Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở - nhiệm vụ quan trọng hiện nay

Thứ ba - 04/11/2014 21:34 476 0
Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở luôn là nhiệm vụ quan trọng của Đảng bộ tỉnh trong từng thời kỳ, nhằm xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Ngọc An thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Hua Bum, huyện Nậm Nhùn (ảnh: KK)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Ngọc An thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Hua Bum, huyện Nậm Nhùn (ảnh: KK)
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội, Đảng bộ Lai Châu đã đạt được những kết quả quan trọng trong 10 năm chia và điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh: Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở từng bước được củng cố, hoàn thiện. Các cấp ủy đảng đã hướng công tác lãnh đạo, chỉ đạo về cơ sở, tập trung vào các cơ sở yếu kém; phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể và cấp ủy viên phụ trách, giúp đỡ các xã, bản có nhiều khó khăn. Các cấp ủy cơ sở đã xây dựng quy chế làm việc, chương trình công tác hằng tháng, hằng quý, hằng năm để thực hiện; từng bước đổi mới nội dung, quy trình, cách ra nghị quyết theo hướng phát huy dân chủ; đổi mới sự lãnh đạo đối với chính quyền và các đoàn thể; quan tâm nhiều hơn công tác phát triển Đảng và đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Chất lượng các kỳ họp HĐND các cấp từ tỉnh đến cơ sở từng bước được nâng lên theo hướng thực chất hơn; UBND cấp xã có tiến bộ trong cụ thể hóa và điều hành thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước phù hợp với tình hình địa phương; Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội xác định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, từng bước đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phản ánh tâm tư, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của đoàn viên, hội viên…

Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận thì chúng ta vẫn thấy rằng tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ trên một số lĩnh vực vẫn còn chồng chéo, chưa hợp lý; việc đổi mới tổ chức bộ máy những năm qua chưa gắn với việc tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức một cách thực sự. Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với toàn bộ hệ thống chính trị chậm đổi mới; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước của chính quyền cơ sở còn yếu. Tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động, vận động tập hợp quần chúng của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cấp xã còn hạn chế; tinh giản biên chế gặp nhiều khó khăn.

Đặc biệt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số TCCSĐ còn yếu, nhất là việc vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng và điều kiện cụ thể địa phương; nhiều nơi rất lúng túng, bị động, không đủ sức giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trên địa bàn, sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đảng bộ chưa được coi trọng đúng mức, nội dung đơn điệu; hoạt động tự phê bình và phê bình trong nhiều tổ chức đảng và đảng viên còn hình thức, tính chiến đấu của một bộ phận đảng viên giảm sút; uy tín cũng vì thế mà mất dần. Công tác bồi dưỡng, tạo nguồn kết nạp đảng viên trong các thành phần kinh tế và ở địa bàn dân cư còn gặp khó khăn.

Hoạt động của HĐND cấp xã trong địa bàn tỉnh chất lượng, hiệu quả thấp, mờ nhạt trong vai trò là cơ quan quyền lực đại diện cho Nhân dân, ra các nghị quyết gần như sao chép lại các văn bản của cấp trên; hoạt động giám sát còn mang tính hình thức. Việc quản lý theo pháp luật các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, bảo vệ môi trường,… của một số UBND cấp xã còn lúng túng, không hiệu quả, thậm chí còn để xảy ra tiêu cực.

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở nhìn chung còn yếu, tình trạng “hành chính hóa” chậm được khắc phục; một số nội dung, phương thức hoạt động chưa phù hợp với cơ chế mới, thiếu tính cụ thể, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, hội viên, vì vậy chưa nắm được tâm tư, nguyện vọng của họ…

 
6 11 14
Bí thư Huyện ủy Sìn Hồ Giàng A Tính thăm hỏi, động viên 
Nhân dân xã Sà Dề Phìn (ảnh: KK)

Quy hoạch, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa mang tính tổng thể, còn cục bộ, xử lý tình thế; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nặng về chỉ tiêu số lượng, chưa chú trọng chất lượng, nhất là việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo chức danh. Nhiều cán bộ cơ sở sau khi trở thành công chức có biểu hiện xa dân; một bộ phận cán bộ, công chức quan liêu, vi phạm quyền làm chủ của Nhân dân; vẫn còn xảy ra tình trạng cục bộ địa phương theo thôn, bản, dòng họ; xu hướng hành chính hóa của cán bộ, công chức cấp xã tương đối phổ biến…

Trong điều kiện còn nhiều vấn đề bất cập đó, trên cơ sở Kết luận 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) “Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 102-KH/TU, ngày 03/6/2014 để triển khai thực hiện Kết luận quan trọng này. Trong đó, tập trung chỉ đạo các cấp ủy đảng rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy chế làm việc, quy định, chương trình công tác của cấp ủy, nhiệm vụ, quyền hạn của đảng đoàn, ban cán sự đảng theo hướng tăng thẩm quyền, trách nhiệm, mở rộng dân chủ đi đôi với siết chặt kỷ cương; tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với hệ thống chính trị.

Thực hiện nghiêm túc chủ trương về tinh giản biên chế, thi tuyển công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện; rà soát, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ tổ chức bộ máy và biên chế, xác định vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở; khắc phục những chồng chéo, không rõ chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, giữa UBND cấp huyện với các sở, ngành cấp tỉnh.

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; phát triển tổ chức đảng, đảng viên và tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tập trung củng cố cơ sở đảng yếu kém, kết nạp đảng viên, phát triển tổ chức đảng, nhất là các bản, trường học, trạm y tế chưa có chi bộ đảng độc lập. Tổ chức sơ kết mô hình bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã. Tổ chức thành công đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 theo tinh thần Chỉ thị 36-CT/TW của Bộ Chính trị gắn với đổi mới hoàn thiện hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

 
7 11 14
Học sinh người dân tộc là lực lượng nòng cốt trong công tác kết nạp đảng viên mới, xây dựng đội ngũ cán cộ của tỉnh (ảnh: KK)

HĐND các cấp cần tiếp tục đổi mới hoạt động của thường trực, các ban và đại biểu; tổ chức các kỳ họp, ban hành nghị quyết thực hiện chức năng giám sát… UBND các cấp đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, công khai, minh bạch thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, thực hiện có hiệu quả quy chế giám sát và phản biện xã hội, đẩy mạnh tiếp thu, góp ý đối với cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp. Thực hiện tốt chiến lược cải cách tư pháp, kiện toàn bộ máy của tòa án, viện kiểm sát; nâng cao trách nhiệm, chất lượng công vụ của cán bộ, công chức tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân.

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị phải luôn gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; mối quan hệ nội tại của nó và giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; tinh giản biên chế và nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức. Điều quan trọng là phải xem xét tình hình, điều kiện cụ thể của địa phương, cơ quan, đơn vị để có bước đi phù hợp; không nóng vội, chủ quan, duy ý chí và phải biết kịp thời điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp nếu có những vấn đề mới phát sinh./.

Tác giả: Lê Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1199 | lượt tải:56

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1767 | lượt tải:621

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1770 | lượt tải:194

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2171 | lượt tải:221

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1470 | lượt tải:187
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay26,701
  • Tháng hiện tại537,539
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,431,795
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down