Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Thứ sáu - 03/03/2017 02:06 2.229 0
Tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề rất lớn, gây bức xúc, lo lắng toàn xã hội. Trên cơ sở kết quả sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, ngày 19/01/2017 Ban Bí thư khóa XII ban hành Kết luận về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 08 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
Hãy luôn là người thông thái khi tự chọn cho mình thực phẩm an toàn (ảnh minh họa)
Hãy luôn là người thông thái khi tự chọn cho mình thực phẩm an toàn (ảnh minh họa)
Trên cơ sở những đánh giá sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 08, với những kết quả quan trọng bước đầu đã đạt được như: Nhận thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về an toàn thực phẩm đã chuyển biến mạnh. Công tác quản lý nhà nước và bảo đảm an toàn thực phẩm có tiến bộ. Đã hình thành một số mô hình sản xuất, chế biến thực phẩm an toàn; một số doanh nghiệp lớn đầu tư sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn. Nhiều hàng hóa thực phẩm sản xuất trong nước đạt chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. Ban Bí thư cũng cho rằng tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề rất lớn, gây bức xúc, lo lắng toàn xã hội, là nguy cơ nghiêm trọng hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn sinh mạng của từng người dân, đến giống nòi dân tộc và sự phát triển bền vững của đất nước. Thực tế thời gian gần đây các vụ sản xuất, chế biến thực phẩm mất vệ sinh, không an toàn; các vụ mua bán, vận chuyển trái phép thực phẩm không rõ nguồn gốc, kém chất lượng bị các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý; đặc biệt là một số vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng với nhiều người bị ảnh hưởng đã xảy ra ở một số nơi trong toàn quốc được hệ thống thông tin truyền thông phản ánh cho thấy rõ điều đó. Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật. Một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không chính xác, thiếu căn cứ khoa học, tác động rất tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của Nhân dân về thực phẩm an toàn ở nước ta. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, song Ban Bí thư chỉ rõ một số nguyên nhân chủ yếu là: do một số cấp ủy, tổ chức đảng chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo bảo đảm an toàn thực phẩm. Thể chế chính sách về bảo đảm an toàn thực phẩm chưa phù hợp, thiếu đồng bộ, chế tài chưa đủ sức răn đe, ngăn ngừa có hiệu quả vi phạm về an toàn thực phẩm, nhất là chưa chú ý xem xét, xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm để xảy ra vi phạm.

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên, bảo đảm an toàn thực phẩm trong thời gian tới, phấn đấu sớm đạt mục tiêu: Tất cả thực phẩm được sản xuất, kinh doanh, lưu thông và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam đều là thực phẩm an toàn, Ban Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân các cấp tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 08; đồng thời, thực hiện tốt 5 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Trong đó, nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ nhất xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền từ Trung ương đến cơ sở phải kiên trì lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Toàn hệ thống chính trị và toàn dân, nhất là đội ngũ doanh nhân và từng hộ gia đình, từng người dân cần chủ động, sáng tạo, tích cực thực hiện. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp chụi trách nhiệm lãnh đạo bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn; phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các phương tiện truyền thông để bảo đảm an toàn thực phẩm ở tất cả các khâu từ sản xuất, kinh doanh, chế biến đến tiêu dùng. Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thì hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm của nước ta khá đầy đủ, bên cạnh những địa phương thực hiện rất tốt, cũng còn địa phương thực hiện chưa tốt, nhất là việc kiểm tra, kiểm soát các khâu sản xuất, chế biến, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chưa chặt chẽ dẫn đến các vụ ngộ độc ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều người ở một số địa phương thời gian vừa qua. Vì vậy, cần phải phân định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các khâu trong sản xuất và kinh doanh để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ hai, Ban Bí thư yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục. Trong đó, xác định cần phát huy mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể nhân dân, hệ thống thông tin truyền thông đại chúng từ trung ương đến địa phương. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của Nhân dân về an toàn thực phẩm, về các chủ trương, chính sách, pháp luật và những kiến thức cần thiết về an toàn thực phẩm; khơi dậy và phát huy tính trung thực, đạo đức kinh doanh, ý thức trách nhiệm vì cộng đồng của từng doanh nghiệp, doanh nhân, từng gia đình và người dân để đảm bảo an toàn thực phẩm. Đồng thời, Ban Bí thư cũng yêu cầu cần xử lý nghiêm minh theo pháp luật những tổ chức, cá nhân đưa tin sai sự thật, không chính xác về an toàn thực phẩm, tác động tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh và niềm tin của Nhân dân về thực phẩm an toàn ở nước ta.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, kiểm soát chặt chẽ hóa chất bảo vệ thực phẩm, các chất cấm trong sản xuất thực phẩm và thực phẩm nhập khẩu vào nước ta. Trong nhóm nhiệm vụ, giải pháp thứ ba Ban Bí thư xác định cần tăng cường, mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết là với các nước láng giềng trong thực hiện nhiệm vụ này. Đẩy mạnh việc ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế về công nhận lẫn nhau trong lĩnh vực thực phẩm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa thực phẩm Việt Nam vào các nước có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật cao.
 
9 2 17
Vì sức khỏe của cộng đồng, không dùng các chất cấm trong chăn nuôi và kinh doanh, chế biến thực phẩm

Nhằm tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, được xác định trong nhóm nhiệm vụ giải pháp thứ 4 và thứ 5. Ban Bí thư giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo sớm tổng kết việc thi hành Luật An toàn thực phẩm để trình Quốc hội sửa đổi, ban hành Luật mới cho phù hợp; chỉ đạo hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp; hoàn thiện bộ tiêu chuẩn quốc gia về an toàn thực phẩm theo tiêu chí tiên tiến thể giới. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm cung cấp thông tin để công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng; bồi dưỡng nâng cao năng lực, phẩm chất và trách nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật khuyến khích phát triển nền nông nghiệp hữu cơ, xanh, sạch; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống cung cấp thực phẩm an toàn.

An toàn thực phẩm có tầm quan trọng sống còn đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển của đất nước. Để thực hiện có hiệu quả Kết luận số 11-KL/TW của Ban Bí thư khóa XII trên địa bàn tỉnh Lai Châu, rất cần có sự vào cuộc kiên quyết, kiên trì của các cấp ủy đảng và cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Bảo đảm an toàn thực phẩm là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vừa cấp bách, vừa lâu dài của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, là chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm ở các cấp. Căn cứ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp của Kết luận và điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị, cấp ủy, chính quyền các cấp cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vấn đề an toàn thực phẩm, phòng chống có hiệu quả hàng giả, kém chất lượng, thực phẩm không rõ nguồn gốc; phát huy tốt vai trò trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác này; phân định rõ trách nhiệm của các ngành chức năng địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đồng bộ; phát huy tốt việc tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; chú trọng tuyên truyền trực quan (băng zôn, khẩu hiệu, hình ảnh...), tuyên truyền miệng trong đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng cao, biên giới. Qua đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, tích cực, chủ động tham gia bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh./.

Tác giả: Thanh Sơn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Văn bản mới

Số 477/CT-UBND

Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2024

lượt xem: 1526 | lượt tải:64

Số: 07/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp phí thẩm định cấp giấy phép hoặc văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam

lượt xem: 2198 | lượt tải:727

Số: 08/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép nhận chìm ở biển

lượt xem: 2255 | lượt tải:269

Số: 09/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp

lượt xem: 2409 | lượt tải:302

Số 10/2024/TT-BTC

Thông tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản

lượt xem: 1687 | lượt tải:264
  • Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V (2020-2025)

    Trong 2 ngày (27-28/7/2020) Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ V...

hienphapvn
  • Đang truy cập85
  • Hôm nay24,730
  • Tháng hiện tại836,633
  • Tháng trước1,034,478
  • Tổng lượt truy cập27,730,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
top
down