Quán triệt sâu sắc, đưa Nghị quyết 33-NQ/TW của Đảng về văn hóa đi vào cuộc sống

Thứ tư - 20/08/2014 04:22 2.915 0
Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33 - NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Công tác tuyên truyền, quán triệt học tập Nghị quyết có vai trò hết sức quan trọng và là trách nhiệm của cấp ủy các cấp, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống thiết thực, hiệu quả.
Nhận thức rõ tầm quan trọng, vai trò to lớn của văn hóa và nhân tố con người trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trải qua hơn 80 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam Đảng ta luôn coi trọng và đề ra nhiều chủ trương về xây dựng và phát triển văn hóa, xây dựng “con người xã hội chủ nghĩa” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong từng giai đoạn cách mạng. Trên cơ sở tổng kết Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII “Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Sự ra đời của Nghị quyết đã đáp ứng đòi hỏi bức thiết của yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, nhất là đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong thời kỳ mới.

Việc tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập Nghị quyết có vai trò hết sức quan trọng, nhằm giúp cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân nắm được những nội dung cơ bản, nhất là quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống là trách nhiệm của cấp ủy các cấp, theo tinh thần Quyết định số 1327 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành Đề án “Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, tổ chức học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng”. Để việc tuyên truyền, quán triệt học tập Nghị quyết đạt chất lượng, hiệu quả, trong quá trình tuyên truyền, quán triệt cần tập trung làm rõ một số nội dung trọng tâm và những vấn đề mới của Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chúng ta đã biết, Nghị quyết số 33-NQ/TW là sự kế thừa những quan điểm, chủ trương, nội dung, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, tổng kết lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong những năm qua, nhất là từ việc chỉ ra những thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người, Đảng ta đã có sự đổi mới trong tư duy về xây dựng và phát triển văn hóa, con người phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Tên gọi của Nghị quyết là “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” đã thể hiện sự phát triển mới về tư duy của Đảng ta vừa kế thừa được nội hàm của Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa nêu được vấn đề mới mà Trung ương đặc biệt quan tâm, đó là nhân tố con người và sự phát triển bền vững đất nước. Chúng ta khẳng định, nói về văn hóa cũng là nói về con người, vì văn hóa là của con người, do con người, vì con người. Đặc biệt, Nghị quyết đã nhấn mạnh quan điểm phát triển con người, gắn phát triển văn hóa với sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa thì trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp. Ở đây xây dựng, phát triển văn hóa và con người luôn gắn kết chặt chẽ, tác động lẫn nhau, hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhau nhằm đạt tới mục tiêu chung là văn hóa và con người đều được xây dựng, phát triển đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Mục tiêu chung của Nghị quyết tuy ngắn gọn nhưng có tính khái quát cao thể hiện tư tưởng nêu trong Cương lĩnh của Đảng về xây dựng, phát triển “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” gắn với mục tiêu phát triển con người, phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Trong đó, nhấn mạnh đến vấn đề “Xây dựng nền văn hóa, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”. Tư tưởng xây dựng nền văn hóa và con người phải “thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học”, coi đây là các đặc trưng của nền văn hóa mà chúng ta phải xây dựng và phát triển là một luận điểm mới. Đó là sự kế thừa tinh thần của Đề cương Văn hóa năm 1943 để bổ sung, phát triển, hoàn thiện, vừa đúng với quan điểm lý luận, vừa đáp ứng đúng yêu cầu mới của thực tiễn. Đồng thời, trong mục tiêu chung về xây dựng và phát triển văn hóa, Nghị quyết đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa, phải thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

Trong các mục tiêu cụ thể, Nghị quyết xác định rõ vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa với những luận điểm mới với việc “hoàn thiện các chuẩn mực giá trị văn hóa và con người Việt Nam, tạo môi trường và điều kiện để phát triển về nhân cách, đạo đức, trí tuệ, năng lực sáng tạo, thể chất, tâm hồn, trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân, ý thức tuân thủ pháp luật; đề cao tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, lương tâm, trách nhiệm của mỗi người với bản thân mình, với gia đình, cộng đồng, xã hội và đất nước”. Và “xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; “Xây dựng văn hóa trong chính trị, trong kinh tế, trong cộng đồng và gia đình” và “Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa”.... Đây là những vấn đề khá mới mẻ trong tư duy mới về xây dựng và phát triển văn hóa của Đảng ta.

Để thực hiện mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Nghị quyết đã chỉ ra năm quan điểm chỉ đạo. Kế thừa và tiếp thu các quan điểm của Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII xác định vị trí, vai trò của văn hóa; Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI của Đảng xác định quan điểm phát triển bền vững và đặt nhiệm vụ văn hóa gắn kết chặt chẽ với kinh tế, chính trị, Nghị quyết lần này thay cụm từ “phát triển kinh tế- xã hội” bằng cụm từ “phát triển bền vững đất nước” và đưa thêm nội dung “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội” để thống nhất nhận thức trong tổ chức thực hiện; quan điểm 2, quan điểm 3 đều nói về tính chất của nền văn hóa; quan điểm 4 xác định lực lượng, vai trò của các chủ thể trong xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, Nghị quyết lần này bổ sung thêm vai trò của Nhà nước và nhân dân; quan điểm 5 nói về cách thức tiến hành, phương châm hành động, xử lý vấn đề xây dựng và phát triển văn hóa trong thực tiễn được đưa vào nội dung nhiệm vụ và giải pháp.

Nghị quyết đề xuất sáu nhiệm vụ và bốn nhóm giải pháp. Xuyên suốt các nhiệm vụ của Nghị quyết là xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nhân cách, lối sống tốt đẹp của con người Việt Nam. Với cách tiếp cận đặt văn hóa trong mối quan hệ với kinh tế, chính trị và vấn đề mới xuất hiện trong xã hội. Nghị quyết có hai nhiệm vụ mới là Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế và Phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa, tạo điểm nhấn trong tổ chức thực hiện. Trong từng nhiệm vụ cụ thể cũng nêu nhiều vấn đề mới đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa, con người hiện nay, như xây dựng nhân cách, lối sống con người, con người với môi trường, văn hóa với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quản lý thông tin truyền thông, quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền tự do sáng tạo của văn nghệ sĩ, xây dựng lý luận văn hóa, văn nghệ, chủ động hội nhập quốc tế về văn hóa… Thực tiễn công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, nhất là trong những cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, cũng như trong công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã khẳng định vai trò to lớn của sức mạnh văn hóa Việt Nam. Đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội thể hiện rõ quan điểm sức mạnh tổng hợp của đất nước phải là sức mạnh của cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Theo đó, việc đặt văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ thể hiện trong nhận thức, quan điểm, tư tưởng, tình cảm… mà điều quan trọng hơn là phải được thể hiện trong tổ chức hoạt động thực tiễn xây dựng và phát triển bền vững đất nước.

Trong bốn nhóm giải pháp của Nghị quyết lần này có hai nhóm giải pháp mới: Nhóm giải pháp thứ nhất và nhóm giải pháp thứ ba. Trong đó, báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã chi rõ những khuyết điểm yếu kém trong xây dựng và phát triển văn hóa nước ta có nguyên nhân sâu xa từ nhận thức chưa sâu sắc, đầy đủ về vai trò, vị trí, đặc trưng của văn hóa nên cần thiết phải nhấn mạnh việc không ngừng nâng cao nhận thức, tiếp tục đổi mới tư duy, phương thức lãnh đạo và quản lý văn hóa, coi đó là khâu đột phá thể hiện quyết tâm chính trị của toàn Đảng, toàn dân để thực hiện các nhiệm vụ văn hóa trong tình hình mới. Thực tiễn cho thấy, qua 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, việc xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ đạo, quản lý văn hóa ở các cấp chưa đạt kết quả như mong muốn, ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển văn hóa. Để giải quyết khâu này, cần có giải pháp tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết, cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, đơn vị. Đồng thời, tổ chức nghiêm túc việc tuyên truyền, quán triệt học tập và triển khai thực hiện Nghị quyết, nhanh chóng đưa Nghị quyết vào cuộc sống, nhất định chúng ta sẽ thổi được một luồng gió mới vào công cuộc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1381 | lượt tải:58

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1955 | lượt tải:658

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2004 | lượt tải:217

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2254 | lượt tải:241

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1536 | lượt tải:210
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập92
  • Hôm nay21,435
  • Tháng hiện tại636,040
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,530,296
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down