Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển toàn diện, nhanh và bền vững

Thứ năm - 22/12/2016 03:07 545 0
Mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đến năm 2020 của tỉnh Lai Châu là phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo của tỉnh; tạo ra lực lượng lao động có sức khỏe, trí tuệ, đạo đức, tác phong làm việc khoa học, công nghiệp, có trình độ, kỹ năng, kỹ thuật ngày càng cao. Xây dựng, đào tạo cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có năng lực, phẩm chất đạo đức, phong cách làm việc hiện đại, chuyên nghiệp.
Chất lượng giáo dục của tỉnh trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực
Chất lượng giáo dục của tỉnh trong những năm qua đã có những bước phát triển tích cực
Là tỉnh miền núi, biên giới, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù và còn khó khăn hơn rất nhiều so với các địa phương khác trong cả nước. Để “phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, đưa Lai Châu thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc” cần thay đổi phương thức phát triển kinh tế - xã hội, với định hướng phát triển chủ yếu dựa vào chất lượng nguồn nhân lực và công nghệ. Đây là bài toán phát triển lớn và khó khăn đặt ra cho tỉnh, khi chất lượng nguồn nhân lực thấp, mặc dù tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 59,3%, lực lượng lao động có sức khỏe tốt, có truyền thống cần cù, sáng tạo và có ý thức cầu tiến. Việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là thực sự cấp bách nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, trong giai đoạn 2015 - 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xác định “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong ba chương trình trọng điểm. Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh, cụ thể hóa chương trình trọng điểm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ngày 30/9/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020.

Trên thực tế, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật của lực lượng lao động tăng qua từng năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn tăng từ 32,5% năm 2011 lên 40,11% năm 2015. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch, tăng dần tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Hệ thống giáo dục - đào tạo phát triển nhanh về quy mô trường, lớp; chất lượng giáo dục có chuyển biến tích cực. Đến hết năm 2015, cán bộ, công chức có trình độ từ đại học trở lên đạt 73,69 %, viên chức đạt 31,67 %; cán bộ, công chức có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị đạt 20,18%, viên chức đạt 0,75%. Việc bố trí, sắp xếp và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý. Hệ thống cơ sở vật tư y tế, thể dục, thể thao từng bước được củng cố và mở rộng...

Song bên cạnh đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo của tình thấp, cơ cấu lao động chưa phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năng suất lao động thấp, thiếu lao động có chuyên môn, kỹ thuật cao ở các lĩnh vực giáo dục, y tế, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng… Hiệu quả đào tạo nghề thấp, chưa gắn với tái cơ cấu sản xuất và giải quyết việc làm. Ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động và khả năng thích ứng môi trường mới còn hạn chế. Chất lượng giáo dục phát triển chưa đồng đều; trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và năng lực công tác của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, hoạt động thể dục, thể thao chưa được quan tâm đúng mức...

Để nguồn nhân lực của tỉnh phát triển và nâng cao chất lượng trong giai đoạn 2016 - 2020, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh định hướng, chỉ đạo: Đây là một trong những khâu đột phá, yếu tố quan trọng; đồng thời phải dựa trên nhu cầu của xã hội, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đáp ứng yêu cầu phát triển. Xây dựng và hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi về kinh tế, đội ngũ lao động lành nghề ở các lĩnh vực kinh tế; lấy giáo dục phổ thông, đào tạo nghề làm nền tảng. Hướng tới sự phát triển toàn diện về thể lực, trí lực; xây dựng nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có kỹ năng nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và thông tin thị trường, có khả năng thích ứng, hòa nhập, chủ động trong môi trường sống và làm việc; tăng cường giáo dục đạo đức, lý tưởng sống và truyền thống cách mạng. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân.
15 12 16
 
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức được quan tâm
nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn (ảnh: TP)

Từ quan điểm chỉ đạo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đặt ra chỉ tiêu từ nay đến năm 2020, Mỗi năm đào tạo nghề cho trên 6.000 lao động; tạo việc làm mới cho trên 7.000 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 37%. Cán bộ, công chức, viên chức (tỉnh, huyện) được đào tạo đáp ứng tiêu chuẩn quy định đạt 100%, trong đó: cán bộ, công chức có trình độ từ đại học trở lên trên 88%, viên chức có trình độ từ đại học trở lên trên 46%. Cán bộ, công chức cấp xã có trình độ văn hóa từ THCS trở lên 100%, trong đó 70% có trình độ văn hóa THPT; 90% có trình độ từ trung cấp trở lên, trong đó 33,4% có trình độ từ đại học trở lên; trình độ trung cấp lý luận chính trị 51%; cao cấp 3-4%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp khoảng 50% lao động xã hội.

Nhiệm vụ và giải pháp được đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, quản lý của chính quyền, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đối với công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức; đồng thời tăng cường lãnh đạo định hướng cụ thể phát triển nguồn nhân lực của địa phương, đơn vị. Các cấp chính quyền, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch, đề án, kế hoạch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.

Nâng cao chất lượng giáo dục, củng cố và phát triển quy mô giáo dục ở các cấp, bậc học và giáo dục nghề nghiệp, định hướng nghề một cách cân đối, hợp lý. Thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; khắc phục tình trạng chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các vùng, địa phương; thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông; tăng cường các hoạt động xã hội cho học sinh. Xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo về số lượng, đạt chuẩn về trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất đạo đức; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học phù hợp với từng đối tượng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng giáo dục. Củng cố, sắp xếp mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiện phát triển và vị trí địa lý của từng địa phương. Phát triển và mở rộng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Ưu tiên đầu tư xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường phổ thông có học sinh bán trú, trường chuyên, trường chuẩn quốc gia.

Đầu tư nâng cấp, mở rộng quy mô đào tạo đối với các trường chuyên nghiệp và cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh. Quy hoạch, củng cố, sắp xếp hợp lý các trường chuyên nghiệp, các cơ sở dạy nghề của tỉnh, từng bước mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả, chất lượng đào tạo đối với các trường Cao đẳng, Trung cấp, các cơ sở dạy nghề. Mở rộng quy mô, đa dạng hình thức, chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo những ngành nghề phù hợp với sự phát triển của địa phương và thị trường lao động. Xã hội hoá, khuyến khích đầu tư đào tạo nghề gắn với nhu cầu thị trường. Thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Phát triển toàn diện mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở. Thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu về y tế; tăng cường công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em, chăm sóc sức khỏe học đường cho học sinh. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đảm bảo trang thiết bị y tế, chất lượng cung ứng thuốc, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân; triển khai có hiệu quả Đề án công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020. Tập trung xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh trong xã hội, tăng cường giáo dục thể chất và các hoạt động thể dục, thể thao, chú trọng đào tạo và phát triển thể thao thành tích cao. Mở rộng, phát triển các câu lạc bộ, trung tâm thể dục, thể thao toàn tỉnh; chú trọng thực hiện chính sách an sinh xã hội; xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài gắn với đào tạo con em dân tộc thiểu số và tạo môi trường làm việc tốt cho những người có trình độ, chuyên môn, kỹ thuật cao. Thực hiện tốt chính sách phát triển giáo dục, chính sách hỗ trợ cho học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chính sách hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động theo quy định. Đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ và tập trung chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 01/10/2014 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo đội ngũ doanh nhân; phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động và dịch vụ về đào tạo, tìm kiếm, giới thiệu việc làm. Khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân tham gia phát triển thị trường lao động.
14 12 16
 
Tăng cường liên kết, hợp tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh (ảnh: TT)

Chủ động, tăng cường phối hợp, liên kết với các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài để nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, nhất là nhân lực chất lượng cao. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề; đẩy mạnh công tác xã hội hóa lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và đào tạo, đào tạo nghề; lồng ghép mục tiêu phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các chương trình, dự án.

Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp tổ chức bộ máy trong các cơ quan, đơn vị. Đánh giá đúng năng lực công tác cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện hiệu quả mục tiêu tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế. Xây dựng, thực hiện tốt kế hoạch đào tào, bồi dưỡng nguồn nhân lực phù hợp với trình độ chuyên môn, vị trí việc làm gắn với tăng cường kỷ luật lao động, thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Bố trí, sắp xếp việc làm phù hợp với trình độ năng lực, chuyên môn đào tạo; giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số đã qua đào tạo nghề.

Chú trọng kiểm tra, giám sát, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện kế hoạch và chính sách để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục hạn chế, yếu kém, phòng ngừa vi phạm. Tổ chức sơ kết, tổng kết, nhân rộng những mô hình, cách làm hay, động viên, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong triển khai, thực hiện.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là nhiệm vụ cấp bách đồng thời có tính chiến lược của tỉnh. Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và Nhân dân để huy động được sức mạnh to lớn của nguồn nội lực, khắc phục được những hạn chế, yếu kém còn tồn tại lâu nay của một địa phương có nền kinh tế - xã hội phát triển chậm hơn so với cả nước do thiếu các yếu tố nền tảng cho sự phát triển. Tạo dựng nguồn nhân lực phát triển toàn diện, chủ động, hướng tới năng động và sáng tạo; đảm bảo thúc đẩy phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, đưa Lai Châu thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc./.

Tác giả: La Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1176 | lượt tải:56

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1758 | lượt tải:617

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1744 | lượt tải:193

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2154 | lượt tải:218

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1456 | lượt tải:186
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay15,193
  • Tháng hiện tại524,527
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,418,783
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down