Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực kinh tế của tỉnh
Thứ ba - 20/08/2019 03:183.6970
Mục tiêu hướng tới của tỉnh trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện đời sống Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc.
Thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 212-KH/TU, trong đó xác định mục tiêu cụ thể đối với nguồn nhân lực là phấn đấu giảm tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo, xây dựng lực lượng đội ngũ nguồn nhân lực khoa học công nghệ. Đến năm 2025, tỷ lệ lao động qua đào tạo, tập huấn đạt trên 55%; năm 2035 đạt trên 70%. Tỷ trọng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp năm 2025 đạt dưới 63% tổng sổ lao động của cả tỉnh; năm 2035 đạt dưới 44%.
Đối với nguồn vật lực, đến năm 2025 xây dựng, hoàn thiện và cụ thể hoá cơ chế, chính sách trong quản lý khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên và môi trường cấp tỉnh. Tăng cường đầu tư cho điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên và bảo vệ môi trường. Thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên và môi trường; hoàn thành đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất đai; quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ tài nguyên nước. Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường, thực hiện quan trắc hiện trạng môi trường hằng năm; hoàn thành hệ thống xử lý nước thải, rác thải tại các đô thị, các cơ sở y tế,...
Hình thành hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối đồng bộ, đặc biệt là hạ tầng nông thôn, vùng sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung và hạ tầng du lịch. Hoàn thành dứt điểm các công trình có tính cấp bách, trọng tâm, trọng điểm, tạo động lực phát triển hệ thống hạ tầng đô thị mới chia tách, hạ tầng giao thông nông thôn. Đầu tư cải tạo, nâng cấp đảm bảo trên 90% các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi trở lên, 50% mặt đường tỉnh được bê tông thảm nhựa, 55% đường giao thông nông thôn được cứng hoá (riêng tuyến đường đến trung tâm xã cứng hóa 100%); tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97%; đầu tư xây dựng các bệnh viện tuyến tỉnh và bệnh viện tuyến huyện; 100% các trường có đủ phòng học kiên cố.
Đến năm 2035, thực hiện tốt các biện pháp điều tiết thị trường quyền sử dụng đất, bảo đảm trên 71% diện tích đất tự nhiên được đưa vào khai thác, sử dụng. Kiểm soát tình hình ô nhiễm nguồn nước; đảm bảo 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý. Đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu ngành tài nguyên, kết nối thuận tiện, nhanh chóng đến cấp huyện, xã. Tập trung cải tạo, nâng cấp, xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kinh tế - xã hội, kết nối thuận tiện trong tỉnh và với các địa phương lân cận. Đầu tư cải tạo, nâng cấp 100% các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi trở lên, mặt đường được thảm bê tông nhựa và 85% đường giao thông nông thôn được cứng hóa; tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 98%. Đầu tư nâng cấp Bệnh viện đa khoa tỉnh lên quy mô 500 giường bệnh. Tiếp tục đầu tư hạ tầng văn hoá, tăng cường hoạt động xã hội hóa, xây dựng chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn lực tham gia vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
Đối với nguồn tài lực từ ngân sách nhà nước đến năm 2025, tiếp tục bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách địa phương đảm bảo không vượt quá 20% số thu ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; hoàn thành việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu tỷ trọng tổng thu ngân sách trên địa bàn/tổng thu ngân sách địa phương trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đạt trên 35%. Đến năm 2035, thu ngân sách nhà nước về đất đai đạt khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước hằng năm. Phấn đấu tỷ trọng tổng thu ngân sách trên địa bàn/tổng thu ngân sách địa phương trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đạt trên 40%.
Nguồn lực các tổ chức tín dụng phấn đấu đến năm 2025 và những năm tiếp theo nguồn vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đáp ứng 100% nhu cầu của các tổ chức, Nhân dân có nhu cầu vay vốn tín dụng ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động tại địa phương bình quân đạt 6%/năm trở lên, tăng trưởng tín dụng khối ngân hàng thương mại tăng 9%/năm, tỷ lệ nợ xấu nội bảng dưới 2%. Bên cạnh đó, Kế hoạch của Tỉnh ủy cũng xác định các mục tiêu cụ thể đối với nguồn nhân lực, vật lực, tài lực đến năm 2045 cũng như nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đối với từng nguồn lực.
Để đạt được các mục tiêu trên, Tỉnh ủy xác định nhiệm vụ giải pháp chung cần tập trung thực hiện là xây dựng chủ trương, biện pháp điều hành phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, trong đó tập trung bám sát các hướng dẫn của Trung ương, Uỷ ban nhân dân tỉnh và nhu cầu phát triển của các huyện, thành phổ trong quá trình điều hành. Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách trên địa bàn tỉnh để khơi thông, giải phóng tối đa và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực hiện có. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực của tỉnh. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và phát triển bền vững kinh tể của tỉnh. Tiếp tục tập trung thực hiện các nghị quyết, đề án của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành trong giai đoạn 2015-2020. Cơ cấu lại nền kinh tế, các ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu, phát huy lợi thế so sánh và từng bước tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm.
Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2030, định hướng đến năm 2050; quy hoạch đô thị, nông thôn; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các giai đoạn tiếp theo, cụ thể hóa bằng các kế hoạch hằng năm, phải bám sát vào các mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, vật lực, tài lực đã được định hướng như trên nhằm triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng đảm bảo đồng bộ và hiện đại, ưu tiên những công trình, dự án trọng điểm có tác động lan tỏa liên vùng trên địa bàn để tạo điều kiện kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng môi trường pháp lý ổn định, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân đầu tư phát triển. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức. Thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả Trung tâm phục vụ hành chính công. Chủ động nắm bắt cơ hội, tận dụng những thành quả của khoa học và công nghệ để ứng dụng phù hợp vào điều kiện thực tế của tỉnh, nâng cao năng suất, chất lưọng sản phẩm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, hành vi cửa quyền ở các ngành, địa phương góp phần củng cố lòng tin của các nhà đầu tư, doanh nghiệp và Nhân dân.
Nhiệm vụ quan trọng là tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong cấp uỷ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đối với việc sử dụng các nguồn lực tiết kiệm và hiệu quả; đề cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị và Kế hoạch của tỉnh. Cụ thể hóa một số định hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể đảm bảo phù họp với tỉnh hình thực tiễn của tỉnh, của từng ngành, địa phương góp phần quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực trong phát triển kinh tế - xã hội. Quá trình triển khai thực hiện vừa đảm bảo tính thường xuyên, nghiêm túc, vừa gắn với việc xây dựng, thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh trong tầm nhìn dài hạn./.
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế