Phát huy tinh thần cách mạng tiến công 30/4, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững

Thứ sáu - 22/04/2022 07:12 556 0
Hằng năm cứ vào tháng 4 lịch sử toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta lại tưng bừng kỷ niệm chiến thắng lịch sử 30/4, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, ôn lại truyền thống lich sử hào hùng của dân tộc; đồng thời cổ vũ, phát huy tinh thần cách mạng tiến công vượt qua mọi khó khăn thách thức, xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.
Thành phố Lai Châu được xây dựng mang tầm vóc đô thị xanh và hiện đại (Một góc thành phố)
Thành phố Lai Châu được xây dựng mang tầm vóc đô thị xanh và hiện đại (Một góc thành phố)
Ý nghĩa của chiến thắng lịch sử 30/4/1975 và những đóng góp của quân và Nhân dân các dân tộc Lai Châu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
 Cách đây 47 năm, vào cuối năm 1974, đầu năm 1975, nhận thấy tình hình so sánh lực lượng ở Miền Nam có sự thay đổi mau lẹ có lợi cho cách mạng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong hai năm 1975 và 1976. Bộ Chính trị nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng hoàn toàn Miền Nam trong năm 1975”. Sau chiến thắng của quân ta ở chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng khẳng định "Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam và hạ quyết tâm tập trung lực lượng giải phóng xong trước mùa mưa. Lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định và đặt tên cho chiến dịch là chiến dịch Hồ Chí Minh. Cả nước ra quân với tinh thần "đi nhanh đến, đánh nhanh thắng", tư tưởng chỉ đạo là thần tốc, táo bạo, bất ngờ và chắc thắng". Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, quân - dân đồng lòng, đúng 10h45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng ta tiến thẳng vào dinh Độc Lập, bắt sống ngụy quyền, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện; 11h30 phút ngày 30/4/1975, lá cờ cách mạng đã tung bay trên nóc phủ tổng thống Ngụy báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh đã toàn thắng.

Đại thắng mùa xuân 1975 đã đi vào lịch sử nước ta và của thế giới, như một trang sử chói lọi ở những năm 70 của thế kỷ XX, mang tầm quốc tế, tầm thời đại sâu sắc; chứng minh trí tuệ và tài thao lược của Đảng ta trong lãnh đạo và chỉ đạo chiến tranh cách mạng, cũng như chứng minh tinh thần quật khởi của người dân Việt Nam trong đấu tranh chống ngoại xâm. Chiến thắng đã chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc và chế độ phong kiến ở nước ta, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thống nhất đất nước, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, cả nước cùng tiến lên CNXH.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu phát huy tốt truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Điện Biên Phủ anh hùng, quán triệt và triển khai thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược được Đảng xác định: vừa kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam; vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, thực hiện khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” và các phong trào “Tất cả vì miền Nam ruột thịt”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược”... Đặc biệt, hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, vừa sản xuất, vừa chiến đấu đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đóng góp sức người, sức của chi viện cho chiến trường lớn miền Nam; thanh niên Lai Châu hăng hái lên đường tòng quân đánh Mỹ với quyết tâm “giết hết giặc Mỹ mới về mường ta”.

Trên mặt trận sản xuất, trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, song với tinh thần “phất cờ Điện Biên, quyết thắng vụ mùa, thi đua thắng Mỹ”, quân, dân Lai Châu vừa sản xuất, vừa chiến đấu, chủ động địch đến thì đánh, địch rút thì sản xuất; tăng cường thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; góp phần giải quyết tình trạng thiếu đói, từng bước tự túc lượng thực và đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước. Vì vậy, mặc dù đời sống của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tuy còn không ít khó khăn, nhưng vì tiền tuyến lớn miền Nam, Lai Châu với tinh thần“thóc không thiếu một cân” đã đóng góp đầy đủ nghĩa vụ lương thực với Nhà nước, năm 1974, ngành thương nghiệp Lai Châu được Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng lẵng hoa về thành tích thu mua thịt lợn hơi vượt kế hoạch trên giao.

Để chi viện cho chiến trường miền Nam, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã động viên hàng vạn con em lên đường ra mặt trận chiến đấu tại các chiến trường B, chiến trường C theo tinh thần “quân không thiếu một người”. Trên mặt trận chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, quân và dân Lai Châu đã phát huy truyền thống đoàn kết, nâng cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu đánh bại mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch, xây dựng “Lai Châu từng bước thành căn cứ vững chắc, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc chiến tranh du kích toàn diện và lâu dài, đồng thời tích cực giúp đỡ cách mạng Lào”. Từ cuối năm 1965 đến năm 1968 máy bay Mỹ liên tục đánh phá, quân và dân Lai Châu sẵn sàng chia lửa với quân và dân miền Nam, tổ chức đánh máy bay Mỹ hàng trăm trận, bắn rơi 14 chiếc và làm bị thương nhiều chiếc khác. Đồng thời, huy động hàng chục vạn ngày công mở các tuyến đường chiến lược, vận chuyển lương thực, vũ khí ra chiến trường, giúp bộ đội đào hầm, hào, di chuyển trận địa pháo.

Cùng với đánh địch trên không, nhiệm vụ đánh địch mặt đất cũng được đẩy mạnh. Quân và dân Lai Châu luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, chủ động đấu tranh có hiệu quả, diệt và bắt sống nhiều tên gián điệp, biệt kích thâm nhập vào địa bàn. Nổi bật như mùa khô năm 1966, bộ đội địa phương đánh bại các hoạt động phỉ ở sát biên giới Việt Nam - Lào, đập tan âm mưu thả gián điệp, biệt kích xâm nhập nội địa của ta; ngày 20/6/1967 lực lượng dân quân hai xã Mường Nhà và Hạnh phúc (nay là xã Phình Giàng, huyện Điện Biên Đông) đã tiêu diệt và bắt gọn toán biệt kích 12 tên khi vừa đặt chân xuống địa bàn; từ năm 1968 đến năm 1972 hằng năm quân và dân Lai Châu đã chiến đấu tiêu diệt và bắt gọn những toán biệt kích, gián điệp hàng trăm tên xâm nhập vào địa bàn và khu vực biên giới Việt - Lào. Cùng với đó, thường xuyên cử cán bộ, chiến sỹ giúp đỡ cách mạng Lào với tinh thần sẵn sàng hy sinh xương máu vì sự nghiệp cách mạng nhân dân Lào anh em. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng vũ trang Lai Châu đã phối hợp với lực lượng vũ trang Lào đánh 71 trận, tiêu diệt và gọi ra hàng 600 tên địch, thu 400 khẩu súng các loại và nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng khác; Nhân dân các dân tộc Lai Châu đã giúp bạn 19 vạn ngày công phục vụ chiến đấu.

Từ những thành tích trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước quân và dân Lai Châu đã được Đảng, Nhà nước tuyên dương và tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong đó, có 4 tập thể, 5 cá nhân được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; 12.119 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương kháng chiến chống Mỹ các hạng (Nhất, Nhì, Ba); 7.167 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huy chương kháng chiến chống Mỹ hạng Nhất, hạng Nhì và 2.173 chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam giúp cách mạng Lào thời kỳ 1945 - 1975 được khen thưởng.

Phát huy tinh thần cách mạng tiến công, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững.
Sau đại thắng mùa xuân 1975, Lai Châu cùng cả nước bước vào công cuộc xây dựng CNXH. Phát huy truyền thống anh hùng cách mạng trong chiến tranh vệ quốc, Đảng bộ, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức xây dựng Lai Châu ổn định và từng bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân các dân tộc được nâng lên rõ rệt, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Đặc biệt sau 18 năm chia tách, thành lập, tỉnh Lai Châu phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Kinh tế liên tục tăng trưởng, tốc độ tăng GDP bình quân trong 17 năm (2004-2021) đạt trên 11%; tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2021 đạt trên 226.000 tấn tăng gần gấp 2 lần so với năm 2004; Thu ngân sách trên địa bàn tỉnh đạt trên 2.000 tỷ, tăng trên 60 lần; GRDP thu nhập bình quân đầu người đạt trên 40 triệu đồng, tăng gấp hơn 13 lần so với năm 2004. Đến năm 2021 tỉnh đã có 2 huyện, thành phố và 40 xã hoàn thành và được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Cùng với phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội có bước phát triển mới: sự nghiệp giáo dục đào tạo, nâng cao dân trí có nhiều tiến bộ, Quy mô, chất lượng giáo dục được nâng lên, đến năm 2021 toàn tỉnh có trên 7.000 phòng học trong đó có 71% phòng học kiện cố, trên 25% phòng học bán kiên cố; tỉnh có 170 trường chuẩn quốc gia, (chiếm gần 50% tổng số trường). Công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân được coi trọng, đến năm 2021 tỉnh có trên 12 bác sỹ/vạn dân; 90 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên; công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có chuyển biến tích cực. Các hoạt động văn hoá thông tin, báo chí, phát thanh - truyền hình phát triển, đã từng bước đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, chất lượng được nâng lên, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết các vấn đề xã hội được tỉnh chỉ đạo quyết liệt và thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ trên 60% năm 2005 xuống còn hơn 16% năm 2021. Bộ mặt nông thôn, đô thị của tỉnh đã có nhiều khởi sắc, khoảng cách phát triển so với cả nước từng bước được thu hẹp. Lai Châu đã lần lượt cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, tình trạng kém phát triển, đến nay cơ bản nhiều chỉ tiêu phát triển đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực miền núi phía Bắc.

Kỷ niệm 47 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2022), chúng ta mãi tự hào và biết ơn sự hy sinh to lớn của các thế hệ cha anh đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do và thống nhất Tổ quốc; càng thêm tự hào, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo. Mỗi cán bộ, đảng viên và người dân Lai Châu tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết; chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc, đến năm 2045 là tỉnh có kinh tế, xã hội đạt mức trung bình của cả nước./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1499 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2102 | lượt tải:685

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2164 | lượt tải:237

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2310 | lượt tải:265

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1593 | lượt tải:230
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập69
  • Hôm nay39,229
  • Tháng hiện tại722,065
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,616,321
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down