Những chuyển biến tích cực trong ứng dụng công nghệ thông tin ở Lai Châu

Thứ tư - 12/06/2019 04:20 1.642 0
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, cán bộ, đảng viên và Nhân dân về đẩy mạnh ứng dụng CNTT có nhiều chuyển biến tích cực. Ứng dụng CNTT vào hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được quan tâm thực hiện. Tỉnh đã chú trọng đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng CNTT; tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh mạng; củng cố nguồn nhân lực CNTT... góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực.
Hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh được đầu tư phát triển khá nhanh
Hạ tầng kỹ thuật CNTT của tỉnh được đầu tư phát triển khá nhanh
Nổi bật nhất là việc ứng dụng CNTT vào hoạt động của các cơ quan nhà nước, triển khai phần mềm Quản lý văn bản và điều hành điện tử, đến nay 42/42 đơn vị cấp tỉnh; 08/08 đơn vị cấp huyện; 108/108 đơn vị cấp xã đã đưa vào sử dụng hệ thống; tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi nội bộ trong tỉnh đạt mức cao (80%); tỷ lệ văn bản phát hành ký số và gửi nhận qua hệ thống đã tăng đáng kể (18,6%), hoàn thành kết nối liên thông với Trục văn bản Quốc gia và nhận, gửi văn bản điện tử; sử dụng phần mềm quản lý cán bộ công chức, viên chức tỉnh, quản lý đảng viên lên phiên bản 3.0.Tỷ lệ cán bộ, công chức sử dụng thư điện tử (email) trong công việc tại các cơ quan đạt 50% (chỉ tính những cán bộ được cấp hộp thư điện tử). Duy trì, nâng cao chất lượng hoạt động Cổng thông tin điện tử tỉnh phục vụ người dân và doanh nghiệp tìm kiếm thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, các thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh, các huyện, các sở, ban, ngành trong tỉnh. Hệ thống một cửa điện tử được duy trì và phát huy hiệu quả tại 100% đơn vị cấp tỉnh, 8/8 đơn vị cấp huyện và nhiều đơn vị cấp xã.

Quan tâm bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cập nhật ứng dụng CNTT theo chuẩn, đồng thời mở lớp đào tạo an toàn an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách hoặc phụ trách CNTT tại các cơ quan, đơn vị; tập huấn lồng ghép với triển khai hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin; nâng cao trình độ nghiệp vụ quản lý nhà nước về CNTT, kiến thức, kỹ năng về tin học..., góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hạ tầng CNTT toàn tỉnh được nâng cấp hằng năm, tỷ lệ máy tính được kết nối Internet cấp tỉnh, huyện là 100%; cấp xã là 80%. 100% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, 66% cán bộ, công chức cấp xã được trang bị máy tính. Tỷ lệ mạng nội bộ của các cơ quan, đơn vị trang bị hệ thống đảm bảo an toàn, an ninh thông tin như tường lửa, phát hiện và phòng, chống truy cập trái phép; trang bị phần mềm quét virus, lọc thư rác đạt trên 70%; tỷ lệ máy tính được cài đặt phần mềm diệt virus có bản quyền và miễn phí đạt khoảng 74%.

Mạng lưới truyền dẫn, mạng chuyên dụng, internet băng thông rộng đáp ứng nhu cầu kết nối của hầu hết các đơn vị hành chính nhà nước, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có 21 cơ quan, đơn vị sử dụng đường truyền số liệu chuyên dùng; 93% xã kết nối mạng LAN, đáp ứng được nhu cầu trao đổi dữ liệu trong nội bộ cơ quan.Hệ thống phòng phục vụ hội nghị trực tuyến đã được triển khai tại Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh và nhiều sở, ban, ngành, 8 huyện, thành phố; một số địa phương đã triển khai đến cấp xã (huyện Tam Đường, huyện Mường Tè, huyện Nậm Nhùn, huyện Phong Thổ...).

Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được trang bị đầy đủ để tích hợp các hệ thống phần mềm như: Hệ thống hộp thư công vụ, hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các Trang thông tin điện tử thành viên. Duy trì hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành tại các cơ quan quản lý nhà nước, phục vụ hiệu quả công tác quản lý của các ngành, địa phương; 100% huyện có hệ thống phần mềm chuyên ngành cho các lĩnh vực như quản lý tài chính, tài sản công; quản lý cán bộ, công chức; quản lý tài nguyên, bản đồ địa chính, giáo dục, đối tượng chính sách người có công,...

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm quản lý nhân sự, kế toán tài chính, quản lý quan hệ khách hàng, mua hàng, quản lý tồn kho, quản lý dự án;… các tổ chức, đơn vị kinh tế nhà nước ứng dụng CNTT vào quản trị sản xuất, kinh doanhgiúp phân tích, tìm nguyên nhân, cải tiến, loại bỏ hạn chế và đề xuất hướng giải quyết làm cho quản lý sản xuất, kinh doanh thuận lợi, hiệu quả hơn.Toàn tỉnh hiện có trên 90% doanh nghiệp sử dụng Internet phục vụ công việc; một số doanh nghiệp đã có website. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã triển khai sử dụng các phần mềm văn phòng (như Word, Excel...), thư điện tử và một số doanh nghiệp có triển khai sử dụng phần mềm ERP, phần mềm xác lập quy trình sản xuất, quản lý khách hàng, quản lý nguyên liệu, quản lý tài chính kế toán. 40% hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, cơ sở phân phối hiện đại, cung cấp điện, nước, viễn thông sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ thanh toán và thanh toán qua phương tiện điện tử; ngành Y tế đã ứng dụng CNTT trong quản lý hồ sơ, bệnh án, công tác khám, chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh và các trung tâm y tế huyện; ngành Giáo dục đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý bảng điểm, hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, có 78% giáo viên các trường học ứng dụng CNTT trong giảng dạy... 

Hầu hết các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện tốt các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin. Tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức về chuyên môn và kỹ năng sử dụng CNTT, đảm bảo an toàn thông tin mạng cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT. Chỉ đạo các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp kiểm tra, rà soát, đánh giá tổng thể công tác đảm bảo an toàn thông tin; tổ chức thực hiện các biện pháp kỹ thuật cơ bản đảm bảo an toàn thông tin cho trang thông tin điện tử.Thực hiện tốt công tác cảnh báo, phòng chống tấn công mạng vào hệ thống thông tin của tỉnh. Công tác kiểm tra, đánh giá về an toàn, an ninh thông tin được thực hiện lồng ghép trong kế hoạch kiểm tra ứng dụng CNTT của các cơ quan, đơn vị hằng năm.

Bên cạnh những kết quả tích cực, hạn chế hiện nay trong ứng dụng CNTT của tỉnh có thể thấy rõ là Trung tâm tích hợp dữ liệu quy mô nhỏ, chưa đáp ứng yêu cầu triển khai hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh theo kiến trúc Chính quyền điện tử. Mức độ, hiệu quả ứng dụng dịch vụ công trực tuyến còn thấp, cơ sở dữ liệu tập trung chưa hoàn thiện, số lượt người dân khai thác thông tin trên cổng thông tin điện tử còn ít, số hồ sơ nộp trực tuyến mức độ 3, 4 chưa cao. Hạ tầng đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật thông tin chưa đáp ứng yêu cầu, hệ thống phòng chống virus chưa đồng bộ, chỉ mới triển khai đơn lẻ tại các máy trạm.Các thiết bị đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống máy chủ, mạng LAN của các cơ quan được trang bị còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo an toàn thông tin theo cấp độ.Hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn và hệ thống chỉ tiêu đánh giá vềCNTT của tỉnh chưa đầy đủ. Cơ chế tài chính và đầu tư cho CNTT; chính sách đẩy mạnh ứng dụng CNTT và chế độ đặc thù đối với cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách CNTT trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp còn thiếu. Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu, đặc biệt là cán bộ CNTT có trình độ cao về bảo mật và an ninh mạng. Năng lực, kỹ năng ứng dụng phần mềm CNTT của cán bộ, công chức còn hạn chế, đặc biệt ở cấp xã. Việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực CNTT và an toàn thông tin chưa đáp ứng yêu cầu.

Trong những năm tới, sự phát triển nhanh của CNTT, nhất là internet và mạng xã hội tiếp tục tác động mạnh mẽ đến an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa,...việc tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển CNTT là cần thiết và cấp bách, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.Cần rà soát, chỉnh sửa, bổ sung nhiệm vụ ứng dụng, phát triển CNTT trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy ứng dụng, phát triển CNTT trong quản lý nhà nước, quản lý sản xuất kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp. Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho ứng dụng, phát triển CNTT; ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các chương trình, kế hoạch, dự án ứng dụng, phát triển CNTT, đào tạo nguồn nhân lực CNTT phù hợp với đặc thù phát triển của tỉnh. Có chính sách đãi ngộ thu hút nhân lực chất lượng cao chuyên trách CNTT trong cơ quan nhà nước. 

Hoàn thiện theo hướng đồng bộ hạ tầng CNTT từ tỉnh đến cơ sở, nhất là hệ thống mạng, trang thiết bị máy tính phục vụ người dân, doanh nghiệp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính các cấp. Nâng cấp, hoàn thiện Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh, hạ tầng kỹ thuật CNTT, thiết bị hạ tầng phòng họp trực tuyến tỉnh, huyện, xã bảo đảm an toàn thông tin. Tập trung xây dựng hệ thống mạng cáp quang băng thông rộng đến các xã, phường, thị trấn, thôn, bản trên địa bàn tỉnh. Triển khai hạ tầng giao thông thông minh, y tế thông minh, giáo dục thông minh. 

Hoàn thiện hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành trực tuyến triển khai dùng chung, kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu giữa các hệ thống thông tin nội bộ giữa các cơ quan, đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết công việc. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số chuyên dùng, điều hành tác nghiệp trực tuyến, thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử theo quy định. Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quản lý thông tin kinh tế - xã hội tỉnh và xây dựng nền tảng Chính quyền điện tử. Tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng CNTT trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư trong nước và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển về lĩnh vực CNTT trên địa bàn tỉnh. Tổ chức tập huấn, phổ biến kiến thức về Kiến trúc Chính phủ điện tử, kỹ năng sử dụng, khai thác các hệ thống thông tin dùng chung và công tác bảo đảm an toàn thông tin,... cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT ở các cơ quan, đơn vị. Chú trọng đào tạo, chuyển giao công nghệ mới, mua bán công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ về CNTT trên địa bàn tỉnh.Triển khai nghiêm túc các quy định về an toàn thông tin theo Luật An ninh mạng và các văn bản liên quan. Triển khai hệ thống bảo đảm an toàn thông tin; tăng cường hoạt động đảm bảo an toàn thông tin hệ thống CNTT của tỉnh./.

Tác giả: Kiên Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 5018 | lượt tải:107

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 4676 | lượt tải:111

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 5662 | lượt tải:158

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 5609 | lượt tải:125

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6837 | lượt tải:256
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập63
  • Hôm nay21,170
  • Tháng hiện tại489,680
  • Tháng trước668,260
  • Tổng lượt truy cập34,881,766
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down