Đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh trong bối cảnh mới

Thứ tư - 08/03/2017 02:10 970 0
Mục tiêu của tỉnh trong những năm tới là phát huy nội lực, tranh thủ nội lực trong quá trình hội nhập quốc tế nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, bảo tôn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển.
Đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ các nhà đầu tư
Đồng chí Đỗ Ngọc An - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh gặp gỡ các nhà đầu tư
Những năm qua, Lai Châu đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đạt khá, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 tăng 2,3 lần so với năm 2010; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiếp túc được quan tâm đầu tư; thị trường hàng hóa phát triển đa dạng đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân; văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện rõ nét. An ninh chính trị, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội; duy trì và phát triển tốt các quan hệ đối ngoại.

Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, kinh tế Lai Châu còn nhiều khó khăn, hạn chế. Kinh tế phát triển chưa bền vững, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, năng lực cạnh tranh của một số doanh ngiệp trên địa bàn tỉnh còn thấp; hạ tầng kinh tế chưa đồng bộ; thu nhập bình quân đầu người thấp, chỉ bằng 40% so với bình quân cả nước, 80% so với bình quân vùng; thu ngân sách trên địa bàn mới đáp ứng được trên 20% tổng chi ngân sách. Trong điều kiện còn những hạn chế trong công tác dự báo tình hình, đánh giá nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; sự phát triển chưa cấn đối, tương xứng các lĩnh vực văn hóa - xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phận nhân dân, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vẫn còn tiềm ẩn nhân tố phức tạp. Nhận thức của một bộ phận doanh nghiệp, doanh nhân và Nhân dân trên địa bàn về hội nhập kinh tế quốc tế còn nhiều hạn chế.

Thực hiện Nghị quyết só 06-NQ/TW, ngày 05/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Chương trình hành động số 11-CTr/TU ngày 26/12/2016, đề ra nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu: Tăng cường tuyên truyền về hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và Nhân dân các dân tộc về hội nhập quốc tế; phổ biến nội dung các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết; những cơ hội, thách thức của nước ta khi tham gia và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Đồng thời, chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các luận điệu, quan điểm sai trái, thù địch; bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế.

Xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của tỉnh, đảm bảo tính đồng bộ, ổn định, phù hợp với các cam kết quốc tế; gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, loại bỏ các thủ tục, giấy tờ không cần thiết, không đúng quy định, nhất là trong các lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư, thuế để đảm bảo tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm quản lý, chỉ đạo của cơ quan nhà nước. Tích cực tìm kiếm các giải pháp để nhanh chóng cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các hoạt động đầu tư tư nhân để đối ứng, thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ vốn ODA. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin, truyền thông; hạ tầng cụm công nghiệp. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các dịch vụ phát triển, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng chất lượng đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Nâng cao chất lượng công tác dự báo, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để phục vụ xây dựng các mục tiêu, định hướng, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh phù hợp với quá trình hội nhập của đất nước.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân. Đẩy nhanh thực hiện thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp; đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ người lao động, đổi mới sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, từng bước hội nhập quốc tế. Tích cực triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và du lịch; hỗ trợ xây dựng và phát triển thương hiệu, thông tin thị trường xuất khẩu...; trong đó, chú trọng tuyên truyền, quảng bá đầu tư, cung cấp thông tin, tài liệu về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh đến các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu cơ hội đầu tư, triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; bảo đảm quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp.

Quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu phù hợp với phân vùng kinh tế; nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Tạo cơ chế, khuyến khích tổ chức, cá nhân tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hóa; kinh tế trang trại, làng nghề ở nông thôn. Cùng với đó là tăng cường tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ, đưa cơ giới hóa vào các khâu trong quy trình sản xuất; ứng dụng công nghệ trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế; đưa các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất, phù hợp với nhu cầu thị trường. Các cơ quan chức năng của tỉnh là cầu nối cho việc liên doanh, liên kết giữa người dân với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của địa phương. Thực hiện thành công chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, chú trọng huy động nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng đáp ứng yêu cầu cho các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp.
18 3 17
 
Duy trì, phát triển cơ chế hợp tác, liên lạc song phương giữa các cơ quan chức năng của tỉnh với các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Vân Nam - Trung Quốc trong công tác quản lý biên giới, cửa khẩu, quản lý xuất, nhập cảnh
(ảnh: TT)

Duy trì, phát triển cơ chế hợp tác, liên lạc song phương giữa các cơ quan chức năng của tỉnh với các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Vân Nam - Trung Quốc trong công tác quản lý biên giới, cửa khẩu, quản lý xuất, nhập cảnh, phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự khu vực biên giới. Tích cực tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế; các cơ chế hợp tác phòng, chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, ma túy, mua bán người... Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh. Gắn hội nhập kinh tế quốc tế với củng cố quốc phòng, an ninh. Các cấp, các ngành cần chủ động, nỗ lực để khắc phục những tiêu cực của cơ chế thị trường, đấu tranh hiệu quả âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Triển khai thực hiện hiệu quả các cam kết, chương trình hợp tác, thỏa thuận, bản ghi nhớ đã ký giữa tỉnh Lai Châu với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Chủ động phối hợp với các tỉnh thuộc dự án tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS); các tỉnh Bắc CHDCND Lào, các tổ chức nước ngoài để hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng cường, mở rộng mối quan hệ hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ với các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tăng cường hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân khu vực biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Kế thừa, phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính, phẩm giá con người;
đẩy mạnh công tác thông tin và đối ngoại để tuyên truyền, quảng bá hình ảnh, con người, văn hóa, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, các chủ trương, chính sách, thành tựu của tỉnh đến các tổ chức, cá nhân nước ngoài; đồng thời phản bác những luận điệu xuyên tạc, chống phá sự nghiệp xây dựng và phát triển của tỉnh.

Cùng với công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn, phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc; cần phải bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan. Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật, thể dục - thể thao; tăng cường xúc tiến du lịch văn hóa nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh, văn hóa địa phương Lai Châu với bạn bè trong nước và quốc tế.

Lồng ghép các hoạt động hội nhập quốc tế vào quá trình xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch, đề án phát triển văn hóa - xã hội của tỉnh; giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vấn đề giảm nghèo bền vững bằng các chính sách có tính cơ bản, lâu dài tạo điều kiện cho hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo. Nâng cao mức sống hộ gia đình chính sách, người có công; đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em; bảo đảm bình đẳng giới; thực hiện tốt công tác phòng, chống tệ nạn xã hội.

Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; không phê duyệt dự án có công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, dự án thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế chuyển giao công nghệ. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất của các doanh nghiệp; kiên quyết thu hồi đất của các dự án chậm triển khai thực hiện hoặc quá thời hạn đầu tư nhưng không triển khai thực hiện; đẩy mạnh xã hội hóa bảo vệ môi trường; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường và ý thức của các tầng lớp dân cư trong việc bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
17 3 17
 
Trạm kiểm soát liên hợp khu kinh tế cử khẩu Ma Lù Thàng

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống công đoàn phù hợp với tình hình mới theo hướng công đoàn phải tích cực tham mưu để xử lý những vấn đề ở cơ sở, tham gia xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về lao động và kiểm tra, giám sát việc thực hiện; cải thiện đời sống, việc làm, cơ hội và điều kiện phát triển của đoàn viên, công nhân lao động; giải quyết kịp thời các tranh chấp lao động; bảo đảm quyền lợi, phúc lợi tốt hơn cho đoàn viên và người lao động. Đồng thời, tăng cường phối hợp, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức chính trị, tư tưởng, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động thông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ, gửi đến các cơ sở đào tạo, đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp...

"Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân", muốn thực hiện thành công Nghị quyết quan trọng này của Trung ương đòi hỏi phải thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ, giải pháp; do đó phải nâng cao sự hiểu biết và đồng thuận xã hội, đặc biệt là đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân trên địa bàn tỉnh./.

Tác giả: Kiên Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4230 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6021 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập52
  • Hôm nay14,795
  • Tháng hiện tại527,143
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,250,969
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down