Đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng cho quá trình phát triển của tỉnh

Chủ nhật - 17/09/2017 05:12 1.026 0
Mục tiêu của Đảng bộ tỉnh phấn đấu đến năm 2020 có trên 1,5 nghìn doanh nghiệp, đến năm 2025 có trên 2 nghìn doanh nghiệp và đến năm 2030 có trên 2,5 nghìn doanh nghiệp tư nhân được thành lập trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân vào GRDP đến năm 2020 khoảng 55%, năm 2025 khoảng 60%, năm 2030 khoảng 65-70%. Bình quân giai đoạn 2016-2025, năng suất lao động tăng khoảng 6-7%/năm.
Phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi
Phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi
Để đạt được mục tiêu trên, quán triệt, thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạc số 104-KH/TU, ngày 08/8/2017, cùng với xác định các mục tiêu cụ thể đã đề ra 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp để thực hiện Nghị quyết của Trung ương.

Nhiệm vụ giải pháp trước tiên được Ban Chấp hành đề ra là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, quán triệt, học tập tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh tạo đồng thuận, thống nhất cao trong xã hội về khuyến khích, tạo điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân trên địa bản tỉnh. Tiếp tục phát huy thế mạnh và tiềm năng của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là phát huy hiệu quả, nội lực của kinh tế tư nhân để trở thành động lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương gắn với khắc phục những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân. Phòng, chống có hiệu quả các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong xây dựng và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân.

Thứ hai, Ban Chấp hành để ra nhiệm vụ, giải pháp phát triển, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực kinh tế tư nhân và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Đảm bảo thực hiện quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật, không hình sự hóa các quan hệ kinh tế. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thực hiện tốt Chương trình hành động cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tỉnh Lai Châu giai đoạn 2016 - 2020. Đổi mới tư duy, cách thức quản lý và thái độ làm việc của cán bộ, công chức, theo hướng tăng cường hỗ trợ và phục vụ doanh nghiệp. Khuyến khích khởi nghiệp, sáng tạo, thành lập mới doanh nghiệp tư nhân.

Rà soát các cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút kinh tế tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội như: lĩnh vực nông, lâm nghiệp, phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh (chè, dược liệu, phát triển rừng,...); lĩnh vực công nghiệp (thủy điện, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản,...); lĩnh vực du lịch dịch vụ (phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái). Có cơ chế, chính sách khuyến khích sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp theo hướng chủ yếu dựa vào doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại có quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; sản xuất gắn với bảo quản, chế biến nông sản. Xây dựng các mô hình kinh tế, mô hình liên kết giữa kinh tế hộ với tổ hợp tác, hợp tác xã và doanh nghiệp.
 
21 9 17
 
Tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút kinh tế tư nhân đầu tư vào 
các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội như: lĩnh vực nông, lâm nghiệp, 
phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh

Thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển kinh tế tư nhân; đổi mới sáng tạo nhằm tạo tiền đề hình thành liên kết khối các doanh nghiệp tư nhân của tỉnh vững mạnh, đủ sức cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị, đặc biệt trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả giải quyết tranh chấp kinh tế dân sự, trọng tâm là các hoạt động thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người dân và doanh nghiệp. 

Tăng cường khả năng dự báo thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng; phòng, chống gian lận thương mại, thao túng, chi phối thị trường, giá cả,... xóa bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính cán thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất, kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là đất đai, vốn, cơ hội kinh doanh ản hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ công. Thành lập Hội doanh nghiệp tỉnh trên cơ sở Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh; củng cố, thành lập Hội doanh nghiệp các huyện, thành phố.

Nhiệm vụ giải pháp thứ ba của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh là hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân tăng cường ứng dụng, nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất, thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với các hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư.

Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh và tinh thần, trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. Triển khai rộng rãi các chuẩn mực đạo đức, văn hóa của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khuyết khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp. Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp rộng rãi.

Ban Chấp hành đề ra nhiệm vụ, giải pháp thứ tư là nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Trong đó, phải tiếp tục củng cố, xây dựng bộ máy chính quyền các cấp tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát triển đội ngũ cán bộ, công chức tinh gọn, liêm chính, có tư tưởng chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. Nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả pháp luật, cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, đúng định hướng. 

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, trách nhiệm giải trình của các sở, ban, ngành, chính quyền địa phương đối với việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của kinh tế tư nhân. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, thương mại, dân sự.

 
23 9 17
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, đúng định hướng

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính công, trọng tâm là tạo bước đột phá trong cải cách thủ tục hành chính. Đơn giản hóa, rút ngắn thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính, nhất là về đăng ký kinh doanh, cấp phép, đất đai, thuế, xuất khẩu, nhập khẩu,... Tăng cường đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp để nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, khó khăn, vướng mắc.

Nâng cao năng lực, hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực và địa phương đối với kinh tế tư nhân, bao gồm cả việc bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Minh bạch cơ chế, chính sách về đất đai, tài nguyên; tiếp cận vốn vay ngân hàng và sử dụng các dịch vụ tài chính. Công khai, minh bạch thông tin kinh tế - xã hội, cơ sở dữ liệu, văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch để tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận khai thác và sử dụng.

Tăng cường sự lãnh đạo của tổ chức đảng, trước hết là vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với kinh tế tư nhân; thường xuyên quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của phát triển kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của tỉnh; thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân. Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Đề ra giải pháp cụ thể thực hiện chủ trương phát triển Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân.

Phát huy, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, tổ chức xã hội - nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân. Đẩy mạnh các phong trào thi đua, khởi nghiệp trong đoàn viên, hội viên; làm tốt vai trò tổ chức đại diện, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hội viên.

Để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi các cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở phải tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và trong xã hội về chủ trương nhất quán phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước. Đề cao trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong việc thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh phát triển./.
 

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4978 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4633 | lượt tải:110

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5619 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5571 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6800 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập102
  • Hôm nay25,513
  • Tháng hiện tại473,349
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,865,435
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down