Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội

Thứ ba - 20/08/2019 03:02 1.282 0
Sau 5 năm quán triệt và thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội”, với tinh thần quyết tâm tỉnh Lai Châu đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đao Ngân hàng CSXH Việt Nam chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đao Ngân hàng CSXH Việt Nam chủ trì Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư
Nhận thức được vai trò quan trọng của tín dụng chính sách xã hội trong công tác giảm nghèo, tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, những năm qua Đảng bộ tỉnh đã quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội” và đạt được những kết quả quan trọng bước đầu.

Tỉnh ủy đã ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW; trên cơ sở đó Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện. Cấp ủy, chính quyền các cấp thường xuyên tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, nhận thức về vai trò của tín dụng chính sách xã hội được nâng lên. Hoạt động tín dụng chính sách xã hội được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ bằng nhiều biện pháp thiết thực. Hằng năm tỉnh và các địa phương đã giành một phần ngân sách địa phương bổ sung nguồn vốn cho vay đối với các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn; hố trợ lãi suất cho vay đối với các dự án theo Nghị quyết 51 của Hội đồng Nhân dân tỉnh tại 23 xã biên giới; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội. Công tác điều tra, xác định đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách được tiến hành đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình, đúng đối tượng ngay từ khi bình xét tại thôn, bản và được UBND xã xét duyệt, trình UBND huyện phê duyệt; Ngân hàng Chính sách xã hội căn cứ cho vay theo đúng quy định. Chính quyền các địa phương phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Chính sách xã hội thành lập được 1.495 tổ TK&VV tại các thôn, bản khu dân cư; tổ chức mở các lớp tập huấn, dạy nghề chuyển giao công nghệ với hoạt động cho vay vốn, giúp hộ vay sử dụng vốn vay có hiệu quả; từ năm 2015 đến tháng 6/2019 đã mở được 926 lớp tập huấn cho 3.407 lượt cán bộ cán bộ đoàn thể quần chúng các cấp và 13.146 lượt  cán bộ ban giảm nghèo, trưởng bản, ban quản lý tổ TK&VV.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm trong việc thực hiện tín dụng chính sách, nhất là trong việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về tín dụng chính sách xã hội đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; nâng cao hiệu quả giám sát của toàn dân đối với công tác tín dụng chính sách xã hội. Các tổ chức đoàn thể thực hiện tốt nội dung công tác ủy thác với Ngân hàng Chính sách dư nợ hằng năm tăng từ 10% đến 15% trên tổng dư nợ, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng lên. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách trong việc hướng dẫn bình xét đối tượng vay vốn; kiểm tra, giám sát, đôn đốc thu hồi nợ đến kỳ hạn; hướng dẫn đoàn viên, hội viên sử dụng vốn vay có hiệu quả; chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức đoàn thể cơ sở xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh điển hình, giúp nhau vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã tích cực, chủ động trong công tác huy động nguồn lực tài chính, tranh thủ tối đã nguồn vốn của Trung ương, địa phương để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng được vay. Chỉ đạo Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách các cấp thực hiện tốt việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng, Nhà nước đến các hộ nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn; phân bổ kịp thời, đúng quy định nguồn vốn các chương trình tín dụng; cho vay đúng đối tượng hưởng thụ và phát huy hiệu quả nguồn vốn; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tín dụng chính sách tại các địa phương, đơn vị, kịp thời phát hiện, xử lý khắc phục những hạn chế, thiếu sót.

Bằng những biện pháp thiết thực trên, hoạt động tín dụng chính sách của tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Đã phát huy được vai trò của cả hệ thống chính trị vào thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW. Các nguồn vốn cho vay của Chính phủ đã đến đúng các đối tượng được vay, từ năm 2015 đến tháng 6/2019 đã có 77.698 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách với 2.852.116 triệu đồng. Nguồn vốn vay đã được sử dụng đúng mục đích và hiệu quả, góp phần giúp trên 18.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo; 327 sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn yên tâm học tập; tạo việc làm cho 4.857 lao động; giúp cho trên 1.300 hộ nghèo và các gia đình chính sách xây dựng được nhà ở vững chắc và hàng chục nghìn công trình nước sạch, nhà vệ sinh gia đình đã được xây dựng... góp phần quan trọng hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen trên địa bàn, tạo sự ổn định xã hội vùng nông thôn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó việc thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh cũng còn những hạn chế: Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chỉ thị, nắm tình hình việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội chưa sâu, chưa chắc; chất lượng tín dụng một số nơi chưa cao, một bộ phận hộ nghèo chưa được tiếp cận nguồn vồn hoặc được tiếp cận nhưng còn hạn chế. Sự phối hợp giữa Ngân hàng Chính sách và các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức hội, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và hướng dẫn các hộ vay chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có lúc, có nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp...

Để khắc phục những hạn chế trên, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư; Công văn số 434-CV/TU, ngày 28/9/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình tín dụng chính sách xã hội, đòi hỏi cần tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện Chỉ thị; nhất là phát huy tốt vai trò Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, tổ chức hội các cấp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc về vai trò của việc thực hiện tín dụng chính sách xã hội đối với việc xây dựng và phát triển của địa phương trong thời gian tới; gắn việc tuyên truyền về chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi với tuyên truyền cảnh báo về tác hại của tín dụng đen đối với các gia đình và sự ổn định xã hội, nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen xâm nhập vào địa bàn, nhất là khu vực nông thôn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn; phát huy tốt vai trò của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội các cấp, của Chủ tịch UBND cấp xã và của các tổ chức chính trị xã hội trong công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những hạn chế, thiếu sót và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tín dụng chính sách xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ, chương trình khuyền nông, khuyên lâm, khuyến ngư, giúp các đối tượng được vay sử dụng vốn vay hiệu quả. Chi nhành Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, chất lượng giao dịch tại xã, chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV; tăng cường tập huấn, phổ biến quy trình, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động thuộc Ngân hàng Chính sách xã hội, cán bộ các tổ chức hội, đoàn thể, trưởng thôn, bản, ban giảm nghèo, ban quản lý tổ TK&VV. Các tổ chức chính trị xã hội các cấp quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng ủy thác, chất lượng hoạt động của tổ TK&VV, chuyển tải kịp thời, có chất lượng vốn tín dụng chính sách đến các đối tượng thụ hưởng, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Tuy còn một số khó khăn, hạn chế, nhưng những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, là động lực quan trọng để Lai Châu tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư và những nhiệm vu, giải pháp về chương trình tín dụng chính sách xã hội trong thời gian tới, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu chương trình về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội, xây dựng Lai Châu ổn định và ngày càng phát triển./. 

Tác giả: Trường Giang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 826 | lượt tải:34

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 1119 | lượt tải:417

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 1061 | lượt tải:47

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 1449 | lượt tải:55

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 800 | lượt tải:43
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập110
  • Hôm nay30,150
  • Tháng hiện tại959,958
  • Tháng trước827,554
  • Tổng lượt truy cập26,819,736
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down