảng vươn lên thoát khỏi đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần, từng bước đưa người dân hòa nhập vào sự phát triển chung của tỉnh. Năm 2011, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án: “Phát triển kinh tế, xã hội, vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống” trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2020” tại 15 xã, 69 thôn bản ở 3 huyện: Sìn Hồ, Mường Tè và Nậm Nhùn. Tổng vốn đầu tư là 682.471 triệu đồng thực hiện công trình giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, trường lớp học, hỗ trợ đời sống, hỗ trợ phát triển văn hóa, đào tạo cán bộ...

Trao đổi với chúng tôi, bà Lò Thị Vương - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: “Nhằm làm tốt Đề án, ngay từ khi triển khai, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp các ngành chức năng, các huyện thụ hưởng cùng đưa ra hoạch định, lộ trình giúp đồng bào từng bước thoát nghèo. Các huyện đã cử cán bộ phòng, ban chuyên môn thường xuyên sâu sát tại cơ sở, tổ chức họp bản cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền về chủ trương, chính sách đặc thù riêng của Đề án tới đồng bào. Tuy nhiên, từ năm (2013-2014), nguồn vốn Trung ương giao thực hiện 99.700 triệu đồng, trong đó 53.360 triệu đồng nguồn đầu tư phát triển và 46.340 triệu đồng nguồn vốn sự nghiệp. Từ nguồn này, chúng tôi bắt tay vào thực hiện công tác Quy hoạch sắp xếp ổn định dân cư và quy hoạch phát triển sản xuất; ưu tiên đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng tạo tiền đề giúp người dân phát triển kinh tế, tự vươn lên xóa đói giảm nghèo”.



Nếu như trước đây, cuộc sống của 3 dân tộc này vô cùng khó khăn do hạ tầng cơ sở thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, thu nhập chủ yếu nông nghiệp, khai thác nguồn lợi từ tự nhiên. Đến nay, bằng nguồn vốn của Đề án đã thực hiện 10 dự án giao thông, 1 dự án thủy lợi và hỗ trợ phát triển sản xuất (mô hình thâm canh lúa, chăn nuôi, hỗ trợ cây giống). Nhờ đó, đồng bào đã biết vượt lên những khó khăn, kinh tế dần đi vào thế ổn định và phát triển. Cơ cấu kinh tế được các cấp ủy lãnh đạo chuyển dịch đúng hướng, giúp cho đồng bào thay đổi cách làm ăn, tích cực khai hoang, phục hóa, mạnh dạn đưa giống mới có năng suất cao, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, chăn nuôi. Cùng với đó, chính sách về Y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe, tăng cường khả năng tiếp cận cũng như cung cấp dịch vụ y tế có chất lượng phục vụ đồng bào, giảm gánh nặng chi phí chăm sóc sức khỏe cho các đối tượng này. Đặc biệt là qua công tác tuyên truyền, vận động, đồng bào đã hiểu biết hơn trong hôn nhân cận huyết thống, tập quán sinh đẻ tại nhà, đến trung tâm y tế huyện để khám, chữa bệnh.

Trao đổi với chúng tôi, Phó Chủ tịch UBND huyện Nậm Nhùn, Hà Văn Sơn chia sẻ: “Công tác dân tộc luôn được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm đặt lên hàng đầu, nhất là việc thực hiện Đề án vực dậy 3 dân tộc: Mảng, Cống, La Hủ. Nhờ Đề án mà giáo dục ở vùng đồng bào này tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường cao hơn, tình trạng bỏ học giữa chừng giảm hẳn; chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên. Bên cạnh việc phát triển kinh tế, huyện cũng bám sát vào Đề án chú trọng hỗ trợ tổ chức lễ hội, giao lưu văn hóa, trang cấp nhạc cụ dân tộc và khôi phục nét truyền thống văn hóa như: trang phục, điệu múa, bài hát. Từ đó kịp thời động viên, khích lệ nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa, tăng tính thích ứng, hòa nhập”.

Là một dân tộc ít người nhưng đồng bào dân tộc Cống ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè có đời sống văn hóa khá phong phú, nhiều nét đẹp truyền thống được duy trì từ đời này, qua đời khác như: phục dựng lễ hội cúng bản, lễ hội tết ngô. Nhờ có Đề án: “Phát triển kinh tế, xã hội, vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống” hỗ trợ về phát triển văn hóa, huyện Mường Tè đã đầu tư, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa. Đồng thời nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, hỗ trợ hoạt động thường xuyên cho các đội văn nghệ quần chúng của đồng bào dân tộc Cống. Bà Chang Thị Khá - dân tộc Cống, điểm tái định cư Nậm Khao, xã Nậm Khao, huyện Mường Tè tâm sự: “Mặc dù phải di dời lên vùng tái định cư mới của thủy điện Lai Châu nhưng bà con dân tộc Cống nơi đây luôn giữ gìn các làn điệu dân ca, lễ hội nhằm giữ gìn cho muôn đời sau. Bà con mong muốn tiếp tục nhận được sự đầu tư, hỗ trợ dụng cụ hoạt động văn hóa cộng đồng. Có chính sách ưu tiên đặc biệt đối với cán bộ làm công tác văn hóa thôn, bản gắn quyền lợi với nghĩa vụ”.

Được biết, mục tiêu của Đề án là giảm tỷ lệ hộ nghèo 3 dân tộc: Cống, Mảng, La Hủ trên 90% xuống 80% năm 2015, hoàn thành hỗ trợ nhà ở cho người dân, các thôn bản có chi bộ Đảng và đến năm 2020 mức sống 3 dân tộc này tương đương mức sống các dân tộc khác trong vùng. Do vậy, để tạo động lực đưa 3 dân tộc này phát triển, thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh tiếp tục đề xuất Trung ương phân bổ nguồn vốn cho tỉnh theo đúng phân kỳ vốn đầu tư của Đề án. Có như vậy mới giúp 3 dân tộc này từng ngày vươn lên thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu./.

Tác giả: Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5133 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4792 | lượt tải:112

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5779 | lượt tải:161

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5725 | lượt tải:126

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6954 | lượt tải:257
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay25,265
  • Tháng hiện tại552,929
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,945,015
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down