Hiệu quả từ Đề án Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2016 - 2020

Chủ nhật - 05/04/2020 06:21 1.783 0
Ngày 30/9/2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Quyết định số 239-QĐ/TU về Đề án tổ chức thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” giai đoạn 2016-2020. Qua 4 năm, Đề án đã được triển khai đồng bộ, rộng khắp, thường xuyên và đạt được những kết quả quan trọng.
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn nghệ dân gian trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc
Phát huy vai trò của các câu lạc bộ văn nghệ dân gian trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc
Quán triệt sâu sắc mục tiêu của Đề án nhằm củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò chủ thể của người dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp để góp phần hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh. Cấp ủy, tổ chức đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết việc triển khai thực hiện Đề án của Tỉnh uỷ. Ban cán sự đảng UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phối hợp với UBMTTQ tỉnh ban hành Chương trình phối hợp về thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đảng đoàn MTTQ tỉnh chủ trì, phối hợp với các địa phương, cơ quan, đơn vị tuyên truyền, quán triệt, học tập và triển khai thực hiện Đề án đến toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, nhân dân các dân tộc bằng nhiều hình thức gắn với Chương trình xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2016-2020, toàn tỉnh tổ chức 15 lớp tập huấn/1.464 người về năng lực làm công tác xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã; 3 lớp tập huấn triển khai thực hiện Đề án cho hơn 1.000 cán bộ ở các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn; tuyên truyền 4.745 cuộc/350.029 lượt quần chúng nhân dân. Báo Lai Châu 178 tin, bài, ảnh; Đài PT-TH tỉnh 160 tin, 83 phóng sự; đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện 142 bản tin, 1.060 tin, bài; 60 pano, 10 khẩu hiệu, 14 lượt băng zôn...); xây dựng chương trình cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án...

Cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy nội lực, tự giác, chủ động phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; chú trọng đổi mới phương thức sản xuất, tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương; phát triển các vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung với các loại giống lúa đặc sản, các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh như: chè, quế, sơn tra, cây ăn quả, cây dược liệu (giai đoạn 2016-2020 đã trồng mới 3.174 ha chè, nâng tổng số diện tích chè toàn tỉnh đạt 6.183 ha, sản lượng chè búp tươi đạt 28.000 tấn; 1.812 ha cây mắc ca; 5.558 ha cây quế; 1.923 ha cây sơn tra; 6.923 ha cây dược liệu). Vận động các hộ nông dân liên kết hình thành các tổ hợp tác sản xuất để liên kết với các doanh nghiệp, tạo ra chuỗi sản xuất, kinh doanh có sức cạnh tranh trong sản xuất, nâng cao chất lượng và đăng ký nhãn hiệu sản phẩm (có 9 sản phẩm được liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ; thu hút được 11 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn); tăng cường tập huấn các mô hình khuyến nông, khuyến lâm, giới thiệu, phổ biến các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện xã, bản để hướng dẫn các hộ dân áp dụng, triển khai có hiệu quả các mô hình (đã thực hiện 169 mô hình, dự án khuyến nông, gồm 149 mô hình, dự án trồng trọt với tổng quy mô 2.243 ha, 13 mô hình, dự án chăn nuôi với 18.358 đầu con, 7 mô hình, dự án thủy sản với 137 lồng; duy trì phát triển 10 cơ sở nuôi cá nước lạnh có giá trị kinh tế cao...). UBMTTQ các cấp đã chủ trì hiệp thương để phân công các tổ chức thành viên từ tỉnh đến thôn, bản hỗ trợ, tư vấn các hộ nghèo biết cách sản xuất có hiệu quả; hỗ trợ từ quỹ “Vì người nghèo” (tổng quỹ từ 2016 đến nay là 13.773.778.391 đồng, trong đó: hỗ trợ làm mới và sửa chữa 479 nhà đại đoàn kết; tặng 1.829 suất quà trị giá 1.112 triệu đồng; hỗ trợ sinh kế cho 110 hộ gia đình với số tiền 770 triệu đồng; mua 2 bò đực trị giá trên 50 triệu đồng hỗ trợ phát triển kinh tế) và tư vấn vay vốn để đầu tư sản xuất, thực hiện lồng ghép các chương trình đầu tư, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, đầu tư hỗ trợ người dân trong sản xuất, giảm nghèo bền vững gắn với bảo vệ diện tích rừng hiện có; vận động xây dựng văn hóa và đạo đức trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo tồn và phát triển các làng nghề (toàn tỉnh có 4 làng nghề và 01 nghề truyền thống); vận động hiến đất, góp công, vật liệu tại chỗ để xây dựng đường giao thông nông thôn (vận động được 2.881 triệu đồng tiền mặt, hiến 914.368 m2 đất, góp 65.671 ngày công lao động).

Triển khai thực hiện Đề án gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (có 3/12 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị, 01 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới); vận động đăng ký thực hiện 5 tiêu chí về xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới và 5 tiêu chí về xây dựng văn minh đô thị; xây dựng, sử dụng có hiệu quả các công trình văn hóa, thể thao (tính đến hết năm 2019, toàn tỉnh có 88/108 xã, phường, thị trấn và 733 thôn, bản có nhà văn hóa); xây dựng các mô hình điểm về văn hóa nông thôn mới, duy trì và hoạt động có hiệu quả các tổ đội văn hoá xã, đội văn nghệ thôn, bản, tổ dân phố; thực hiện tốt quy ước ở cộng đồng dân cư, nhất là việc cưới, tang, lễ hội; duy trì sinh hoạt các điểm chợ phiên nhằm giữ gìn, phát huy nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Tuyên truyên, vận động trẻ em trong độ tuổi đến trường; duy trì, nâng cao chất lượng đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học THPT, bổ túc, dạy nghề đạt 68,9%; tích cực triển khai phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị (năm 2019, có 75.638 hộ “Gia đình học tập”, chiếm 74,58%; 1.236 "Dòng họ học tập", chiếm 77,15%; 987 cộng đồng (cấp thôn, bản, tổ dân phố) “Cộng đổng học tập”, chiếm 55,98%; 604 “Đơn vị học tập”, chiếm 100%); quan tâm đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm tại địa phương, cơ sở và xuất khẩu lao động; vận động nhân dân tập luyện thể dục, thể thao; phòng chống các dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe; tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,8%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 23,1% (năm 2015) xuống 20,35% (năm 2019); thực hiện tốt công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, không sinh con thứ 3, không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, xây dựng gia đình hạnh phúc, nâng cao chất lượng dân số (đến hết năm 2019, có 81,7% hộ gia đình, 67,2% thôn, bản, khu phố và 95,3% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa). Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” (tổng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là 5.751 triệu đồng, trong đó: tu bổ, nâng cấp 4 nghĩa trang liệt sĩ, 2 đài tưởng niệm, nhà bia với 1.050 triệu đồng; hỗ trợ 4.270 triệu đồng làm nhà ở cho 147 hộ gia đình người có công và 1 gia đình cựu TNXP; hỗ trợ 520 triệu đồng cho 26 gia đình người có công phát triển sản xuất và thăm hỏi, động viên các gia đình thương binh, liệt sỹ).

Chú trọng đoàn kết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp. Tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, khu dân cư đăng ký cam kết thực hiện các tiêu chí bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khu phố (tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh tính đến hết năm 2018 là 80,5%; tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 44,6%; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại đảm bảo vệ sinh là 52,7%; 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh cam kết giữ gìn vệ sinh môi trường, thu gom rác thải đúng quy định, các quy định đảm bảo an toàn thực phẩm; hết năm 2019 có 40/96 xã đạt tiêu chí về môi trường). Tuyên truyền phòng, chống thiên tai ứng phó với biển đổi khí hậu và tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (tổ chức 7 hội nghị phổ biến pháp luật về môi trường cho 810 đại biểu tại 5 điểm bản thuộc huyện Nậm Nhùn, Phong Thổ, Tân Uyên). Tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường, ngày môi trường thế giới (05/6), “Tháng vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường”, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (phối hợp với BCĐ liên ngành VSATTP tỉnh mỗi năm tổ chức 2 cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện đảm bảo VSATTP tại 8 huyện, thành phố; trung bình mỗi năm xử lý trên 40 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh vi phạm); chú trọng xây dựng các mô hình khuyên khích người dân tham gia vệ sinh môi trường ở khu dân cư.

Ý thức chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội được nâng cao. 100% khu dân cư xây dựng quy ước và thực hiện tốt quy ước của cộng đồng dân cư; phát huy hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, tích cực phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội; vận động trên 90% các hộ gia đình, khu dân cư đăng ký và cam kết thực hiện các tiêu chí bảo đảm an ninh trật tự khu dân cư. Xây dựng 33 xã, phường, thị trấn, khu dân cư lành mạnh không có ma tuý, tệ nạn xã hội; xây dựng các mô hình "Tổ tự quản", "Dòng họ tự quản", “Gia đình tự quản" làm nòng cốt trong công tác bảo đảm an ninh trật tự khu dân cư (đến hết năm 2019, có 94/96 xã đạt tiêu chí quốc phòng, an ninh, so với năm 2015 tăng 13 xã; ); phát huy vai trò nòng cốt của 1.143 tổ hoà giải ở cơ sở, với 5.724 hoà giải viên đã tham gia hòa giải được hàng nghìn vụ việc, giải quyểt kịp thời những mâu thuẫn, bất hòa trong nội bộ nhân dân, không để xảy ra điểm nóng, phức tạp, khiếu kiện đông người, tạo không khí hòa thuận, đoàn kết ở khu dân cư.

Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; sự phối hợp của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong việc tuyên truyền vận động cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy vai trò làm chủ, ý thức tự giác của nhân dân trong việc thực hiện và chấp hành pháp luật, giữ gìn an ninh trật tự, phát triển kinh tế, giảm nghèo ở khu dân cư. Củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban thanh tra nhân dân, ban giám sát đầu tư cộng đồng của các xã, phường, thị trấn; thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia góp ý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân; chủ động đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, các phần tử lợi dụng dân chủ có hành vi gây rối trật tự xã hội, chia rẽ khối đoàn kết các dân tộc (từ 2016 đến nay, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã thực hiện 140 cuộc giám sát, 140 cuộc tham gia phản biện. Triển khai thực hiện quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp với nhân dân; tổ chức tham gia góp ý với cán bộ, đảng viên, chi bộ, chi hội các đoàn thể trong các cuộc họp khu dân cư và sinh hoạt đoàn thể (đến hết năm 2019, có 86/96 xã chuẩn tiêu chí về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, tăng 37 xã so với 2015).

Kết quả, sau 4 năm thực hiện Đề án đã có 35/96 xã và 01 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; xây dựng quỹ "Vì người nghèo" toàn tỉnh được 12 tỷ (mục tiêu trên 6 tỷ đồng). Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4,48%/năm (mục tiêu 3-4%/năm); thu nhập bình quân đâu người của hộ nghèo tăng 1,5 lần so với năm 2015. 77,1% thôn, bản, khu phố (mục tiêu 65%), 95,3% cơ quan, đơn vị, trường học (mục tiêu 95%) đạt tiêu chuẩn văn hóa; 99,8% thôn, ban có đội văn nghệ hoạt động trong năm (mục tiêu 65%). Giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia các cấp học (mầm non 51,33%, tiểu học 60,22%,  THCS 38,53%, THPT 43,48%). 83,8% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế (mục tiêu 70%); tỷ lệ giảm sinh bình quân 0,65%0/năm (mục tiêu 0,5%o/năm); giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 19,97% (mục tiêu dưới 20%); tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 96,8% (mục tiêu trên 96%). 100% thôn, bản xây dựng và thực hiện quy ước, có tổ hòa giải hoạt động; 75% tổ chức MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở đạt vững mạnh... Kết quả xây dựng thực hiện các mô hình: MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp đã phối hợp tổ chức xây dựng 189 mô hình (12 mô hình “Phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”, 19 mô hình “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, 73 mô hình “Khu dân cư bảo đảm về môi trường”, 66 mô hình “Khu dân cư an ninh trật tự nông thôn”, 7 mô hình “Khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự và vệ sinh môi trường”, 2 mô hình “Khu dân cư đảm bảo an toàn giao thông”, 01 mô hình “Bản nông thôn mới” và 2 mô hình “Phát triển kinh tể”).

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc triển khai thực hiện Đề án còn một số hạn chế, bất cập như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thường xuyên, quyết liệt; vai trò của một số tổ chức đảng, đoàn thể ở cơ sở còn hạn chế; công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách, pháp luật cho nhân dân hiệu quả chưa cao. Việc triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án có thời điểm chưa thường xuyên, kết quả đạt được chưa toàn diện, chuyển biến ở một số nơi chưa rõ nét; vai trò chủ thể của nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh ở một số nơi chưa thực sự được phát huy; phát triển các thiết chế văn hoá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế.

Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án thời gian tới, cần nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cơ quan ban, ngành, đoàn thể các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền các mục tiêu, nhiệm, nội dung của Đề án với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; gắn cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với phong trào thi đua “Nhân dân các dân tộc Lai châu chung sức xây dựng nông thôn mới”. Tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động của MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, nhất là phát huy tính tự quản của cộng đồng, vai trò của các chi hội đoàn thể, trưởng bản, người uy tín, trưởng dòng họ trong việc vận động nhân dân xây dựng quy ước ở dân cư; da dạng hóa các kênh thông tin, tổng hợp ý kiến, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để kiến nghị phản ánh kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền.

Tăng cường phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hiện Cuộc vận động; đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động gắn với mục tiêu Đề án; hằng năm lựa chọn các nội dung trọng tâm, trọng điểm để phối hợp tổ chức thực hiện. Đồng thời hướng dẫn các tổ chức thành viên ở xã, phường, thị trấn, khu dân cư đăng ký thực hiện các nội dung công việc cụ thể, công trình, phần việc tự quản để góp phần hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Chú trọng tập huấn, hướng dẫn đội ngũ cán bộ các cấp trực tiếp tham gia triển khai Cuộc vận động, nhất là đội ngũ cấp xã, thôn, bản; rà soát, kiện toàn củng cố các ban chỉ đạo, ban vận động cuộc vận động các cấp; phân công nhiệm vụ cho thành viên ban chỉ đạo chủ trì, phối hợp với MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội tổ chức thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh"; tiếp tục kiện toàn ban công tác mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội ở thôn, bản, tổ dân phố. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá; chú trọng nhân rộng mô hình, cách làm hay, biểu dương, khen thưởng kịp thời các điển hình, những đóng góp tích cực của các tập thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện Cuộc vận động./.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1160 | lượt tải:55

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1752 | lượt tải:614

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1719 | lượt tải:191

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2147 | lượt tải:215

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1448 | lượt tải:183
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập58
  • Hôm nay28,371
  • Tháng hiện tại514,378
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,408,634
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down