Tiếp tục quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư; Chỉ thị số 07-CT/TW ngày 23/11/1996 về tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/3/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật lao động giai đoạn II (2013-2016) của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản liên quan khác về pháp luật, chính sách lao động; gắn với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp của tỉnh nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm đối với việc xây dựng đội ngũ công nhân thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Cần phải có nhiều hình thức phong phú và đa dạng để thực hiện Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động và pháp luật có liên quan cho người sử dụng lao động, người lao động trong các loại hình doanh nghiệp giai đoạn II một cách hiệu quả, đặc biệt tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật phải đi đôi với theo dõi thi hành pháp luật.
Ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp trên địa bàn thu hút được nhiều lao động, thường xuyên cải thiện điều kiện làm việc và môi trường làm việc lành mạnh cho người lao động. Thực hiện các biện pháp phù hợp để tăng cường thu hút, đẩy nhanh giải ngân các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; rà soát, xây dựng lại danh mục kêu gọi đầu tư FDI theo hướng không dàn trải, tập trung vào một số ngành theo mục tiêu phát triển, xây dựng đề án về thu hút đầu tư có chọn lọc. Đẩy mạnh việc đào tạo nghề và cung ứng nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp; triển khai hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài về nhân lực, chuyển giao công nghệ. Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp về tiền thuê đất hàng năm, xem xét điều chỉnh giảm đơn giá thuê đất trong giới hạn khuôn khổ pháp luật.
Kiện toàn và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác quản lý lao động cấp tỉnh, huyện (đặc biệt là đội ngũ thanh tra lao động và cán bộ quản lý lao động cấp huyện). Tăng cường công tác quản lý lao động; thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động trong các doanh nghiệp. Thành lập, bồi dưỡng nâng cao ý thức trách nhiệm, kỹ năng của đội ngũ hòa giải viên lao động cấp huyện, chủ động kịp thời giải quyết có hiệu quả các vụ tranh chấp lao động và đình công phát sinh trong doanh nghiệp, nhằm tạo dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Nắm vững tâm tư, nguyện vọng của công nhân lao động để chủ động đề xuất, kiến nghị với chủ doanh nghiệp và các cơ quan chức năng nhằm hạn chế và giải quyết kịp thời tranh chấp lao động, đình công tự phát, đảm bảo hài hòa lợi ích ba bên (giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước);
Tăng cường sự tham gia, phối kết hợp giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện nội dung xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Ảnh Tây Bắc: Người lao động và công nhân Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thành lập và gia nhập tổ chức Đảng, công đoàn trong các doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI có đủ điều kiện thành lập công đoàn. Chỉ đạo các cấp công đoàn trong doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch đối thoại, thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động theo quy định của pháp luật(Tổng hợp từ báo cáo Tỉnh uỷ)./.