Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh

Thứ hai - 14/11/2016 02:58 3.337 0
Mục tiêu Đảng bộ tỉnh đặt ra từ nay đến 2020 là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn, trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; nâng cao chất lượng dạy và học, giáo dục toàn diện kiến thức, đạo đức, thể chất, kỹ năng sống cho học sinh; quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học và trang thiết bị dạy học đảm bảo yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giảm nhanh và bền vững sự chênh lệch khoảng cách chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn với các xã vùng II.
Điều kiện dạy và học của thầy và trò vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn
Điều kiện dạy và học của thầy và trò vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thiếu thốn
Vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Lai Châu có 75 xã (chiếm 69,4% tổng số xã, phường, thị trấn); địa hình hiểm trở, chia cắt, có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc. Dân số 259.198 người (chiếm 61,2% dân số toàn tỉnh); mật độ dân cư thấp và phân bố không đều; có 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó có các dân tộc rất ít người như Cống, Mảng, Si La, La Hủ (ở các xã vùng II không có). Kết cấu hạ tầng thấp kém, nhất là đường giao thông liên xã và giao thông nông thôn (một số bản chưa có đường xe máy); một số hộ dân chưa được sử dụng điện lưới quốc gia và nước hợp vệ sinh; công nghiệp, dịch vụ chậm phát triển, địa hình rộng nhưng diện tích đất sản xuất hẹp, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ, phần lớn là tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá phân tán, chưa phát triển. Năng lực, nhận thức và hiểu biết về mọi mặt đời sống xã hội của người dân chưa đồng đều, trình độ kỹ thuật, năng suất lao động thấp. Tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 57,16%, đời sống người dân rất khó khăn; một số hủ tục lạc hậu còn tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác huy động học sinh ra lớp, duy trì sĩ số và nâng cao chất lượng giáo dục.

Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh hệ thống trường, lớp trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và vùng đặc biệt khó khăn nói riêng phát triển nhanh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.

Đội ngũ cán bộ quản lý đủ về số lượng, đa số đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, lý luận chính trị. Đội ngũ giáo viên từng bước được kiện toàn, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; cán bộ đoàn - đội một số trường phát huy khá tốt vai trò trong hoạt động phong trào, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh ở địa phương đã phối hợp với ngành Giáo dục trong việc huy động học sinh ra lớp. Tỷ lệ huy động trẻ đến trường, tuyển sinh đầu cấp và học sinh tốt nghiệp các cấp học năm sau cao hơn năm trước, bước đầu đã vận động thực hiện chuyển học sinh lớp 3, 4, 5 ở các điểm trường lẻ về học tại điểm trường trung tâm tạo môi trường sinh hoạt và học tập tốt hơn. Chất lượng giáo dục đại trà được nâng lên. Duy trì kết quả PCGDTH, PCGDTHCS và góp phần quan trọng để tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi theo đúng kế hoạch.

Cơ sở vật chất trường, lớp học được quan tâm đầu tư, cơ bản khắc phục phòng học tạm, tỷ lệ phòng học kiên cố tăng; việc cung cấp sách giáo khoa, giấy vở viết, trang thiết bị dạy học bước đầu đảm bảo yêu cầu dạy học. Công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh nội trú, bán trú và mô hình trường nội trú, bán trú tiếp tục được quan tâm, nhân rộng có hiệu quả, tích cực cho việc duy trì sỹ số, nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên, giáo dục vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn còn nhiều yếu kém. Đối với giáo dục mầm non, tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ ra lớp và ăn bán trú thấp; so với vùng II còn có sự chênh lệnh khá lớn (tỷ lệ huy động ra lớp thấp hơn 11,1%; ăn bán trú thấp hơn 12,6%). Giáo dục tiểu học, vẫn còn trẻ trong độ tuổi chưa huy động được ra lớp; tỷ lệ chuyên cần của học sinh một số nơi còn thấp; một số học sinh chưa thành thạo tiếng Việt, chưa mạnh dạn trong giao tiếp; kĩ năng thực hiện phép tính còn chậm; số lớp ghép tại các điểm trường lẻ cao (684 lớp); tỷ lệ học sinh hoàn thành các môn học và các hoạt động giáo dục thấp hơn so với vùng II (học sinh hoàn thành chương trình tiểu học thấp hơn 3,6%; tỷ lệ học sinh lớp 3 được học ngoại ngữ thấp hơn 28,5%).

Chất lượng giáo dục THCS, THPT so với các trường thuộc xã vùng II còn có sự chênh lệnh khá lớn. Chất lượng phổ cập GDTHCS ở một số xã thiếu bền vững. Tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao. Việc phân luồng học sinh sau THCS chuyển biến chậm. Công tác huy động trẻ đến trường còn nhiều bất cập, không đảm bảo chỉ tiêu đề ra nhất là ở cấp THCS và THPT. Tỷ lệ chuyên cần chưa cao; một bộ phận học sinh thiếu ý thức học tập, thời gian dành cho việc học chưa nhiều. Công tác xã hội hóa giáo dục còn hạn chế; sự phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường, các đoàn thể xã hội trong công tác giáo dục chưa thường xuyên, đồng bộ.

Một số trường cán bộ quản lý thiếu kinh nghiệm, chưa tâm huyết, quản lý hoạt động dạy và học chưa hiệu quả. Nhiều giáo viên chưa chủ động tự học, tự bồi dưỡng, việc xây dựng chương trình dạy học có nội dung chưa phù hợp đối tượng; đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra, đánh giá chưa mạnh mẽ, triệt để. Các hoạt động giáo dục kiến thức, văn hóa, đạo đức, rèn luyện thể chất và thẩm mỹ chưa đồng bộ, dẫn đến kết quả giáo dục chưa vững chắc, thiếu toàn diện, chất lượng và hiệu quả giáo dục chưa đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Cơ sở vật chất của nhiều trường còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp; tỷ lệ phòng học kiên cố thấp, số phòng học tạm còn rất lớn 1.107 phòng chiếm 87% số phòng học tạm toàn tỉnh; 317 lớp còn thiếu phòng học, phải học nhờ, mượn, học 2 ca. Hệ thống phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị, nhà ở cho học sinh, nhà công vụ cho giáo viên còn thiếu nhiều; còn 546 học sinh phải ở ngoại trú; thiếu 1.200 phòng ở bán trú; thiếu trên 20% sách cấp cho học sinh mượn. Số trường đạt chuẩn quốc gia thấp, chỉ đạt 7,4% .

Nguyên nhân do các xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn thấp kém; địa hình chia cắt phức tạp, học sinh đến trường gặp nhiều trở ngại, nhất là mùa mưa bão với hiện tượng lũ quét, sạt lở, mưa đá. Một số hủ tục lạc hậu, tình trạng tảo hôn chưa được đẩy lùi, ảnh hưởng tới việc huy động học sinh ra lớp, duy trì sỹ số chuyên cần và nâng cao chất lượng giáo dục.

Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm nhiều đến giáo dục, chưa có biện pháp quyết liệt phù hợp trong việc huy động học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác thông tin, tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân đối với công tác giáo dục còn hạn chế. Nhiều gia đình chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với tương lai của con em, chưa quan tâm giáo dục, động viên, tạo điều kiện cho con em tới trường.

Một số trường, cán bộ quản lý chưa tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác quản lý, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục; công tác quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường còn yếu; nhiều giáo viên trách nhiệm chưa cao, chưa tự giác nâng cao trình độ. Khắc phục chưa kịp thời đối với hiệu trưởng, giáo viên quá yếu về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Giáo viên mầm non, giáo viên dạy Tiếng Anh cấp tiểu học thiếu so với định mức. Còn nhiều đơn vị trường thiếu nhân viên nấu ăn và giáo viên chuyên trách đoàn - đội.
4 11 16
 
Để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của tỉnh, Đảng bộ tỉnh xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn

Xác định vai trò, tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo trong phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020”, với 6 nhóm mục tiêu chủ yếu, cốt lõi nhất trong đó là duy trì và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục: 75/75 xã đặc biệt khó khăn giữ vững chuẩn PCGDMN cho trẻ 5 tuổi.

Để thực hiện được các mục tiêu của Đề án, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra 6 nhiệm vụ cơ bản và 5 giải pháp chủ yêu. Tăng cường trách nhiệm của các cấp uỷ, hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền về giáo dục, trọng tâm là đẩy mạnh công tác phát triển Đảng, giáo dục chính trị, tư tưởng tại các nhà trường; đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đảm bảo sâu sát các nhiệm vụ giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở các xã đặc biệt khó khăn.

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phấn đấu 60% giáo viên biết một thứ tiếng dân tộc; trên 40% giáo viên là đảng viên; 50% giáo viên đạt danh hiệu trong tổng số giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Thực hiện việc luân chuyển CBQL giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn; bố trí đủ giáo viên theo định mức quy định; đổi mới cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý nhà trường. Đổi mới công tác tuyển dụng giáo viên đảm bảo tuyển dụng được đội ngũ giáo viên có kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm tốt. Chú trọng tuyển dụng giáo viên là người dân tộc thiểu số, dân tộc đặc biệt rất ít người.

Nâng cao chất lượng học sinh, tập trung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh mầm non; xây dựng lộ trình đưa học sinh lớp 3, 4, 5 từ các điểm trường lẻ về điểm trường trung tâm; huy động tối đa số học sinh trong độ tuổi ra lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ học sinh.

Duy trì và nâng cao chất lượng đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục; xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với việc nâng cao chất lượng giáo dục và xây dựng nông thôn mới. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học

Hằng năm, cấp ủy, chính quyền địa phương vùng đặc biệt khó khăn đưa nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục vào kế hoạch và chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội; phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong thực hiện các mục tiêu về giáo dục. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, học tập quán triệt chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về giáo dục. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhất là ngành giáo dục về chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh nói riêng. Thường xuyên tuyên truyền, vận động nhân dân đồng thuận, nâng cao nhận thức, quan tâm chăm lo việc học tập của con em.

Nghiên cứu điều chỉnh phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục, rà soát sắp xếp lại đội ngũ CBQL, giáo viên và thực hiện tinh giản đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo quy định. Điều chỉnh, sắp xếp, hợp đồng, tuyển dụng giáo viên đảm bảo đáp ứng nhu cầu giáo viên cấp học mầm non theo quy định; đào tạo, tuyển dụng giáo viên chuyên ngành công tác đội, giáo viên Tiếng Anh để đảm bảo bố trí đủ số lượng cho bậc tiểu học. Đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí học tập và các nguồn khác đáp ứng nhu cầu sách giáo khoa, giấy vở viết cho học sinh; kinh phí hỗ trợ tổ chức nấu ăn nuôi dưỡng học sinh bán trú.

Đầu tư xây dựng đồng bộ theo thứ tự ưu tiên về cơ sở vật chất trường học, nhà ở cho học sinh bán trú, nhà bếp, nhà vệ sinh, nhà công vụ cho giáo viên. Đầu tư trang thiết bị dạy và học theo hướng đạt chuẩn đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học. Ưu tiên nguồn vốn của Nhà nước đầu tư, vốn từ các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia. Quy hoạch, giao đất cho các trường học đảm bảo diện tích cho xây dựng phòng học, nhà ở cho học sinh bán trú, phòng bộ môn, nhà ở giáo viên, nhà bán trú cho học sinh, sân chơi, vườn trường, các công trình nước sạch, nhà vệ sinh… theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia ở từng cấp học. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư của các tổ chức, cá nhân, huy động nguồn lực của nhân dân trên địa bàn để đầu tư, tu sửa, nâng cấp nhà lớp học, mua sắm trang thiết bị dạy học.

Hằng năm, các cấp uỷ, chính quyền, ngành Giáo dục thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc bâng cao chất lượng giáo dục vùng đặc biệt khó khăn; xây dựng và nhân rộng mô hình trường điển hình trong hoạt động giáo dục.
6 11 16
 
Lễ khai giảng năm học 2016-2017 Trường Bán trú THCS Pa Vệ Sử,
huyện Mường Tè

Để Đề án đi vào cuộc sống, cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo học tập, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án đảm bảo sát với yêu cầu, thực tiễn của địa phương, đơn vị, phát huy hiệu quả, thiết thực. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội từ tỉnh đến cơ sở cụ thể hoá nhiệm vụ, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh, vận động, tạo điều kiện tốt nhất cho con, em tới trường./.

Tác giả: Trung Tâm

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4230 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6021 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay14,274
  • Tháng hiện tại525,749
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,249,575
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down