Đảng bộ Tam Đường với mục tiêu phát triển rừng bền vững

Thứ ba - 02/03/2021 06:32 1.103 0
Phát triển rừng bền vững không chỉ góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai mà còn tạo thêm nguồn thu nhập, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Nhận thức rõ được ý nghĩa, tầm quan trọng đó, thời gian qua Đảng bộ huyện Tam Đường luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển rừng bền vững và đạt được những kết quả tích cực
Thảo quả dưới tán rừng nguyên sinh của người dân xã vùng cao huyện Tam Đường
Thảo quả dưới tán rừng nguyên sinh của người dân xã vùng cao huyện Tam Đường
Nằm ở cửa ngõ phía Đông bắc của tỉnh Lai Châu, huyện Tam Đường có tổng diện tích đất tự nhiên trên 66.000 ha, trong đó diện tích có rừng trên 33.000 ha. Nhận thức rõ nguồn lợi từ rừng, những năm qua Huyện ủy Tam Đường đã tập trung lãnh đạo triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm phát triển rừng bền vững.

Hằng năm Huyện ủy xác định công tác phát triển rừng trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và tập trung lãnh đạo thực hiện; Ủy ban Nhân dân huyện ban hành chỉ thị chỉ đạo về công tác bảo vệ, phòng, chống cháy rừng; năm 2020 HĐND huyện đã tiến hành khảo sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững (theo Kế hoạch số 104/KH-HĐND, ngày 19/8/2020). Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân về giá trị, nguồn lợi của rừng được coi trọng và tiến hành thường xuyên với nhiều hình thức phong phú. Cùng với việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thông đại chúng, công tác tuyên truyền miệng trực tiếp trong nhân dân cũng được đẩy mạnh. Lực lượng Kiểm lâm của huyện phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương, tổ chức các buổi tuyên truyền thông qua họp thôn, bản, lồng ghép trong sinh hoạt các đoàn thể... gắn với tổ chức cho Nhân dân ký cam kết về quản lý, bảo vệ rừng; qua đó, nhận thức về việc trồng, bảo vệ, chăm sóc và phát triển rừng được nâng lên.

Công tác quản lý nhà nước được tăng cường, hệ thống chỉ huy, điều hành, Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững từ huyện đến xã được kiện toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, hoạt động đi vào nền nếp, chất lượng được nâng lên; vai trò của các tổ chuyên trách bảo vệ và phát triển rừng các thôn, bản được phát huy, thường xuyên bám nắm địa bàn, vừa tham gia tuyên truyền, vận động người dân trồng và bảo vệ rừng, vừa chủ động phát hiện, tham mưu các cơ quan chức năng xử lý những vụ vi phạm Luật lâm nghiệp. Chỉ tính riêng năm 2019 các lực lượng chức năng của huyện đã phát hiện và xử lý 35 vụ vi phạm, phạt hành chính trên 180 triệu đồng và thu giữ nhiều tang vật. Đặc biệt do làm tốt công tác tuyên truyền, nhận thức của người dân về rừng được nâng lên, cùng với thực hiện tốt việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng (từ năm 2016 đền năm 2020 toàn huyện đã thực hiện chi trả 148 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ nhận khoán rừng được chi trả từ 3 đến 4 triệu đồng/năm), phong trào quần chúng tham gia bảo vệ, phát triển rừng có nhiều chuyển biến tích cực, Nhân dân các dân tộc, nhất là những hộ dân được hưởng lợi từ rừng đã tích cực hưởng ứng các phong trào trồng rừng, chủ động tham gia phòng, chống cháy rừng. Tình trạng vi phạm và diện tích rừng bị xâm hại, thiệt hại giảm rõ rệt; công tác trồng, phát triển rừng tăng từng năm, trong 5 năm (2015 - 2020) toàn huyện đã trồng mới gần 800 ha rừng, khoanh nuôi tái sinh 2.500 ha, góp phần nâng tổng diện tích rừng toàn huyện lên 33.117 ha, tăng 3.142 ha, tỷ lệ che phủ đạt 49% tăng 5,28%.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của Tam Đường cũng còn những khó khăn, hạn chế. Diện tích rừng của huyện phân bố rộng, địa hình chia cắt phức tạp, đồi núi dốc, gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo vệ. Công tác quy hoạch, bảo vệ phát triển rừng tại một số địa phương trong huyện chưa đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; ranh giới ba loại rừng, ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng vẫn chưa được xác định trên thực địa. Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự vào cuộc, có hiện tượng buông lỏng công tác quản lý, bảo vệ rừng. Một số tổ chuyên trách, chủ rừng, hộ nhận khoán bảo rừng chưa phát huy được tinh thần trách nhiệm trong quản lý, bảo vệ rừng; một số cộng đồng thôn, bản hoạt động không hiệu quả, nhất là trong việc cung cấp thông tin, tố giác các vụ vi phạm Luật lâm nghiệp chưa kịp thời; ý thức, trách nhiệm của một bộ phận nhân dân trong công tác chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng còn hạn chế; thậm chí một số ít người dân còn vi phạm tài nguyên rừng, lấn chiếm đất rừng, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất rừng; tình trạng cháy rừng, thảm thực vật trong diện tích đất lâm nghiệp còn xảy ra tại một số xã. Công tác phối hợp, thông tin liên lạc, báo cáo giữa những hộ, tổ nhận khoán rừng với Kiểm lâm địa bàn chưa thường xuyên, chưa kịp thời; cá biệt có hộ dân, tổ nhận khoán khi phát hiện khai thác trái phép nhưng sợ bị trừ tiền công nên không khai báo với cơ quan chức năng hoặc chính quyền địa phương...

Để khắc phục những khó khăn, hạn chế trên, phát triển rừng bền vững, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn lên 50,5% vào năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, Huyện ủy Tam Đường xác định cần tập trung lãnh đạo triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, với trọng tâm là: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở; của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư và mọi người dân trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng; làm cho mọi người dân thấy rõ được lợi ích từ rừng, vai trò quan trọng của rừng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu...; xác định công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, các hộ gia đình và của mọi người dân. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xây dựng quản lý, phân định, đánh mốc ranh giới các loại rừng phòng hộ, rừng sản xuất trên bản đồ và thực địa; phân định ranh giới quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng. Tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp địa giới hành chính; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng dân cư để rừng thực sự có chủ.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường vai trò quản lý của UBND cấp xã gắn với trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, cơ quan, đơn vị trong quản lý, bảo vệ rừng. Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống ban chỉ đạo cấp huyện, cấp xã, tổ chuyên trách bảo vệ rừng thôn, bản. Đồng thời, thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo phương châm: đúng, đủ, kịp thời; gắn mục tiêu bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân, nhất là những người làm nghề rừng. Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan và địa phương trong công tác tuần tra, kiểm tra, giám sát, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm Luật lâm nghiệp; thiết lập trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Chủ động và nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tiếp tục rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là đối với các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình, đường giao thông, dịch vụ, du lịch... kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất, kiến nghị thu hồi đất đối với các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp và rừng có sai phạm hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. Đồng thời, hằng năm cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần có kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, vận động toàn xã hội tham gia trồng rừng mới; trồng lại rừng sau khi khai thác, khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi rừng, nâng cao khả năng cung cấp nông sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng. Chủ động hợp tác giữa các địa phương lân cận, tăng cường trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ trong quản lý bảo vệ rừng, nhất là các khu vực giáp ranh...

Rừng là tài nguyên rất quý đối với đất nước nói chung và mỗi địa phương nói riêng, nhất là đối với huyện miền núi như Tam Đường, không những bảo vệ môi trường mà còn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của huyện trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy, bảo vệ và phát triển rừng là nhiệm vụ rất quan trọng, từ những giải pháp cụ thể trên và sự đồng thuận, quyết tâm trong triển khai thực hiện của các cấp, các ngành và mọi người dân, nhất định huyện Tam Đưỡng sẽ đạt được mục tiêu về phát triển rừng bền vững trong thời gian tới./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5997 | lượt tải:125

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 5638 | lượt tải:130

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 6645 | lượt tải:174

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 6587 | lượt tải:149

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 7819 | lượt tải:289
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập132
  • Hôm nay27,762
  • Tháng hiện tại554,723
  • Tháng trước10,542,355
  • Tổng lượt truy cập35,584,330
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down