Hiệu quả từ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Thứ hai - 17/06/2019 22:01 1.263 0
Sau 10 năm triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 264-TB/TW,ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực.
Tích cực áp dụng công nghệ trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Tích cực áp dụng công nghệ trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương về việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Tỉnh ủy đã lãnh đạo,chỉ đạo các huyện ủy, thành ủy, đảng đoàn, Ban cán sự đảng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch (chương trình hành động), tổ chức học tập, quán triệt Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 107-KL/TW của Ban Bí thư và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo tỉnhgắn với chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị; chỉ đạo, ban hành quyết định thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo Cuộc vận động cấp tỉnh, cấp huyện (có 8/8 huyện, thành phốthành lập Ban Chỉ đạo).UBND tỉnh cụ thể hóa các giải pháp về quản lý nhà nước của Chính phủ trong việc phối hợp thực hiện Cuộc vận động để tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của tỉnh.

Công tác thông tin tuyên truyền về Cuộc vận động được triển khai bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng: trên báo, đài, ấn phẩm của các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, hội nghị báo cáo viên các cấp, xúc tiến đầu tư, quảng bá, hội nghị, hội thảo(trong 10 năm: đã tổ chức 100 hội nghị báo cáo viên cấp tỉnh/12.000 lượt người; biên soạn 1.600 cuốn tài liệu, 2.600 tờ rơi, tờ gấp hỏi đáp; Đài PT-TH tỉnh 1.165 tin, 938 bài, phóng sự, chuyên mục; Báo Lai Châu 530 tin, bài, ảnh; ngành văn hóa thông tin tuyên truyền lồng ghép 125 buổi biểu diễn nghệ thuật, 585 buổi tuyên truyền lưu động, 605 lượt băng zôn, khẩu hiệu; Hội LHPN các cấp phối hợp tổ chúc 2.820 buổi tuyên truyền/225.800 hội viên; các cấp công đoàn tổ chức trên 7.350 buổi tuyên truyền/250.875 lượt CNVCLĐ; đoàn thanh niên tuyên truyền lồng ghép 2.800 buổi/150.000 lượt đoàn viên)... góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức trong toàn xã hội, người tiêu dùng đã tin tưởng, ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa sản xuất trong nước và ý thức, trách nhiệm của doanh nghiệp trong sản xuất hàng hóa từng bước được nâng cao (hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng từ 80-90% thị phần hàng hóa trên địa bàn tỉnh).

Quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề một cách bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu (tổ chức thành công Hội chợ thương mại Quốc tế năm 2014 với quy mô 350 gian hàng; hội chợ công nghiệp - thương mại vùng Tây Bắc năm 2015 với quy mô 187 gian hàng; hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng hóa thế mạnh của tỉnh tham gia 29 hội chợ triển lãm, thương mại, chương trình xúc tiến quảng bá du lịch tại một số tỉnh, thành phố trong nước; tổ chức 20 phiên chợ đưa hàng Việt về miền núi, vùng sâu, vùng xa trong tỉnh, các phiên chợ đã thu hút 250 doanh nghiệp tham gia và trên 30.000 lượt khách tham quan, mua sắm; thiết lập 03 mô hình thí điểm về điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam” tại huyện Phong Thổ, huyện Tân Uyên và thành phố Lai Châu...); tích cực cải cách thủ tục hành chính, áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp, người dân; thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng vật tư, hàng hóa sản xuất trong nước khi thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước (tổng kinh phí trong 10 năm là hơn 182,7 tỷ đồng).

Tăng cường quản lý nhà nước về thị trường,đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; gắn trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị có liên quan nếu để xảy ra tình trạng buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các đợt cao điểm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại trong các dịp lễ, tết; tăng cường công tác thanhtra, kiểm tra chuyên đề, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm pháp luật (từ năm 2009 đến nay, đã kiểm tra 21.763 lượt cơ sở, phát hiện, xử lý 8.380 vụ vi phạm, với tổng số tiền vi phạm hành chính và trị giá tang vật trên 39,5 tỷ đồng); tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn pháp luật cho hơn 31.214 lượt cơ sở, từ đó góp phần nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đối với chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. 

Bên cạnh những kết quả đạt được, sau 10 năm triển khai thực hiện Cuộc vận động trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ một số hạn chế như: một số cấp ủy, chính quyền chưa quan tâm đúng mức đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Cuộc vận động ở địa phương, đơn vị. Công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo tỉnh có lúc, có việc chưa hiệu quả; việc xây dựng kế hoạch triển khai Cuộc vận động có lúc còn chưa kịp thời. Trách nhiệm quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở một số nơi trong tổ chức thực hiện Cuộc vận động hiệu quả chưa rõ nét; một số cơ chế, chính sách chưa thật sự thông thoáng, chưa quyết liệt tháo gỡ khó khăn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng Việt.Công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm có mặt còn hạn chế. Việc xử lý các cá nhân, doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa quyết liệt.Một số doanh nghiệp còn chưa nâng cao ý thức, trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”trên địa bàn tỉnh, thời gian tới cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp như: Tăng cường tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Cuộc vận động, nhất là Luật bảo vệ người tiêu dùng, Thông báo Kết luận số 264-TB/TW của Bộ Chính trị, Kết luận số 107-KL/TW của Ban Bí thư, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về Cuộc vận động gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ quan, đơn vị.Tiếp tục phát động các phong trào thi đua hưởng ứng Cuộc vận động, rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hoá trong tỉnh; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, lưu thông của các doanh nghiệp để đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước các giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Nâng cao trách nhiệm quản lý, điều hành của các cấp chính quyền trong việc bổ sung, ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, quảng bá, mở rộng phân phối các sản phẩm thế mạnh của tỉnh nói riêng, các sản phẩm sản xuất trong nước nói chung. Tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tích cực tham gia các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn”. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thị trường, xử lý nghiêm các hành vi sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.

Phát huy vai trò, trách nhiệm của Ban Chỉ đạo các cấp tham mưu cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện Cuộc vận động, trọng tâm là kế hoạch thực hiện Cuộc vận động giai đoạn 2020-2030 sát với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hằng năm xây dựng kế hoạch hỗ trợ hoạt động ban chỉ đạo cấp huyện; tổ chức kiểm tra việc triển khai thực hiện Cuộc vận động ở Ban Chỉ đạo các cấp, các sở, ban, ngành có liên quan; định kỳ sơ, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Cuộc vận động./.

Tác giả: Đức Hiếu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1506 | lượt tải:61

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2106 | lượt tải:686

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2172 | lượt tải:238

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2313 | lượt tải:266

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1595 | lượt tải:231
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập121
  • Hôm nay39,229
  • Tháng hiện tại726,441
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,620,697
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down