Tăng cường bảo vệ môi trường để phát triển bền vững

Thứ hai - 09/11/2020 04:00 5.536 0
Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định: “Huy động các nguồn lực xây dựng Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”, đây là tầm nhìn có tính chiến lược, lâu dài, không chỉ đảm bảo cho tỉnh phát triển trong giai đoạn hiện nay mà phát triển mạnh mẽ vào những giai đoạn tiếp theo và để đảm bảo cho phát triển bền vững , một trong những yếu tố quan trọng là phải chú trọng bảo vệ môi trường.
Lai Châu thực hiện tái định cư gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường
Lai Châu thực hiện tái định cư gắn với bảo vệ, phát triển rừng và bảo vệ môi trường
Vấn đề môi trường và phát triển bền vững không phải bây giờ chúng ta mới đề cập, các nhiệm kỳ trước Đảng bộ tỉnh cũng đã xác định. Đây là vấn đề rất quan trọng, phù hợp với sự phát triển không phải chỉ của tỉnh ta mà là của tất cả các quốc gia trên thế giới và của cả nước. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, phát triển bền vững là tạo nguồn lực để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường chính là để đảm bảo cho sự phát triển bền vững. 

Quốc tế đã có nhiều hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững và đều có sự thống nhất, đó là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: (1) phát triển kinh tế (quan trọng nhất là tăng trưởng kinh tế); (2) phát triển xã hội (quan trọng nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm); (3) bảo vệ môi trường (quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng, chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Trong đó, tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Như vậy, bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển bền vững. 

Nhận thức được tầm quan trọng về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của địa phương, những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa và quyết liệt thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường và đạt được những kết quả quan trọng. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc trong tỉnh về bảo vệ môi trường được nâng lên. Công tác bảo vệ, phát triển rừng được quan tâm triển khai thực hiện, đến nay tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn tỉnh đạt trên 50%. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý và khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước, nhất là các công trình thủy điện trên địa bàn theo phương châm: vừa khai thác tốt tiềm năng thủy điện, vừa đảm bảo môi trường; hiện nay trên địa bàn tỉnh có 19 công trình thủy điện đang được vận hành, phát điện với tổng công suất lắp máy trên 2.200 MW, tổng sản lượng điện sản xuất giai đoạn 2016 - 2020 đạt trên 27,95 tỷ Kwh, đóng góp trên 50% nguồn thu ngân sách địa phương và nâng cao thu nhập từ rừng cho nông dân (chi trả môi trường rừng). Quản lý tốt việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; phòng tránh lãng phí nguồn tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. Đang từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn, góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp và phòng, chống ô nhiễm môi trường. Chương trình xây dựng nông thôn mới được triển khai đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực, các tiêu chí về môi trường được chú trọng triển khai thực hiện khá hiệu quả. Vấn đề môi trường đô thị, nông thôn được quan tâm; chương trình cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn được các cấp, các ngành và người dân thực hiện; các địa phương đã quan tâm đầu tư hệ thống thu gom và xử lý rác thải, thường xuyên kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Thực hiên tốt các hoạt động quan trắc môi trường, điều tra, thống kê các nguồn nước thải vào lưu vực sông các sông trên địa bàn (sông Đà, sông Nậm Mu, sông Nâm Na). Hiện nay 100% rác thải y tế, 94% rác thải sinh hoạt tại đô thị được thu gom, xử lý; 61% số xã đã thu gom tập trung rác thải sinh hoạt; 8/8 huyện, thành phố có bãi chôn lấp rác thải. Tỉnh đã tiếp nhận và quản lý, xử dụng hiệu quả 02 trạm quan trắc giám sát nguồn nước trên biên giới tại xã Ka Lăng (Mường Tè) và Ma Ly Pho (Phong Thổ)...

Tuy nhiên, hoạt động bảo vệ môi trường của tỉnh vẫn còn một số hạn chế: Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là cơ sở và một bộ phận người dân về môi trường và bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường chưa cao. Công tác quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường có mặt chưa đáp ứng yêu cầu. Một số nơi vẫn để xảy ra tình trạng chặt phá rừng; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng thiếu bền vững, thậm trí còn vi các quy định của phạm pháp luật về khai thác tài nguyên, khoáng sản. Chất lượng một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa bền vững, nhất là tiêu chí về môi trường một số xã vẫn còn thấp. Việc ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nông nghiệp thiếu bền vững (năng suất, chất lượng và giá trị sử dụng trên diện tích đất). 

Công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn nhiều hạn chế. Việc quản lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt, nguy hại; rác thải, chất thải sản xuất nông nghiệp có lúc, có nơi chưa chặt chẽ; công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt chỉ mới chủ yếu tập trung ở khu vự đô thị, chưa có hoặc rất ít hoạt động dịch vụ, vận chuyển, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn. Môi trường sống của một bộ phận nhân dân vùng nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa còn bị ô nhiễm. Các dự án điều tra cơ bản về môi trường, cơ sở dữ liệu môi trưởng phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển còn hạn chế; cơ sở, vật chất, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống ô nhiễm môi trường còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; việc kiểm soát hoạt động sản xuất, sả thải của doanh nghiệp có nơi còn hạn chế...

Trước thực trạng trên, để đảm bảo cho tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đề ra “Huy động các nguồn lực xây dựng tỉnh Lai Châu phát triển nhanh và bền vững”, vấn đề đặt ra đối với các cấp, các ngành và mọi người dân cần tập trung thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, với trọng tâm là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, của cán bộ, đảng viên, Nhân dân các dân tộc về ý nghĩa tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường vừa nâng cao chất lượng cuộc sống, vừa đảm bảo cho sự phát triển bền vững của tỉnh. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, mỗi người dân trong việc quản lý, bảo vệ môi trường; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, năng lượng; làm trong sạch, lành mạnh môi trường sống; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn và thu gom rác, hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần. Thực hiện tốt phương châm trong bảo vệ môi trường “Nói toàn cầu, làm địa phương”; ý thức, hành động của mỗi cá nhân trong sinh hoạt hằng ngày sẽ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, to lớn trong hoạt động bảo vệ môi trường, quyết định đến sự thành công trong quản lý, bảo vệ môi trường.

Chú trọng phát triển, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp; từng bước phát triển, ứng dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp; nhất là kỹ thuật bảo quản, đảm bảo an toàn thực phẩm; phát triển các mô hình sản xuất hữu cơ, sản xuất nông sản sạch nhằm phát triển sản xuất hàng hóa có lợi thế theo xu thế của thị trường. Ưu tiên ứng dụng công nghệ mới; công nghệ tiết kiệm năng lượng; công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. 

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư, ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, công nghệ sạch; thực hiện tốt công tác phòng ngừa, kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tập trung khôi phục và khoanh nuôi tái sinh rừng phòng hộ, đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất; nâng cao năng lực phòng, chống cháy rừng; đầu tư cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản; việc khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng đảm bảo theo đúng quy hoạch và được cấp phép theo tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

Tập trung xây dựng nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ môi trường sống của người dân. Chú trọng phát triển du lịch, phát triển sản phẩm phục vụ du lịch gắn với bảo vệ môi trường. Quản lý chặt chẽ xây dựng đô thị theo quy hoạch; rà soát, điều chỉnh, quy hoạch đô thị đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Tiếp tục đầu tư, từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị theo quy hoạch, nhất là đảm bảo hệ thống cấp nước sạch đô thị và vùng phụ cận, phấn đấu 99% dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước đô thị; quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, rác thải rắn và phát triển cây xanh ở các đô thị. Quản lý chặt chẽ quy hoạch kiến trúc đối với tất cả các đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tăng cường quản lý xây dựng, phát triển các điểm dân cư nông thôn tập trung, khu dân cư thôn bản, không để phát triển tự do, rải rác, khó khăn về hạ tầng thiết yếu; đồng thời coi trọng việc bảo vệ môi trường vùng nông thôn.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ môi trường cần quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tiếp tục tăng chi ngân sách đảm bảo tỷ lệ 1% ngân sách nhà nước dành cho công tác bảo vệ môi trường và tăng dần tỷ lệ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, phát huy sức mạnh của cộng đồng trong giám sát, phản biện xã hội và huy động nguồn lực để bảo vệ môi trường. Tăng cường phối hợp với tỉnh Vân Nam (Trung quốc) trong hoạt động kiểm soát chất lượng môi trường, nguồn nước qua biên giới. Duy trì hoạt động quan trắc môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường để dự báo và xử lý kịp thời các vùng, điểm có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; thực hiện các dự án điều tra, đánh giá chất thải để xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường, phục vụ công tác quản lý, định hướng phát triển./.

Tác giả: Đặng Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4230 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3884 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4853 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4805 | lượt tải:110

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6021 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập56
  • Hôm nay14,795
  • Tháng hiện tại527,876
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,251,702
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down