Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ở Lai Châu

Chủ nhật - 11/06/2017 02:47 2.585 0
Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt trên 50%; khoanh nuôi tái sinh và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung trên 100.000 ha; trồng mới rừng trên 10.000 ha, trong đó trồng rừng phòng hộ 2.060 ha, trồng rừng sản xuất, rừng kinh tế trên 8.000 ha; giá trị tổng sản phẩm ngành lâm nghiệp trong tổng giá trị sản phẩm ngành nông nghiệp và PTNT đạt 30%.
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh những năm qua được thực hiện tốt, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 46,8%
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh những năm qua được thực hiện tốt, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh lên 46,8%
Những năm qua, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được các cấp ủy, chính quyền, các ngành trong hệ thống chính trị của tỉnh quan tâm triển khai, đạt được những kết quả quan trọng. Bên cạnh bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, tỉnh đã quan tâm đầu tư trồng mới, khoanh nuôi, tái sinh, phục hồi rừng tự nhiên, trồng rừng kinh tế, rừng thay thế; chất lượng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất được nâng lên; các chính sách bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện hiệu quả, Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng,... đưa tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh đạt 46,8%; góp phần nâng cao đời sống cho Nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, tình trạng đốt, phá rừng, lấn chiếm đất rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái pháp luật ở một số nơi vẫn xảy ra; tiến độ giao, cho thuê rừng và thực hiện xã hội hóa phát triển rừng còn chậm. Việc tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đến với người dân chưa thường xuyên; phối hợp trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng của các cấp, các ngành có mặt thiếu động bộ. Nguyên nhân đầu tiên là do nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, chính quyền, địa phương, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa đầy đủ; cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ, trồng rừng có mặt chưa hợp lý; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ và năng lực hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở một số nơi còn hạn chế.

Để thực hiện Chỉ thị 13-CT/TW, ngày 12-01-2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, Chương trình hành động số 15-CTr/TU ngày 18-4-2017 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu thực hiện tốt quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường; nâng cao chất lượng rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị dịch vụ môi trường rừng, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả phát triển lâm nghiệp bền vững, gia tăng giá trị ngành lâm nghiệp; tạo việc làm, giảm nghèo, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh cũng đã đề ra 6 nhiệm vụ, giải pháp, trong đó đáng chú ý là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và mọi cá nhân đối với việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; để mỗi thành viên trong xã hội thấy rõ được vai trò quan trọng của rừng đối với bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu và đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Chính vì vậy, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tổ chức, cá nhân trong xã hội; phải tăng cường hoạt động giám sát của người dân, các cơ quan dân cử, thông tin đại chúng; đưa vào hương ước, quy ước thôn, bản, khu dân cư. Tích cực biên soạn, phát hành các ấn phẩm, tài liệu tuyên truyền các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc thiểu số.
10 6 17
 
Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tổ chức, cá nhân trong xã hội

Quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả; thường xuyên kiện toàn, củng cố tổ chức, bộ máy, phân công rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành từ tỉnh đến cơ sở, bố trí đủ lực lượng kiểm lâm để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp với chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, điều kiện thực tiễn của địa phương, bảo đảm tính đồng bộ, hiệu quả, khả thi. Chi trả dịch vụ môi trường rừng gắn với trách nhiệm của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hưởng lợi; quản lý, triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách đầu tư phát triển rừng, đảm bảo các nguồn vốn được thực hiện đúng quy định. Gắn bảo vệ, phát triển rừng với hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, bảo đảm đời sống, việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng cao biên giới và người dân làm nghề rừng. Có cơ chế khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tăng cường phối hợp giữa các ngành, các cấp, nhất là lực lượng chức năng để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; thiết lập kỷ cương, trật tự trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng, hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng; ngăn chặn tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ, lâm sản trái pháp luật. Quản lý chặt chẽ tình trạng di dân tự do ở cả nơi đi và nơi đến.

Đối với các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội có tác động tiêu cực tới diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên, rừng phòng hộ; các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, nhất là các dự án phát triển thủy điện, khai thác khoáng sản, dịch vụ du lịch,... phải được rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với các dự án cải tạo rừng tự nhiên, dự án chuyển đổi rừng sang sản xuất nông nghiệp,... Kiên quyết đình chỉ, thu hồi đất đối với dự án chuyển đổi mục đích sử dụng rừng có sai phạm hoặc có nguy cơ gây thiệt hại lớn về rừng, môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và đời sống của người dân vùng dự án; xử lý nghiêm minh, công khai, minh bạch các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác thẩm định, phê duyệt, cấp phép đầu tư. Đánh giá hiệu quả gắn với điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới hoạt động của tổ chức chuyên trách bảo vệ rừng thôn bản; xã hội hóa mạnh hoạt động bảo vệ và phát triển rừng gắn với phát triển lâm nghiệp cộng đồng.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều tra, đo đạc, xây dựng hồ sơ, quản lý, phân định, đóng mốc ranh giới các loại rừng trên bản đồ và thực địa đến đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn; ranh giới lâm phận quốc gia và ranh giới quản lý rừng của các chủ rừng. Quản lý rừng gắn với giao đất rừng và sử dụng đất rừng đúng mục địch; khắc phục và giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia định năm 2018.
11 6 17
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; thiết lập kỷ cương, trật tự trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức địa phương phải luôn xác định quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là trách nhiệm của mình; là nhiệm vụ chính trị thường xuyên; phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được xác định trong các nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, địa phương phải chịu trách nhiệm chính đối với các vụ phá rừng, cháy rừng, mất rừng thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn mình quản lý hoặc để cho các tổ chức, cá nhân cấp dưới vi phạm các quy định pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Bảo vệ và quản lý tốt diện tích rừng hiện có; đồng thời đẩy mạnh trồng rừng phòng hộ, sản xuất và rừng kinh tế với các loại cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, cây có giá trị kinh tế cao, cây đa mục đích; khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh, phục hồi rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, hiệu quả kinh tế, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng; ngăn chặn kịp thời tình trạng suy thoái rừng; giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi diện tích rừng phòng hộ tại các khu vực ít xung yếu sang rừng sản xuất; không chuyển mục đích diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào trồng rừng; quản lý, thực hiện tốt các quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh về bảo vệ và phát triển rừng; đẩy mạnh liên kết, hợp tác theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng; ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi diễn biến rừng.

Tích cực, chủ động hợp tác, hội nhập quốc tế về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện tốt các cam kết quốc tế phù hợp với lợi ích quốc gia và thông lệ quốc tế. Đẩy mạnh hợp tác với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, bảo đảm công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản hiệu quả, chặt chẽ. Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn tài trợ nước ngoài cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng là một nhiệm vụ mang tính xã hội. Vì vậy, cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân hãy nêu cao tinh thần, trách nhiệm, đóng góp sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta./.

Tác giả: Lê Công

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5034 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4692 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5678 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5626 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6856 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập171
  • Hôm nay21,170
  • Tháng hiện tại499,564
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,891,650
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down