Đánh thức tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch Lai Châu

Chủ nhật - 07/05/2017 03:17 1.445 0
Mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh là dựa trên tiềm năng, thế mạnh với các loại hình: Du lịch cộng đồng gắn với phát huy giá trị văn hóa di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp; nâng cao chất lượng dịch vụ; kết nối sản phẩm nội vùng, liên vùng; đưa Lai Châu trở thành điểm đến hấp dẫn của khu vực Tây Bắc. Phấn đấu đến năm 2020, du lịch Lai Châu trở thành ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong cơ cấu khối dịch vụ.
Đèo Ô Quy Hồ dài gần 50 km, trong đó 2/3 con đường thuộc địa phận huyện Tam Đường - Lai Châu, phần còn lại nằm ở phía Sa Pa - Lào Cai
Đèo Ô Quy Hồ dài gần 50 km, trong đó 2/3 con đường thuộc địa phận huyện Tam Đường - Lai Châu, phần còn lại nằm ở phía Sa Pa - Lào Cai
Lai Châu là tỉnh biên giới Tây Bắc của Tổ quốc, có quốc lộ 4D, 32, 12, 279 nối Lai Châu với Hà Nội - Điện Biên - Sơn La - Lào Cai - Yên Bái, có đường biên giới giáp với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; nơi sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên và di tích danh thắng có giá trị như: động Pusamcap, Tiên Sơn, thác Tác Tình, cảnh quan dọc Sông Đà, cao nguyên Sìn Hồ, Dào San, đỉnh Putaleng (3.049m), đỉnh Bạch Mộc Nương Tử (3.045m)… cùng với sự đa dang, phong phú trong văn hóa bản địa từ lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, trang phục, ẩm thực, kiến trúc nhà đến làn điệu dân ca dân vũ... Ngoài sự giao thoa về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên Lai Châu còn là mảnh đất có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới núi cao quanh năm mát mẻ, con người hiền hòa, thân thiện và mến khách… Đó là những điều kiện thuận lợi để Lai Châu khai thác phát triển loại hình du lịch như: tham quan, sinh thái, nghỉ dưỡng, nghiên cứu văn hóa…

Trong những năm qua, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh về vị trí, vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được nâng lên. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng, tăng nhanh về cả chất lượng và số lượng, hiện nay có 100 cơ sở lưu trú du lịch với 1690 phòng; công suất sử dụng phòng đạt 60%/năm; số ngày lưu trú bình quân đạt 1,8 ngày/người, mức chi tiêu bình quân khách du lịch đạt 1,2 triệu đồng/người; 127 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống; 02 đơn vị kinh doanh lữ hành; đã hình thành các trung tâm mua sắm, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ viễn thông, ngân hàng... Thị trường khách du lịch ngày càng được mở rộng, lượng khách du lịch năm 2016 đạt 220 nghìn lượt người, doanh thu đạt 342 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 13,5%/năm (trong đó khách quốc tế đạt 14,9%/năm). Tỉnh đã xây dựng được 02 tuyến, 13 điểm du lịch địa phương; sản phẩm chủ yếu là du lịch sinh thái, cộng đồng tại bản Hon, bản San Thàng, bản Gia Khâu, bản Sin Súi Hồ, bản Vàng Pheo; chợ phiên tại San Thàng, chợ Dào San, chợ thị trấn Sìn Hồ; tham quan danh lam thắng cảnh động Pusamcap, động Tiên Sơn, núi Đá Ô, đèo Hoàng Liên, động Gia Khâu…; du lịch làng nghề hợp tác xã Nà Cang, làm bánh dân tộc Giáy - San Thàng; du lịch tâm linh (Bia và đền thờ Vua Lê Thái Tổ); du lịch nông nghiệp khu vực Tam Đường, Tân Uyên; du lịch lòng hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát…; du lịch mạo hiểm Putaleng; Bạch Mộc Nương Tử… Du lịch Lai Châu đã và đang có sự phát triển, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao thu nhập cho người lao động.

Tuy nhiên, du lịch Lai Châu phát triển còn chậm, phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của tỉnh; thu ngân sách từ dịch vụ du lịch thấp; đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch chưa đồng bộ; hệ thống giao thông kết nối tới các điểm du lịch chưa thuận lợi; thiếu các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm quy mô và chất lượng cao để tạo sức hấp dẫn, kéo dài thời gian lưu trú của khách.

Công tác quản lý Nhà nước còn hạn chế: Chưa có quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch; việc triển khai, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh chậm. Công tác quảng bá, xúc tiến du lịch chưa hiệu quả; thông tin đăng tải trên website chưa đầy đủ, kịp thời, chưa được đăng tải trên các website du lịch thế giới. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, thiếu sự hấp dẫn; chất lượng dịch vụ thấp, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh và năng lực đầu tư hạn chế. Mức độ tham gia của cộng đồng dân cư vào hoạt động du lịch tại các khu, điểm du lịch còn ít. Nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh chưa được quan tâm đào tạo đúng mức, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao về du lịch.

Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do nhận thức về phát triển du lịch của các cấp, các ngành chưa toàn diện, nhiều địa phương chưa có định hướng phát triển, thiếu cơ chế và giải pháp đột phá để khuyến khích đầu tư phát triển du lịch; chưa phát huy sức mạnh tổng hợp các thành phần kinh tế trong phát triển du lịch; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch chưa được quan tâm đúng mức, nhất là hạ tầng giao thông; nguồn nhân lực phục vụ phát triển du lịch chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến du lịch chưa được chú trọng, thiếu tính chuyên nghiệp; công tác quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều bất cập, chồng chéo.
4 5 17
 
Cao nguyên Sìn Hồ là một vùng du lịch tiềm năng của tỉnh Lai Châu,
được ví như Sa Pa thứ 2 của Việt Nam

Để đánh thức tiềm năng, lợi thế, phát triển du lịch Lai Châu theo mục tiêu đã đề ra, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phải đưa ra được các giải pháp đủ mạnh để triển khai ngay nhiệm vụ phát triển thị trường du lịch, dịch vụ và sản phẩm du lịch, tuyến du lịch. Trong đó chú trọng các giải pháp từ cơ chế, chính sách để phát triển thị trường du lịch nội địa và quốc tế bằng các hoạt động xúc tiến, quảng bá và liên kết phát triển du lịch; thu hút nguồn lực xã hội đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch, dịch vụ du lịch, hệ thống tuyến du lịch trên cơ sở khai thác các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, từ đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch; chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch; hướng dẫn viên thuyết minh viên du lịch; đến các nghệ nhân dân gian và kiến thức du lịch cộng đồng cho Nhân dân... Thực hiện tốt việc quy hoạch chi tiết các khu du lịch như Cao nguyên Sìn Hồ, Sin Suối Hồ, Thác Tác Tình, Mường So, đèo Hoàng Liên Sơn...; gắn với thu hút nguồn lực đẩy nhanh đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch, nhất là hệ thống giao thông, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động du lịch.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền về du lịch. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và người dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay; tạo sự đồng thuận, nhất quán về quan điểm phát triển du lịch, tạo động lực, để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Đẩy mạnh hoạt động thông tin tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch; tự giác, tích cực tham gia giữ gìn an ninh trật tự, vệ sinh môi trường; tăng cường thực hiện nếp sống văn minh, có thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch.

Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch theo hướng tập trung nguồn lực và gắn bó chặt chẽ với truyền thông để tạo hiệu quả tuyên truyền rộng rãi. Tăng cường tính liên kết, mở rộng, phát triển các thị trường khách đến du lịch Lai Châu. Đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng du lịch của tỉnh; tổ chức các chương trình khảo sát tour, tuyến điểm du lịch cho các doanh nghiệp du lịch và các cơ quan thông tấn báo chí. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ du lịch.

Triển khai, thực hiện các đề án, quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch đã được phê duyệt đảm bảo chặt chẽ, nhất quán và hiệu quả thông qua hoạt động khai thác nguồn tài nguyên du lịch và nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch. Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác tham mưu về quản lý, phát triển du lịch. Đổi mới phương thức hoạt động, thực hiện cải cách hành chính và tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng, kiến trúc, môi trường, an ninh trật tự… có phân công, phân cấp rõ ràng, hướng dẫn và kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh du lịch hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, tạo động lực để phát triển du lịch bền vững. Tăng cường kiểm tra, hướng dẫn thực hiện đúng các quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch, lữ hành, quảng cáo đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách. Xây dựng quy chế quản lý phù hợp đối với các khu, tuyến, điểm du lịch đã được công nhận; xây dựng các cam kết về quản lý liên ngành tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế chính sách, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển du lịch. Lựa chọn để tập trung đầu tư, từng bước hình thành một số khu, điểm, cơ sở du lịch chất lượng cao, có tính đột phá để thu hút du khách trong nước và quốc tế. Nghiên cứu xây dựng chính sách đầu tư phát triển sản phẩm du lịch. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý nhà nước về du lịch. Tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý về du lịch, tuyển chọn, bố trí, sắp xếp cán bộ làm du lịch ở các cấp. Thành lập Hiệp hội du lịch tỉnh; thành lập các Ban quản lý du lịch tại các khu du lịch, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch đảm bảo chất lượng, số lượng, phù hợp về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh và hội nhập quốc tế, tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ lao động từ nông nghiệp, nông thôn sang lĩnh vực dịch vụ du lịch. Đa dạng hóa phương thức đào tạo; khuyến khích đào tạo tại chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đưa vào các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trên địa bàn tỉnh các loại hình đào tạo cán bộ quản lý, nhân viên chuyên trách và người lao động trong lĩnh vực du lịch. Thường xuyên mở các lớp đào tạo về nghiệp vụ du lịch.
5 5 17
 
Vẽ đẹp kỳ diệu của Động Pu Sam Cáp - thành phố Lai Châu

Tăng cường đầu tư kinh phí từ ngân sách Nhà nước kết hợp với huy động các nguồn vốn nhất là kinh phí từ ngoài ngân sách, trong đó: Nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước tập trung đầu tư phát triển sản phẩm du lịch; khôi phục làng nghề; xây dựng các bãi đỗ xe tại một số điểm du lịch; xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch; tuyến du lịch; đào tạo nguồn nhân lực cho người dân tại các điểm du lịch; xúc tiến quảng bá; liên kết phát triển du lịch và đầu tư xây dựng các trạm dừng chân trên các tuyến du lịch, nhà vệ sinh công cộng tại các điểm du lịch, biển báo, biển chỉ đường, hỗ trợ trang thiết bị phục vụ du lịch cho các điểm du lịch... Nguồn ngoài ngân sách tập trung cho Quy hoạch các khu du lịch; đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng du lịch cho cơ sở hoạt động du lịch; đầu tư cơ sở vật chất, chuyên ngành (các khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, mua sắm quy mô lớn).

Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút các nguồn đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, huy động tối đa nguồn lực của nhân dân tham gia vào đầu tư phát triển du lịch địa phương; thực hiện lồng ghép nhiều chương trình dự án, đề án để tăng cường nguồn lực đầu tư thực hiện Đề án như: Các nguồn vốn ODA, BIDV, FDI; Chương trình du lịch, các dự án phi chính phủ... để phát triển du lịch; gắn với tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra về phát triển du lịch như trên chính là các bước để hiện thực hóa nhiệm vụ Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh xác định: "Phát triển du lịch tương ứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Tăng cường quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, khai thác hiệu quả các điểm du lịch. Đẩy mạnh xây dựng các tour, tuyến, điểm du lịch; tận dụng lợi thế về tiềm năng di sản, thiên nhiên, phát triển các loại hình du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, sinh thái, nghỉ dưỡng; liên kết tua du lịch với các tỉnh Lào Cai, Điện Biên, với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc"./.

Tác giả: Thu Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5034 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4692 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5678 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5626 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6856 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập151
  • Hôm nay21,170
  • Tháng hiện tại500,120
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,892,206
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down