Đường lên thôn mới Nậm Mạ

Thứ sáu - 20/09/2013 05:01 1.237 0
Thừa hưởng nền tảng hạ tầng cơ bản từ chương trình tái định cư, hướng phát triển kinh tế nông, lâm, ngư nghiệp bền vững, một bộ máy cán bộ tâm huyết và sự nỗ lực, đồng thuận của nhân dân, xã Nậm Mạ, huyện Sìn Hồ đang tiến dần lên nông thôn mới.
Chương trình tái định cư là tiền đề để các bản làng Nậm Mạ có được diện mạo mới
Chương trình tái định cư là tiền đề để các bản làng Nậm Mạ có được diện mạo mới
"Gió mới" đất nghèo

Không phải xã điểm về xây dựng nông thôn mới của huyện Sìn Hồ, song xã Nậm Mạ lại có nhiều thuận lợi và đang là xã dẫn đầu về hoàn thành nhiều tiêu chí nhất và là niềm tự hào của huyện. Câu chuyện về xây dựng nông thôn mới trên xã nghèo Nậm Mạ của ông phó Chủ tịch UBND huyện Lê Thanh Dương dẫn chúng tôi đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Bởi chỉ các đây vài năm thôi, Nậm Mạ còn đầy rẫy khó khăn của một xã nghèo, dân trí thấp và đặc biệt là sự trông chờ, ỷ lại của người dân dẫn đến tỷ lệ đói nghèo cao.



Trở lại Nậm Mạ khi cái nắng hầm hập của ngày hè đeo bám dọc hành trình. Con đường đất xưa lởm chởm đá nay được thay bằng con đường nhựa phẳng lỳ. Dọc hai bên đường từ xã Căn Co về trung tâm xã Nậm Mạ phủ kín màu xanh của những nương ngô vụ hè thu và bạt ngàn rừng cao su. Các bản làng người Thái với những nếp nhà sàn theo lối kiến trúc cổ, mái đá đen và hệ thống giao thông liên bản, nội bản bê tông hóa làm ngỡ ngàng những vị khách sau một thời gian dài gặp lại.

Đón chúng tôi tại trụ sở là Chủ tịch UBND xã Phìn Văn Nhẩu. Vẫn con người, tình cảm cũ, nhưng cái bắt tay thật chặt và cách giao tiếp tự tin trong ngôi nhà 2 tầng khang trang, chúng tôi hiểu phần nào về đổi thay chất lượng cán bộ và niềm tự hào của vị lãnh đạo huyện tâm huyết.
 
4
Trên bến dưới thuyền là điều kiện thuận lợi giúp người dân phát triển giao thông đường thủy và phát triển thêm nghề mới là du lịch sông nước để có thêm việc làm và thu nhập

Cơn gió từ lòng hồ sông Đà thổi vào xua tan đi cái oi bức sau một chặng đường dài mệt mỏi, khiến câu chuyện của Chủ tịch Nhẩu thêm phần sinh động khi đưa chúng tôi hồi tưởng lại về bộ mặt nông thôn của một xã cách đây 5 năm. Ngày đó kinh tế của người dân chủ yếu dựa vào các cây lương thực như lúa, ngô trồng một vụ trên đất nương và một chút nguồn lợi tôm, cá trên dòng suối Nậm Mạ để cải thiện đời sống.
 
Bao năm khó khăn vật lộn, cuộc sống người dân vẫn quanh quẩn đói nghèo. Không ít hộ phải lo ăn từng bữa và trải qua những “mùa đói” giáp hạt kéo dài. Rồi các chính sách từ chương trình tái định cư về với bà con, mang lại niềm vui to lớn. Ngoài việc được tiền hỗ trợ, đền bù, hàng chục hạng mục công trình hạ tầng được đầu tư làm thay đổi diện mạo các bản làng. Rồi các chương trình, dự án về cây trồng, vật nuôi lần lượt được đầu tư, mang lại miếng cơm manh áo và cuộc sống ấm no cho nhà nhà.
 
2
Nghề bốc vác ở bến Nậm Mạ đã mang lại thu nhập ổn định
cho bà con trong xã và các vùng lân cận

Làm sao để khai thác lợi thế sẵn có, giúp người dân phát triển kinh tế - xã hội, đẩy lùi đói nghèo là trăn trở của nhiều cán bộ từng gắn bó, tâm huyết trên vùng đất này. Lãnh đạo địa phương tin tưởng, ấp ủ, hy vọng, bởi trên thực tế hạ tầng tái định cư và tiềm năng lòng hồ là giá trị đích thực của xã mà vẫn chưa được khai thác, phát huy xứng tầm.

Cán bộ, đảng viên làm trước cho hiệu quả, để nhân dân làm theo. Từ mô hình trồng lúa hai vụ, đến thâm canh trên đất bán ngập và khai thác nguồn lợi thủy sản từ lòng hồ… tất cả đã đem lại một nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của các bản làng đã dần đẩy lùi đói nghèo để nhường chỗ cho những hộ giàu và chí ít là no đủ.
1
Tận dụng nguồn nước lòng hồ thủy điện Sơn La, nhiều hộ gia đình
đã mua sắm, đầu tư các trang thiết bị để đánh bắt cá và nuôi cá lồng

Thôn mới đang về

Phải thừa nhận rằng các bản làng Nậm Mạ chuyển mình “thay áo mới” là nhờ chương trình tái định cư. Tuy nhiên sẽ là phiến diện nếu không nhắc đến sự nỗ lực, cố gắng của người dân sau tái định cư, nhất từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Hạ tầng cơ sở chỉ là điều kiện cần, thể hiện vẻ bề ngoài của một vùng nông thôn.
 
“Mục tiêu của chương trình nông thôn mới là làm sao người dân có một cuộc sống và thu nhập ổn định, đời sống văn hóa, tinh thần được nâng lên thì điều đó xã Nậm Mạ đang hội đủ điều kiện để hoàn thành”. Câu nói của một vị lãnh đạo xã Nậm Mạ có lẽ ít ai để ý tới, bởi trước nay không ít cán bộ thuộc Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới các cấp trong tỉnh vẫn nghĩ rằng hạ tầng cơ sở là quan trọng và cũng không ít địa phương chạy theo phong trào, hình thức để rồi khi gặp phải những khó khăn ở các tiêu chí cần kinh phí lại mang ra để “vịn cớ” rằng thiếu tiền.
 
7
Từ vùng bán ngập lòng hồ, nhiều gia đình đầu tư sản xuất và mang lại những “mùa vàng” bội thu

Trên bến, dưới thuyền là tiềm năng, lợi thế của hầu hết các bản của xã Nậm Mạ hiện nay. Từ việc tuyên truyền để người dân hiểu họ chính là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền xã đã vận động người dân mua các phương tiện đánh bắt thủy sản để hành nghề. Trung bình mỗi ngày bà con đánh bắt được từ 4 - 5 tấn cá, tôm, sử dụng trong sinh hoạt, cải thiện đời sống và bán ra ngoài.

Cũng từ lòng hồ, hầu hết diện tích ruộng của bà con trước đây bị ngập đều được tái sản xuất, cho những vụ ngô, hoa màu bội thu bởi lớp phù sa lắng đọng khi nước rút. Lòng hồ mùa nước nổi, đã giúp không ít gia đình có nguồn thu nhập ổn định từ việc chuyên chở khách bằng thuyền máy đi các xã lân cận. Nậm Mạ cũng hội đủ tiềm năng du lịch sông nước, bởi đồng bào Thái ở các bản làng nơi đây vẫn giữ gìn và bảo tồn nguyên vẹn các giá văn hóa vật thể và phi vật thể của dân tộc mình.
 
9
Bình yên trên bến đò Nậm Mạ

Từ khi chủ trương trồng và phát triển cây cao su của tỉnh về xã Nậm Mạ đã nhận được rất nhiều sự kỳ vọng của cấp ủy, chính quyền địa phương. Đến nay trên địa bàn người dân đã ủng hộ và giao đất trồng được gần 1.000ha cây cao su. Hơn 100 lao động địa phương đã “chia tay” với tập quán canh tác cũ để tiếp cận cách trồng cây mới, trở thành công nhân cao su và có mức lương thu nhập ổn định từ 3 - 4 triệu đồng/tháng.

Đến Nậm Mạ những ngày này, nơi đâu cũng bắt gặp sự tất bật, rộn rã. Từ các cụ già đến cán bộ và học sinh… tất thảy đều tỏ rõ quyết tâm đóng góp công sức của mình xây dựng quê hương giàu đẹp. Trên bến cá của bản, ông Lò Văn Nguyễn - Trưởng bản Nậm Mạ II vui mừng khi vừa cất xong mẻ vó được đầy gùi cá. Ông Nguyễn cho biết, khi chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động bà con chung sức xây dựng nông thôn mới, bản đã tổ chức họp để bà con trao đổi, bàn bạc thực hiện. Hiểu rõ đây là chủ trương làm cho mình hưởng nên 58 hộ trong bản đã nhiệt tình hưởng ứng. Từ đó mỗi khi có việc gì cần đến sức dân, bà con sẵn sang tham gia. Nhà nhà hăng say lao động sản xuất, tăng thu nhập, đẩy lùi đói nghèo. Đến nay trong bản không còn hộ đói, hộ nghèo cũng chỉ còn vài ba nhà.

Dù dẫn đầu huyện khi đạt được 10/19 tiêu chí về chương trình xây dựng nông thôn mới, song cấp ủy, chính quyền xã Nậm Mạ cũng đã thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nhất là các tiêu chí về vệ sinh môi trường, chợ nông thôn, cơ cấu lao động… Với sự nỗ lực, đồng thuận, quyết tâm cao, đặc biệt là tâm huyết của đại bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, người dân Nậm Mạ nhất định sẽ hiện thực hóa được ước mơ xây dựng xây dựng nông thôn mới.

Tác giả: Tây Bắc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số: 47/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu đo đạc và bản đồ

lượt xem: 4239 | lượt tải:94

Số: 46/2024/TT-BTC

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thôngt ư số 19/2021/TT-BTC ngày 18/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

lượt xem: 3889 | lượt tải:99

Số: 72/2024/NĐ-CP

Nghị định Quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 142/2024/QH15 ngày 29 tháng 6 năm 2024 của Quốc hội

lượt xem: 4857 | lượt tải:133

Số: 43/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu một số khoản phí, lệ phí nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

lượt xem: 4810 | lượt tải:111

Số: 54/2024/NĐ-CP

Nghị dịnh Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước

lượt xem: 6024 | lượt tải:237
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập100
  • Hôm nay21,824
  • Tháng hiện tại560,634
  • Tháng trước822,061
  • Tổng lượt truy cập34,284,460
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down