Đọc sách là phương pháp tự học thiết thực, hiệu quả nhất

Chủ nhật - 16/04/2023 10:28 9.175 0
Sách là một kho tàng kiến thức quý giá, đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả, thiết thực nhất. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó khoản 1 Điều 30 quy định ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày Sách và văn hóa đọc Việt Nam.
Sách được coi là kho tàng tri thức của nhân loại
Sách được coi là kho tàng tri thức của nhân loại
Vai trò của sách.

Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới. Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại.

Sách là một kho tàng kiến thức quý giá, bao gồm kiến ​​thức về nhiều ngành nghề, kinh nghiệm sống, các vấn đề xã hội hay cảm xúc của tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Sách cũng là nơi lưu giữ nền văn minh trên thế giới, những thành tựu, di sản tinh thần của nhân loại. Sách là một phương tiện để mỗi chúng ta tự học hỏi, thu nạp kiến thức phát triển nhận thức và tư duy về cuộc sống, đối với những người theo phương pháp tự học thì sách chính là một phương tiện không thể thiếu.

Đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả, thiết thực nhất.

Sách chứa đựng rất nhiều kiến ​​thức về tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, lịch sử, khoa học, kỹ năng sống… Nó được coi là kho tàng tri thức của nhân loại. Vì vậy, sách cung cấp cho chúng ta kiến thức về mọi lĩnh vực, giúp chúng ta có kiến thức, rèn luyện tư duy, tích lũy vốn từ vựng phong phú.

Đọc sách là phương pháp tự học hiệu quả và thiết thực nhất mà ai cũng có thể làm được. Rèn luyện thói quen đọc sách sẽ mang lại những lợi ích vô cùng to lớn; là một thói quen tốt giúp não bộ của chúng ta luôn khỏe mạnh và linh hoạt.

Đọc sách mang lại sự thư thái và an yên trong tâm hồn, là một nguồn thưởng thức tuyệt vời, mọi nguồn cảm hứng, chỉ cho chúng ta mọi con đường đi cùng với kiến ​​thức tuyệt vời, nó giúp chúng ta trở nên tốt hơn, thành công trong công việc và cuộc sống của mình nếu biết áp dụng những tri thức từ sách mang lại.

Đọc sách giúp chúng ta có tâm thế bình tĩnh hơn, mang đến cho chúng ta những suy nghĩ cao cả, những ý tưởng làm việc trong nhiều lĩnh vực và những hiểu biết sâu sắc. Những cuốn sách thú vị và bổ ích giống như những người bạn tốt, đặc biệt là đối với những ai yêu thích đọc chúng.

Sách giúp hoàn thiện nhân cách mỗi người. Những cuốn sách về kỹ năng sống giúp chúng ta nhận ra giá trị của những quy tắc ứng xử trong cuộc sống, những chuẩn mực đạo đức làm người, có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, biết yêu thương và thấu hiểu người khác, biết chia sẻ khó khăn với người khác, biết lên án cái xấu, những thói quen, hành vi trái đạo đức, hình thành lối suy nghĩ tích cực hơn, luôn hướng tới những giá trị tốt đẹp, lợi ích của bản thân trong quan hệ. Từ đó, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình, giúp cho cuộc sống thêm hạnh phúc và ý nghĩa.

Lịch sử của “Ngày hội đọc sách” được bắt nguồn từ một phong tục truyền thống rất đẹp ở Catalonia (Tây Ban Nha) cách đây hơn 80 năm: Vào ngày 23/4 hằng năm, có rất nhiều hội chợ sách và các lễ hội đường phố được tổ chức, mỗi khách hàng sẽ được tặng một bông hồng kèm theo khi mua một cuốn sách. Từ đó hằng năm, truyền thống tốt đẹp này được người Tây Ban Nha phát triển thành “Ngày hội đọc sách” trên các đường phố. Sau đó hoạt động văn hóa có ý nghĩa này lan rộng ra nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Phi dưới nhiều hình thức như: Tuần lễ đọc sách, Ngày sách, Tuần lễ thư viện. Đánh giá cao tầm quan trọng của văn hóa đọc, trong kỳ họp lần thứ 28 của Đại Hội đồng Liên Hợp quốc tại Paris (ngày 25/10 - 16/11/1995), UNESCO (Tổ chức văn hoá, giáo dục, khoa học Liên Hợp quốc) đã quyết định chọn ngày 23/4 hằng năm làm “Ngày sách và bản quyền thế giới” với mong muốn là dịp để cả thế giới tôn vinh sách và những người sáng tạo ra sách, những người đã có những đóng góp không gì thay thế được đối với sự phát triển văn hóa nhân loại; dịp để khuyến khích tất cả mọi người, nhất là giới trẻ, khám phá niềm yêu thích đọc sách, tôn vinh văn hoá đọc. Trong đó nêu rất rõ mục tiêu và các thành phần tham gia ngày tôn vinh những giá trị của sách và sự đóng góp của các tác giả cho sự ra đời của các tác phẩm bất hủ.

Tại Việt Nam, Ngày đọc sách thế giới được tổ chức hằng năm do Thư viện Quốc gia chủ trì nhằm khuyến khích, đưa phong trào đọc sách, báo trở thành nét đẹp văn hóa của con người Việt Nam trong thời kỳ đất nước giao lưu, hội nhập quốc tế. Mong muốn  “Ngày hội đọc sách” sẽ lan toả khắp cả 63 tỉnh, thành nhằm thúc đẩy và tôn vinh những ngành nghề liên quan đến sách báo và tri thức như: Thư viện, Xuất bản, phát hành... để sách báo trở thành những người bạn thân thiết của mỗi người hơn. Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg, lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Thư viện số 46/2019/QH14, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020, trong đó khoản 1 Điều 30 quy định ngày 21 tháng 4 hằng năm là Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam, nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người.

Việc lấy ngày 21/4 là Ngày sách Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn sách đầu tiên của Việt Nam là cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam. Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam là sự kiện văn hóa quan trọng đối với những người yêu sách và cả cộng đồng xã hội. Góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm bản sắc dân tộc; là dịp để tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ sách. Đồng thời, nó còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Vì vậy, mỗi chúng ta hãy tích cực đọc sách, tích cực tham gia hưởng ứng Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam 21/4.

Tác giả: Đặng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4198 | lượt tải:90

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3865 | lượt tải:95

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4825 | lượt tải:128

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4773 | lượt tải:104

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 5987 | lượt tải:224
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập199
  • Hôm nay19,900
  • Tháng hiện tại318,879
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,042,705
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down