Hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung - điều kiện cần để tái cơ cấu nông nghiệp ở Lai Châu

Thứ tư - 28/09/2016 04:03 1.095 0
Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh xác định để lãnh đạo thực hiện trong giai đoạn 2015-2020. Giải pháp được đặt ra để thực hiện thành công nhiệm vụ này là đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng tới nhu cầu thị trường. Để thực hiện được nhiệm vụ, giải pháp đó, thực tiễn sản xuất nông nghiệp Lai Châu đang đòi hỏi một điều kiện tiền đề đó là hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân vùng nguyên liệu chè Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển chè Tam Đường (ảnh: TP)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với người dân vùng nguyên liệu chè Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển chè Tam Đường (ảnh: TP)
Sau khi chia tách, thành lập tỉnh, trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, yêu cầu phải mở rộng diện tích, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp nhằm tăng sản lượng lương thực để xóa đói, giảm nghèo, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm đầu tư xây dựng hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp, mạng lưới giao thông vận tải phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và mạng lưới giao thông nội đồng nói riêng đã từng bước được đầu tư, nâng cấp, mở mới với khoảng 32/178 km đường trục chính vùng sản xuất lúa, chè tập trung được trải nhựa, bê tông hóa, chiếm gần 18%; thiết lập hơn 210 km đường nhánh nội đồng; đầu tư xây dựng 877 công trình thủy lợi vừa và nhỏ, 1.740 km chiều dài kênh mương, trong đó kênh mương thuỷ lợi tại các cánh đồng sản xuất lúa tập trung là 219 km (đã kiên cố 68% tổng chều dài). Hệ thống hạ tầng thiết yếu này bước đầu đã đem lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và lưu thông hàng hoá; đưa cơ giới hóa, giống cây trồng mới vào sản xuất, rút ngắn thời gian canh tác, đảm bảo tiến độ gieo trồng đúng khung thời vụ; là tiền đề quyết định đến việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá nông sản.

Tuy nhiên, hệ thống công trình thủy lợi, giao thông nội đồng các vùng sản xuất tập trung tuy đã được đầu tư xây dựng, song còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hóa. Các tuyên đường trục chính chủ yếu còn nhỏ, hẹp, kết cấu mặt đường chưa đáp ứng được yêu cầu; các tuyến đường nhánh chủ yếu phục vụ cho việc đi lại, gây cản trở và khó khăn cho việc vận chuyển vật tư, phân bón, hàng hóa nông sản, cũng như đưa cơ giới hóa vào sản xuất của Nhân dân. Tỷ lệ kênh thủy lợi tạm còn khá lớn nên khả năng dẫn nước tưới hạn chế, nhất là mùa khô, ảnh hưởng đến việc luân canh, tăng vụ, mở rộng diện tích gieo cấy... Chưa kể công tác quản lý, vận hành, sử dụng công trình sau đầu tư còn nhiều hạn chế, dẫn đến công trình nhanh xuống cấp, làm giảm hiệu quả đầu tư; hoạt động của các ban thủy lợi xã, tổ thủy lợi bản chưa thật sự hiệu quả; ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc quản lý, bảo vệ các công trình sau đầu tư chưa cao, cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung.

Để giải quyết thực trạng này, ngày 15-7-2016 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Đề án “Phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2016 - 2020”. Với mục tiêu: Thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. Đầu tư đồng bộ hạ tầng thiết yếu (đường, thủy lợi, điện) tại những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh, đưa cơ giới hoá, tự động hoá vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển vùng chè, vùng lúa gạo tập trung chủ yếu tại các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, theo hướng nâng chất lượng cao sản phẩm, xây dựng thương hiệu gạo đặc sản Lai Châu.

Cụ thể đến năm 2020, tỉnh sẽ có 6.000 ha chè tập trung; 2.350 ha lúa chất lượng cao. Đầu tư mở mới và nâng cấp 492 km đường giao thông nội đồng cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, đảm bảo tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn cấp B và C. Đầu tư nâng cấp 21 km kênh tạm lên kiên cố; xây dựng mới hệ thống tưới công nghệ cao cho 50 ha chè; xây dựng 6 trạm biến áp và lưới điện hạ thế phục vụ cho nhà máy sản xuất chế biến gạo, chè.

Theo đó, tỉnh sẽ quy hoạch, đầu tư mở mới, nâng cấp khoảng 70 km đường trục chính và đường nội đồng; nâng cấp 21 km kênh mương; đầu tư xây dựng 2 trạm biến áp và lưới điện hạ thế phục vụ cho sản xuất, chế biến gạo cho vùng quy hoạch sản xuất lúa gạo với tổng diện tích 2.350 ha giống lúa thuần chất lượng cao tại 03 huyện: Than Uyên, Tân Uyên và Tam đường.
12 9 16
 
Đường nội đồng ở cánh đồng Mường Than - huyện Than Uyên (ảnh: BLC)

Đầu tư nâng cấp, mở mới 424 km đường giao thông hạ tầng vùng chè; đầu tư xây dựng 04 trạm biến áp và lưới điện hạ thế phục vụ cho sản xuất chế biến chè để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng và phát triển diện tích vùng chè lên trên 6.000 ha tại các huyện: Than Uyên là 602 ha; Tân Uyên là 2.400 ha; Tam Đường là 1.423 ha; Thành phố Lai Châu là 655 ha; Phong Thổ là 135 ha (xã Lản Nhì Thàng); Sìn Hồ là 550 ha và Nậm Nhùn là 250 ha (Nậm Pì).

Để thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ trên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đưa ra 5 giải pháp là: (1) Về đất đai để xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu phải được người dân chủ động tham gia bàn bạc, quyết định và tự nguyện đóng góp với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”. Cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân hiến đất, đóng góp ngày công lao động, vật liệu để xây dựng và tích cực giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung.

(2) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đầu tư, xây dựng cơ bản đảm bảo chất lượng, tiến độ và hiệu quả trong công tác xây dựng hạ tầng thiết yếu. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức và trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, công trình giao thông. Rà soát và chuẩn hoá quy trình vận hành các công trình thuỷ lợi đi đôi với việc tập huấn chuyển giao kỹ thuật để người dân tự vận hành và bảo vệ các công trình thủy lợi do các địa phương quản lý.

Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng các công trình hạ tầng thiết yếu bằng các nguồn lực của địa phương và từ nguồn huy động Nhân dân tham gia đóng góp ngày công lao động, vật liệu,... hoặc huy động các tổ chức đoàn thể của địa phương tham gia duy tu, bảo dưỡng công trình nhằm duy trì tuổi thọ của các công trình sau đầu tư. Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn về giao thông, thuỷ lợi và quản lý xây dựng cho cán bộ xã để quản lý, vận hành các công trình sau đầu tư.

Đối với các tuyến đường giao thông nội đồng, các thôn bản phải chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và sửa chữa. Căn cứ vào chất lượng khai thác của từng tuyến đường, chính quyền địa phương tổ chức cắm biển hạn chế tải trọng để đảm bảo an toàn cho công trình.

(3) Tăng cường công tác tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ; chú trọng đưa các giống lúa thuần có chất lượng cao, lúa đặc sản của địa phương vào sản xuất; sử dụng các giống chè giâm cành có năng suất, chất lượng vào sản xuất; áp dụng các quy trình sản xuất theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường. Tăng cường đưa cơ giới hóa vào các khâu trong quá trình sản xuất; ứng dụng công nghệ trong sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản theo chuỗi giá trị, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác.

(4) Xác định cơ chế, chính sách để thực hiện là ngân sách Nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình thủy lợi, đường trục chính giao thông nội đồng, đường nội đồng, hệ thống điện, cầu; không hỗ trợ cho hạng mục bồi thường giải phóng mặt bằng. Nông dân đóng góp công sức, vật liệu để xây dựng đường giao thông nội đồng và hiến đất xây dựng công trình hạ tầng thiết yếu.

(5) Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài nước, từ nhiều thành phần kinh tế như: nguồn vốn ngân sách nhà nước; vốn từ các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu; vốn ODA; vận động Nhân dân đóng góp và các nguồn lực khác để đầu tư phát triển hạ tầng thiết yếu các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào khu vực sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải để phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư đúng mục đích, bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư.
11 9 16
 
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp tại xã Bình Lư - huyện Tam Đường

Để thế chế hóa, đưa chủ trưởng của Đảng bộ tỉnh vào cuộc sống, ngày 28-7-2016, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển hạ tầng thiết yêu các khu vực sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung giai đoạn 2016-2020.

Thực hiện thành công Đề án sẽ góp phần nâng cao giá trị hàng hóa với quy mô: 2.350 ha lúa chất lượng cao, giá trị thu nhập từ 253,8 tỷ đồng năm 2016 tăng lên 305,5 tỷ đồng năm 2020; 6.000 ha chè tập trung, giá trị thu nhập từ 137 tỷ đồng năm 2015 tăng lên 252 tỷ đồng năm 2020. Nâng cao thu nhập cho người trồng lúa từ 54 triệu đồng/ha/vụ năm 2015 lên 65 triệu đồng/ha/vụ năm 2020; người trồng chè có thu nhập trung bình từ 52 triệu đồng/ha năm 2015 lên trên 64 triệu đồng/ha năm 2020.

Đặc biệt, giúp người dân có tư duy và tiếp cận với cơ giới hóa sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật và nâng cao trình độ sản xuất; từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của thị trường, trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng để tạo ra sản phẩm nông sản hàng hóa có khối lượng lớn. Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương và góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững cho người dân (tỷ lệ giảm nghèo bình quân 4%/năm); thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới tại các xã vùng chè, vùng lúa./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4231 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4854 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6021 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập27
  • Hôm nay14,795
  • Tháng hiện tại528,880
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,252,706
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down