Lai Châu thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa

Thứ tư - 03/05/2023 22:16 1.400 0
Quán triệt và triển khai chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Chính phủ và Bộ Giáo dục - Đào tạo, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền, quán triệt, triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh và đạt được những kết quả tích cực bước đầu.
Giờ học môn toán lớp 1 tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Khun Há với những thiết bị dạy học công nghệ
Giờ học môn toán lớp 1 tại trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Khun Há với những thiết bị dạy học công nghệ
Hiện nay toàn tỉnh có 227 trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở các khối lớp 1,2,3,6,7,10. Nhận thức rõ được ý nghĩa tầm quan trọng của việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh, quán triệt và triển khai chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Chính Phủ và Bộ Giáo dục - Đào tạo, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 90 văn bản lãnh đạo, chỉ đạo. Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục ban hành 390 văn bản hướng dẫn các địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo tình hình thực hiện với các cấp quản lý.

Công tác truyền thông, tuyên truyền về đổi mới chương trình, sách giáo khoa được chú trọng. Thường xuyên định hướng các cơ quan tuyên truyền về giáo dục và đào tạo, đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông sát với thực tế; các hoạt động nổi bật của ngành giáo dục; gương người tốt, việc tốt, những tập thể, cá nhân có nhiều đổi mới, sáng tạo trong triển khai, thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Chỉ đạo Báo Lai Châu, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh ký kết Chương trình phối hợp truyền thông với Sở Giáo dục và Đào tạo; xây dựng các chuyên đề với thời lượng 15-20 phút, trước ngày 5/9, 20/11 và các đợt thi đua của ngành Giáo dục; duy trì Chuyên mục Giáo dục - Phát triển trên sóng LTV thứ 7 hàng tuần và biên dịch sang các tiếng dân tộc: Thái, Mông, Dao, Hà Nhì phát sóng trên kênh VTV5 Đài truyền hình Việt Nam; sản xuất và phát sóng gần 352 chuyên mục “Giáo dục và phát triển”, 176 chuyên mục “Chăm sóc và nuôi dạy trẻ”, 100 chuyên mục “Cùng bé lớn khôn”, 200 chuyên mục “Vì trẻ em”, hàng năm sản xuất 104 chuyên mục “Sắc màu tuổi thơ”,...và nhiều tin, bài, phóng sự về lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ngành Giáo dục tập trung đẩy mạnh truyền thông nội bộ thông qua các Hội nghị, Hội thảo hoặc lồng ghép tuyên truyền trong các hoạt động ngoại khóa, các buổi họp phụ huynh giữa gia đình - nhà trường và xã hội; các buổi sinh hoạt cộng đồng tạo sự gắn kết và sức mạnh tổng hợp trong sự nghiệp giáo dục.

Triển khai chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 90 văn bản. Trên cơ sở đó, ngành Giáo dục ban hành 390 văn bản hướng dẫn các địa phương, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện; thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm và báo cáo tình hình thực hiện với các cấp quản lý. Để có sự chỉ đạo thống nhất và đồng bộ, tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và ban hành kế hoạch thực hiện; chuẩn bị các điều kiện triển khai; thành lập Ban Biên soạn, thẩm định và thực hiện nội dung giáo dục của địa phương; chỉ đạo thực hiện tốt việc tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; việc nghiên cứu, lựa chọn sách giáo khoa; rà soát, đánh giá tình hình về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nhu cầu đầu tư đảm bảo cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu tối thiểu để thực hiện Chương trình.

Thánh lập Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương gồm thành viên là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Ban Văn hóa Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh; Nhà giáo Ưu tú đã nghỉ hưu, Sở Giáo dục và Đào tạo, giáo viên.... Ban Biên soạn tổ chức họp, chỉnh sửa hoàn thiện Tài liệu sau thẩm định đảm bảo đúng quy định. Lập hồ sơ trình UBND tỉnh trình Bộ GD&ĐT phê duyệt tài liệu các khối lớp theo đúng lộ trình theo quy định. Đến nay Bộ GD&ĐT đã phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lai Châu lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7, lớp 10.

Hội đồng lựa chọn đã nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ các ý kiến và đề xuất lựa chọn sách giáo khoa của các cơ sở giáo dục phổ thông, tiến hành lựa chọn sách giáo khoa đảm bảo thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định. Năm học 2020 - 2021, sách giáo khoa lớp 1 có 03 bộ sách được lựa chọn. Năm học 2021 - 2022: Lớp 2 gồm 10 sách, lớp 6 gồm 13 sách. Năm học 2022 - 2023: Lớp 1 gồm 8 sách, lớp 3 gồm 13 sách, lớp 7 gồm 13 sách, lớp 10 gồm 33 sách Danh mục sách giáo khoa sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Công tác kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa được quan tâm tham mưu triển khai. Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 3 cuộc kiểm tra, giám sát, khảo sát tại các huyện ủy, thành ủy. Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức 02 đợt giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết về thông qua đề án nâng cao chất lượng  giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020; Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 đến nay đối với Sở Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố… Qua đó, kịp thời phát hiện và tham mưu chỉ đạo khắc phục những hạn chế trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong quá trình thực hiện Nghị quyết. Chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành 11 cuộc thanh tra có nội dung về công tác chuẩn bị, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và việc đề xuất lựa chọn sách giáo khoa tại 13 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở. Ngoài ra, hằng năm thành lập các đoàn kiểm tra, tư vấn công tác đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, việc chuẩn bị và triển khai thực hiện Chương trình tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị trường học.

Hiện tại thực hiện chủ trương đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông ở các cấp học với các khối lớp 1,2,3,6,7,10. Các cơ sở giáo dục đã xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch môn học và kế hoạch bài dạy đúng quy định, phù hợp với điều kiện thực tiễn, đảm bảo yêu cầu cần đạt của chương trình môn học, lớp học. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Triển khai linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt và biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của từng môn học, hoạt động giáo dục. Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh thông qua những phẩm chất chủ yếu và những năng lực cốt lõi, qua đó phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Quan tâm triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn các mô đun thực hiện Chương trình. Nội dung bồi dưỡng xuất phát từ yêu cầu đổi mới và đáp ứng nhu cầu của cán bộ quản lý, giáo viên. Tích cực đổi mới công tác quản lý và quản trị nhà trường, giao quyền chủ động về kế hoạch giáo dục cho các cơ sở giáo dục; tăng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và giải trình cho nhà trường, tổ chuyên môn và giáo viên, đồng thời phát huy trí tuệ tập thể, khả năng sáng tạo đội ngũ của cán bộ quản lý, giáo viên, góp phần thực hiện đạt các yêu cầu tại các cấp học.

Cùng với đó, tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố tiến hành rà soát, báo cáo thực trạng, quy mô trường lớp và đội ngũ giáo viên hiện có, xây dựng kế hoạch quy mô trường, lớp đến năm 2025, trên cơ sở đó, xác định nhu cầu số lượng cán bộ quản lý, giáo viên theo vị trí việc làm ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh để thực hiện sắp xếp, tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Mặc dù còn tình trạng thiếu, thừa cục bộ giáo viên trong toàn tỉnh nhưng các nhà trường đã thực hiện rà soát, lựa chọn, bố trí đội ngũ giáo viên, phân công giảng dạy phù hợp với điều kiện tổ chức dạy học của địa phương nên hiện tại đội ngũ nhà giáo cơ bản đảm bảo để thực hiện Chương trình. 100% giáo viên, cán bộ quản lý đã được tập huấn các mô đun theo quy định thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên triển khai thực hiện đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông được triển khai đạt  99,96% học viên là người dân tộc thiểu số; 99,94% học viên công tác tại vùng khó khăn. Lựa chọn đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán các mô đun 1, 2, 3, 4, 5 và 9 do Học viện Quản lý giáo dục và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên chủ trì bồi dưỡng. 100 % cán bộ quản lý, giáo viên tham gia bồi dưỡng và được công nhận hoàn thành nội dung, chương trình bồi dưỡng. Tỉnh chỉ đạo lồng ghép, bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật, thiết bị phục vụ giảng dạy và học học tập nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đầu tư thiết bị dạy học theo hướng ưu tiên, có chọn lọc, bổ sung. Chỉ đạo phối hợp thực hiện lồng ghép có hiệu quả 03 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục. Bằng nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2021 - 2025, ưu tiên bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng khối phòng học tập (phòng học, phòng học bộ môn 7.261 phòng); khối phòng hỗ trợ học tập (thư viện, phòng thiết bị giáo dục 338 phòng, phòng tư vấn học đường 28 phòng); khu phụ trợ (phòng y tế trường học 143 phòng, khu vệ sinh giáo viên 395, khu vệ sinh học sinh 707,...); khu sân chơi, thể dục thể thao; khối phục vụ sinh hoạt (210 nhà bếp, 176 nhà ăn, 1.944 phòng nội trú học sinh).

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Lai Châu vẫn còn một số bất cập như: công tác chỉ đạo, tuyên truyền, triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông ở một số chi, đảng bộ cơ sở chưa thường xuyên, sâu rộng. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở một số trường chưa đồng bộ, còn thiếu thiết bị dạy học tối thiểu. Việc cung cấp thiết bị dạy học lớp 3, lớp 7, lớp 10 còn chậm và gặp nhiều khó khăn do vướng mắc trong khâu thẩm định giá đối với danh mục thiết bị mới. Việc sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy tại các trường vùng đặc biệt khó khăn chưa thường xuyên. Nhiều trường THCS chưa thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học, Ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 mà vẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2006 do chưa đủ điều kiện theo các các văn bản hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cơ cấu giáo viên giữa các môn học, cấp học chưa đồng bộ, vẫn còn tình trạng thừa, thiếu cục bộ tại các địa phương, trường học; số lượng người làm việc được giao thấp hơn so với định mức của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Việc tuyển dụng, hợp đồng giáo viên gặp khó khăn đối với các môn học mới như Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật. Nguồn tuyển sinh theo chế độ cử tuyển trình độ đại học còn ít.

Phát huy những kết quả đạt được, khắc phục một số khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền tiếp tục chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền, trọng tâm là Nghị quyết Nghị quyết 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương và Chương trình hành động 69-CTr/TU của Tỉnh ủy về đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo; Kết luận số 112-KL/TU về tiếp tục thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn”.  Ban hành kịp thời các văn bản cụ thể hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, các Bộ ngành Trung ương về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục thành các chỉ tiêu, kế hoạch, chương trình hành động các cấp, các ngành, huy động mọi điều kiện để đảm bảo mục tiêu; xây dựng kế hoạch và triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để triển khai có hiệu quả trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo tiếp tục tuyển dụng giáo viên (khi có biên chế được giao), bố trí, sử dụng, sắp xếp đội ngũ theo hướng ưu tiên biên chế để tuyển dụng giáo viên còn thiếu ở những môn học mới. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ ... từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Chú trọng chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa; triển khai công tác sơ kết, tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện hiệu quả trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Bích Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4220 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3878 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4843 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4799 | lượt tải:108

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6014 | lượt tải:236
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay19,174
  • Tháng hiện tại501,197
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,225,023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down