Thông tư 30 của Bộ Giáo dục - Đào tạo: Giảm áp lực cho học sinh tiểu học

Thứ sáu - 05/12/2014 21:54 715 0
Thông tư số 30/2014/TT- BGDDT ngày 28/8/2014 của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đã có hiệu lực từ ngày 15/10/2014. Theo đó, thay vì dùng điểm số, giáo viên các trường tiểu học sẽ ghi nhận xét, đánh giá về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Sau hơn một tháng triển khai, theo ý kiến nhiều giáo viên và phụ huynh việc đánh giá bằng nhận xét sẽ giảm áp lực cho học sinh tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn, lo lắng xung quanh việc thực hiện Thông tư.
Tiết học tiếng việt của cô và trò lớp 3A1 trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Bản Hon, xã Bản Hon (huyện Tam Đường)
Tiết học tiếng việt của cô và trò lớp 3A1 trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Bản Hon, xã Bản Hon (huyện Tam Đường)
Chúng tôi có mặt tại trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Bản Hon (huyện Tam Đường) để tìm hiểu việc triển khai thông tư 30 của Bộ GD- ĐT. Năm học này, nhà trường có 17 lớp với 272 học sinh. Theo đánh giá của các giáo viên nơi đây, Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT nêu rõ mục đích của việc đánh giá là giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy và học. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ, giúp đỡ các em có học lực yếu trong quá trình học tập. Vì vậy, sau khi Thông tư có hiệu lực các giáo viên trong nhà trường đã tiến hành đánh giá học sinh bằng nhận xét thay vì những điểm số khô cứng như trước đây. Theo đó, mỗi giáo viên chủ nhiệm sẽ có một quyển sổ theo dõi chất lượng học sinh. Còn các giáo viên bộ môn, nếu dạy bao nhiêu lớp sẽ có từng đó sổ. Vất vả nhất là giáo viên dạy các môn đặc thù như Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục phải dạy hầu như 17 lớp thì giáo viên phải có 17 quyển sổ theo dõi chất lượng học sinh, đồng nghĩa với việc phải nhận xét toàn bộ 272 học sinh của trường. Đây là cả một khối lượng công việc khổng lồ bởi vì hàng ngày, hàng tháng giáo viên phải dành thời gian để nhận xét tất cả học sinh của trường nhiều khi “tối mắt, tối mũi” không còn thời gian nghỉ ngơi.



Tuy nhiên, theo thầy giáo Trần Văn Tân - Hiệu trưởng nhà trường, Thông tư 30 có cả những ưu điểm và hạn chế. Ưu điểm lớn là giảm áp lực cho học sinh về điểm số. Nhiều học sinh trước đây bị điểm kém thường rất lo lắng khi bố mẹ hỏi về điểm nay giáo viên không chấm điểm nữa, nên các em không bị áp lực. Việc nhận xét sự tiến bộ, thành công trong học tập của học sinh sẽ mang lại hứng thú, niềm vui cho các em. Mặt khác, khi đánh giá bằng nhận xét, giáo viên sẽ gần gũi, sâu sát và hiểu học sinh hơn. Nhưng áp lực về trách nhiệm, công việc vất vả lại đè nặng lên vai đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn vì phải giải quyết số lượng lớn sổ sách và làm sao phải ghi những lời nhận xét để phụ huynh hiểu, đánh giá đúng học lực của các em.

Cô giáo Nguyễn Thị Phượng - Giáo viên chủ nhiệm lớp 3A1, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Bản Hon chia sẻ: “Trước đây, chúng tôi đánh giá học lực của học sinh bằng cách cho điểm trực tiếp vào bài nên rất thuận lợi nay hàng ngày, hàng tháng chúng tôi phải ghi nhận xét, đánh giá kết quả học tập của một lượng lớn học sinh. Vì vậy, mất rất nhiều thời gian để ghi sổ nhận xét và ghi những lời nhận xét như thế nào cho ngắn gọn, đánh giá đúng năng lực của học sinh mà không làm ảnh hưởng tới tâm lý của học sinh nhất là những em có học lực yếu”.

Những băn khoăn lo lắng của cô Phượng cũng chính là tâm trạng chung của các cô giáo dạy cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh. Cô Vàng Thị Kim Dung - Giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1, trường Tiểu học Kim Đồng cho hay: “Với cách làm này, đòi hỏi giáo viên phải tư duy nhiều, luôn quan sát, gần gũi với học sinh để có những lời nhận xét đúng vừa khích lệ được sự cố gắng vươn lên học tập của các em. Nhưng với số lượng một lớp từ 28 - 30 học sinh, ngày nào chúng tôi cũng phải ghi nhận xét cho từng em nên mất rất nhiều thời gian, gây áp lực cho giáo viên”.

Trong khi giáo viên lo lắng về cách thức thực hiện, thì các bậc phụ huynh cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Có phụ huynh cho rằng việc chấm điểm trước đây cứng nhắc, không có lời động viên, nay nhận xét của giáo viên hay hơn chấm điểm giúp phụ huynh hiểu hơn về những ưu, nhược điểm của con mình để dạy con tốt hơn. Nhưng trên thực tế nhiều bậc phụ huynh vẫn thích chấm điểm hơn vì nếu nhận xét khó biết chính xác thực lực học tập của con mình đến đâu, học yếu môn nào nếu giáo viên chỉ nhận xét một cách chung chung là đạt hoặc không đạt. Nếu trường hợp giáo viên ngại nói thẳng, nếu chê học sinh nặng nề sẽ làm phụ huynh hoang mang. Từ đó, dễ dẫn đến lời nhận xét chung chung, không thấy được ưu, khuyết điểm của học sinh, những gì cần cố gắng để học tốt.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Đỗ Văn Hán, TUV, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho biết: “Thông tư 30 là chủ trương tốt, tạo sự công bằng, để học sinh biết cách học tốt hơn, có điều kiện phát huy năng lực và giáo viên thích nghi với việc đổi mới giáo dục. Việc thực hiện Thông tư này không ảnh hưởng tới chất lượng dạy và học của các đơn vị trường tiểu học trên địa bàn toàn tỉnh”. Vì vậy, trước khi thông tư có hiệu lực Sở giáo dục đã tổ chức các buổi tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và giáo viên tiểu học về đánh giá học sinh tiểu học. Đến nay 148/148 trường tiểu học trong toàn tỉnh đã căn cứ vào thông tư, xây dựng các phương pháp, nội dung, nguyên tắc, yêu cầu cụ thể về nhận xét học sinh cho các giáo viên hiểu và áp dụng. Giáo viên đánh giá học sinh thường xuyên qua từng bài học, tiết học, mỗi hoạt động; ghi những nhận xét cần chú ý vào sổ theo dõi, những kết quả học sinh đạt hoặc chưa đạt, biện pháp để giúp học sinh vươn lên học tốt.

Vẫn biết còn nhiều ý kiến, băn khoăn khi bước đầu thực hiện Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, song vẫn phải khẳng định việc đánh giá không dùng điểm số là sự đổi mới trong phương pháp dạy học, hướng tới nền giáo dục phát triển toàn diện. Và chúng tôi xin được kết thúc bài viết với lời chia sẻ của em Tao Thị Hiền - Học sinh lớp 5A, trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Bản Hon “Em thích việc đánh giá học lực bằng nhận xét của giáo viên hơn thay vì bằng điểm số như trước đây, vì như vậy, chúng em không sợ bị điểm thấp về cha mẹ mắng hoặc bạn bè chê bai. Những lời nhận xét của cô sẽ chỉ cho em biết những khuyết điểm, lỗi sai khi chưa làm đúng để sửa chữa cố gắng làm tốt hơn”./.

Tác giả: Hà Tĩnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1395 | lượt tải:58

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1976 | lượt tải:662

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2025 | lượt tải:220

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2262 | lượt tải:244

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1545 | lượt tải:213
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập109
  • Hôm nay32,609
  • Tháng hiện tại647,214
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,541,470
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down