Lai Châu: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị

Chủ nhật - 22/10/2017 00:01 2.462 0
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối hệ thống chính trị, là điều kiện phát huy tốt hơn vai trò của Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội, để Nhà nước thực sự là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và các tổ chức đoàn thể thực sự là cơ sở của chính quyền nhân dân, đồng thời góp phần xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
Đổi mới phương thức lãnh đạo bắt đầu từ việc bám sát thực tiễn cơ sở
Đổi mới phương thức lãnh đạo bắt đầu từ việc bám sát thực tiễn cơ sở
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 30/7/2007 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TU, ngày 30/11/2007 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW; Chương trình hành động số 09-CTr/TU, ngày 13/5/2010 thực hiện Kết luận số 63-KL/TW, ngày 31/12/2009 của Bộ Chính trị về kết quả thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW để lãnh đạo, chỉ đạo và cụ thể hóa triển khai thực hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và các nghị quyết, chương trình hành động, đề án, kế hoạch; chỉ đạo các cấp ủy đảng tổ chức quán triệt, học tập, tuyên truyền và triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân về đường lối, chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện, cụ thể là:

Các cấp ủy đảng lãnh đạo hoạt động của HĐND và UBND các cấp thông qua các nghị quyết, chủ trương, định hướng và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc bầu cử HĐND, xây dựng, kiện toàn tổ chức của HĐND, UBND; giới thiệu nhân sự để HĐND bầu vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của HĐND và UBND các cấp; thực hiện tốt chủ trương bí thư, phó bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch HĐND. Trước các kỳ họp HĐND, cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy đều cho chủ trương, định hướng những vấn đề lớn, quan trọng để HĐND thảo luận, quyết định; quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động giám sát, tiếp xúc cử tri, đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Lãnh đạo, chỉ đạo UBND các cấp quán triệt thực hiện chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ động định hướng chương trình, kế hoạch của cấp ủy, cụ thể hóa bằng chương trình, kế hoạch, đề án... để tổ chức thực hiện; tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt các mục tiêu nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đẩy mạnh cải cách hành chính, rà soát, sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Lãnh đạo, chỉ đạo cải cách lề lối làm việc, quan hệ công tác giữa HĐND, UBND với các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của chính quyền địa phương; kịp thời cho chủ trương, định hướng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về những định hướng lớn trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, phát triển các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng của địa phương; những chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp lớn và những cân đối chủ yếu trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, hằng năm; ban hành các nghị quyết chuyên đề, đề án, kết luận thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh về phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh theo nhiệm kỳ; lãnh đạo, chỉ đạo tập trung nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Các cấp ủy đã ban hành nghị quyết, chỉ thị, cho chủ trương, định hướng nhiệm vụ chủ yếu về đảm bảo quốc phòng, an ninh và đối ngoại; kịp thời xử lý những vấn đề đột xuất có liên quan đến an ninh trên địa bàn, nhất là an ninh chính trị, dân tộc, tôn giáo và an ninh biên giới; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; thường xuyên củng cố, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện vững chắc; tổ chức tốt công tác luyện tập, diễn tập sẵn sàng chiến đấu; phòng ngừa, đấu tranh làm thất bại âm mưu "Diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch. Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch và hoạt động đối ngoại, quan hệ đối ngoại giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), 3 tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và một số tổ chức quốc tế, đại sứ quán tiếp tục được duy trì và phát triển; hoạt động ngoại giao Nhân dân, nhất là các xã, bản biên giới xây dựng môi trường hòa bình, hữu nghị góp phần đảm bảo an ninh chính trị, giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Tỉnh ủy đã ban hành quy định về phân cấp quản lý cán bộ, quy chế bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử, quy chế phối hợp trong công tác quản lý cán bộ; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, địa phương, đơn vị thực hiện đúng quy trình trong công tác cán bộ, xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng ngành, từng địa phương, đảm bảo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ; đồng thời đề cao trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị; quy trình thực hiện công tác quy hoạch cán bộ được tổ chức thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng nguyên tắc và thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ, đảm bảo về số lượng, có cơ cấu phù hợp, đồng bộ giữa các ngành, các cấp, đảm bảo tính kế thừa ở các độ tuổi và liên tục trong đội ngũ cán bộ; hàng năm các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm túc việc rà soát, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, có triển vọng phát triển; đưa ra khỏi quy hoạch những người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, uy tín thấp.... theo quy định. 

Công tác nhân sự đại hội đảng bộ, nhân sự đại biểu HĐND các cấp được chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nghiêm túc, đúng quy định; công tác luân chuyển cán bộ đảm bảo thận trọng, chặt chẽ, công khai, dân chủ, đúng quy trình, góp phần nâng cao chất lượng, từng bước trẻ hóa đội ngũ cán bộ; tăng dần tỷ lệ cán bộ là người dân tộc, cán bộ nữ trong diện quy hoạch, phục vụ hiệu quả công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp, bầu cử HĐND, bầu cử các đoàn thể và bổ nhiệm cán bộ khi có nhu cầu (nhiệm kỳ 2010-2015, toàn tỉnh đã luân chuyền 176 cán bộ, trong đó: cán bộ nữ 10, cán bộ là người dân tộc 57; luân chuyền từ tỉnh về huyện 22, huyện về tỉnh 11, từ huyện, thành phố về xã, phường, thị trấn 95; từ xã, phường, thị trấn về huyện, thành phố 27; từ ngành sang ngành 11; từ huyện sang huyện 02; từ xã, phường, thị trấn này sang xã, phường, thị trấn khác 08). Việc bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử được thực hiện đảm bảo đúng nguyên tắc, quy trình, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, cơ quan, đơn vị và phù hợp với năng lực, sở trường của cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ chính trị. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dường cán bộ nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ (nhiệm kỳ 2010-2015 tồng số lượt cán bộ, công chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: 26.645, trong đó nữ 3.971, dân tộc thiểu số 8.218. Đào tạo chuyên môn: trên đại học 153, đại học 840; đào tạo lý luận chính trị: cao cấp 497, trung cấp 1.972. Bồi dưỡng quản lý Nhà nước: chuyên viên cao cấp 31, chuyên viên chính 216, chuyên viên 1.577). Việc phân công công tác, phân cấp quản lý cán bộ được thực hiện thống nhất, đồng bộ ở các cấp, các ngành; các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đã thực hiện quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ trong phạm vi lãnh đạo, quản lý theo quy định, trên cơ sở đó có kế hoạch sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ.

Các cấp ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương của Đảng đối với công tác tư pháp; chỉ đạo đẩy mạnh cải cách tư pháp theo tinh thần Kết luận số 92-KL/TW, ngày 12/3/2014 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị. Hằng quý thường trực cấp ủy giao ban với các cơ quan tư pháp nghe ban cán sự đảng, cấp ủy, lãnh đạo cơ quan tư pháp báo cáo tình hình hoạt động để thường trực cấp ủy nắm và cho ý kiến chỉ đạo, xử lý đối với những vấn đề cần thiết, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Kịp thời kiện toàn ban cán sự đảng, cấp ủy, lãnh đạo các cơ quan tư pháp; bố trí cán bộ chủ chốt của cơ quan tư pháp, công an tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy các cấp; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh.

Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội; chỉ đạo những định hướng lớn trong từng thời kỳ về chương trình, nội dung hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội. Hằng quý thường trực cấp ủy tổ chức giao ban với MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội. Lãnh đạo đại hội khi hết nhiệm kỳ; kịp thời kiện toàn đảng đoàn, cán bộ lãnh đạo của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội; bố trí người đứng đầu của cơ quan MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội tham gia cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy; thường xuyên kiểm tra, giám sát, đôn đốc tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội.


Các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tự phê bình và phê bình; thực hiện có nề nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu; kịp thời rà soát, bổ sung quy chế làm việc. Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, quán triệt nghị quyết và công tác tư tưởng; gắn kết chặt chẽ công tác xây dựng Đảng với nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc ở địa phương, cơ sở. Đổi mới việc xây dựng và tố chức thực hiện nghị quyết theo hướng rõ chủ trương, quan điểm chỉ đạo; phân công rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện, rõ thời gian hoàn thành; những vấn đề lớn, có tầm ảnh hưởng sâu rộng được lấy ý kiến của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội và các cơ quan liên quan; phát huy trí tuệ của tập thể cấp ủy, đề cao trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành trong quá trình chuẩn bị nghị quyết của cấp ủy. Tổ chức gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại, lắng nghe ý kiến phản ánh của cán bộ, đảng viên và Nhân dân; kịp thời tiếp thu, giải quyết những bức xúc, kiến nghị chính đáng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo; công tác cải cách hành chính trong Đảng được quan tâm thực hiện, rút ngắn thời gian xử lý công việc; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ sự lãnh đạo của cấp ủy.

Tuy nhiên, thời gian qua việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở một số địa phương, cơ sở chuyển biến chậm; những biểu hiện bao biện, làm thay hoặc thiếu sát sao trong lãnh đạo đối với hoạt động của hệ thống chính trị ở một số cấp ủy cơ sở vẫn còn xảy ra; năng lực lãnh đạo của một số cấp ủy ở cơ sở chưa toàn diện, phương thức lãnh đạo chậm đổi mới. Công tác tuyên truyền, quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, công chức, đảng viên và Nhân dân chất lượng còn hạn chế; việc cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào tình hình thực tiễn ở cơ sở có việc còn lúng túng. Chất lượng, nội dung sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ ở một số nơi chậm đổi mới; việc phân công tổ chức thực hiện nghị quyết còn chung chung, chưa coi trọng công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch... Một số ít địa phương, cơ sở việc cụ thể hóa nghị quyết của cấp ủy, của HĐND và chỉ đạo của cấp trên thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh còn chung chung; chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; chưa chủ động thực hiện trách nhiệm, thẩm quyền trong giải quyết công việc theo quy định. Hoạt động của MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội ở một số địa phương, cơ sở còn mang tính hành chính; nội dung, phương thức hoạt động chậm đổi mới; chưa duy trì chế độ sinh hoạt theo quy định, nội dung sinh hoạt còn sơ sài, chưa xác định được nhiệm vụ cụ thể.

Để tiếp tục nâng cao phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh, thời gian tới các cấp ủy đảng cần khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém nêu trên, trong đó tập trung đổi mới phương pháp, phong cách, lề lối làm việc khoa học, tập thể, dân chủ, gần dân, trọng dân, vì dân, bám sát thực tiễn, nói đi đôi với làm; phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, dân chủ, gương mẫu của ban tập thể lãnh đạo và người đứng đầu cấp ủy; nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy các cấp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện nghị quyết và các quy định của Đảng./.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4229 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6020 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập65
  • Hôm nay11,432
  • Tháng hiện tại522,907
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,246,733
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down